Thiếu vốn vay và nguy cơ bùng phát tín dụng đen

Thứ hai, 18/03/2019 08:42 AM - 0 Trả lời

(CLO) Kết quả điều tra của Ngân hàng thế giới từng chỉ ra, có 20,9% người tham gia trả lời khảo sát cho biết không thể tiếp cận bất cứ hình thức tín dụng nào khi có các nhu cầu tài chính khẩn cấp. Việc thiếu hụt các khoản vay có giá trị nhỏ đã khiến cho tín dụng đen tồn tại và phát triển.

Chưa đáp ứng được vay nhỏ, vay cấp bách

Nhiều khoản vay nhỏ vay nóng chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng tiêu dùng của người dân (Ảnh TL)

Nhiều khoản vay nhỏ vay nóng chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng tiêu dùng của người dân (Ảnh TL)

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, mức độ tiếp cận tín dụng của người dân tại các tổ chức tài chính thức như là tổ chức tín dụng hiện còn hạn chế. Cụ thể theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam gần đây cho thấy, vẫn có 20,9% người tham gia cuộc khảo sát cho biết không thể tiếp cận bất cứ hình thức tín dụng nào khi có các nhu cầu tài chính khẩn cấp. Tỷ lệ này ở nhóm nữ giới là 23,4%, người nghèo là 30,9%, người trẻ tuổi là 24,1%, và đối với nhóm khách hàng ở khu vực nông thôn là 24,4%.

Cũng theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện thị trường thiếu hụt nguồn cung đối với các khoản vay có giá trị nhỏ với tổng giá trị khoảng 50 triệu đồng.  Trong khi hộ gia đình là thành phần rất quan trọng trong nền kinh tế bởi vừa là bên cung cấp vừa là bên sử dụng vốn. Trong khi đó, thị trường vốn chính thức chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường và các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các khoản vay nhỏ.

Một khảo sát mới đây cũng cho thấy, 47% người Việt có tham gia vay tiền nhưng chỉ có 18,5% là vay từ tổ chức tín dụng (TCTD), ngoài ra là vay từ người thân, bạn bè hoặc "tín dụng đen". Một trong những lý do mà nhiều người Việt trẻ ngại vay từ ngân hàng vì điều kiện cho vay chặt chẽ, yêu cầu nhiều giấy tờ chứng minh, thủ tục thẩm định lâu, cần tài sản thế chấp. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, nhất là đối với thị trường nông thôn, vùng ven, với 60 triệu dân vẫn còn đang bị bỏ ngỏ do các TCTD chưa có nhiều cơ hội tiếp cận.

Có thể thấy rằng, việc tín dụng đen bùng phát mạnh mẽ ở nước ta đang phản ánh nhu cầu về các khoản vay nhỏ, cấp bách của người dân rất lớn trong khi các khoản cho vay truyền thống chưa đáp ứng được các nhu cầu này.

Phát triển tín dụng tiêu dùng để đẩy lùi tín dụng đen

Cần phát triển mạnh tín dụng tiêu dung để ngăn chặn “tín dụng đen” (Ảnh TL)

Cần phát triển mạnh tín dụng tiêu dung để ngăn chặn “tín dụng đen” (Ảnh TL)

Phần lớn các chuyên gia cho rằng giải pháp tốt nhất để đẩy lùi tệ nạn "tín dụng đen" là phát triển tín dụng tiêu dùng (TDTD). Tuy nhiên, để TDTD phát triển và hiệu quả thì cần hoàn thiện nhiều yếu tố, không chỉ hành lang pháp lý mà còn là sự quyết tâm, vào cuộc và tăng cường truyền thông tới người dân.

Theo Công ty luật BASICO cho rằng, cần cấp phép thành lập mới các tổ chức tài chính, tín dụng để tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây là nhu cầu thiết thực với sự sẵn sàng tham gia thị trường nhiều tổ chức định chế tài chính trong và ngoài nước.

Vụ Kinh tế tổng hợp (Ban Kinh tế Trung ương) đề xuất cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động tín dụng, ngân hàng. Cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay. Đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng, các gói tín dụng hỗ trợ phù hợp với từng phân khúc, đối tượng khách hàng.

Bên cạnh đó mở rộng mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng ở những địa bàn có mạng lưới hoạt động ngân hàng chưa tương xứng với nhu cầu tiếp cận tín dụng, dịch vụ ngân hàng của người dân, nhất là những địa bàn đang là điểm nóng về tín dụng đen hiện nay để tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích ngân hàng thương mại phát triển mô hình ngân hàng lưu động ở những vùng khó khăn, không có điều kiện thành lập chi nhánh, phòng giao dịch.

Nên phát triển TDTD để đẩy lùi tín dụng đen là một trong những mấu chốt được đưa ra trong thời gian gần đây. Hiện nay tỷ trọng tín dụng tiêu dùng đã cao hơn 25% GDP, do đó các rủi ro vĩ mô, rủi ro hệ thống có thể gây ra những tổn thất lớn cho nền kinh tế và bản thân hệ thống các TDTD. Do đó, cần phải có một hệ thống cảnh báo, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với sự phát triển của tín dụng tiêu dùng để đảm bảo ngăn ngừa các rủi có thể xảy ra. 

Đoàn Thúy

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm