Xung đột Armenia - Azerbaijan:

Thổ Nhĩ Kỳ thách thức Nga, báo trước một tháng 10 đẫm máu

Thứ bảy, 17/10/2020 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc các lực lượng Azerbaijan do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn phá vỡ lệnh ngừng bắn do Nga làm trung gian ở Nagorno-Karabakh vào cuối tuần vừa qua, đánh dấu một hành động nghiêm trọng, đồng thời dự báo một tháng 10 đẫm máu.

Nga- Tho
Bài liên quan

Có thể nói, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ sự công khai hỗ trợ đối với Azerbaijan trong cuộc chiến tranh nhằm chiếm lại vùng đất Nagorno-Karabakh do đa số người Armenia sinh sống và quản lý, Nga bị cho là chưa chuẩn bị cho một thách thức như vậy đối với quyền lực và vị thế ở ngay ‘sân sau’ của mình.

Azerbaijan bất ngờ phát động tấn công quân sự vào ngày 27 tháng 9, chỉ vài ngày trước khi thỏa thuận ngừng bắn dường như mất kiểm soát. Mặc dù cuộc tiến công mở màn giành được một số kết quả ban đầu, nhưng cuộc tấn công trên bộ của Azerbaijan đã bị cản trở bởi địa hình đầy hiểm trở và lợi thế phòng thủ trong địa hình đồi núi của những người lính ở Karabakh.

Các lực lượng Azerbaijan đã phải vật lộn để duy trì các nỗ lực chiếm giữ và bảo đảm nhiều lãnh thổ hơn, với sự gia tăng đáng kể việc sử dụng máy bay không người lái của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Bước ngoặt đến với sự thay đổi trong chiến thuật, ít dựa vào một cuộc tiến công mặt đất chính xác mà thay vào đó sử dụng các cuộc tấn công bằng pháo và tên lửa bừa bãi hơn vào các thành phố và thị trấn của Karabakh.

Điều này dẫn đến thương vong và thiệt hại dân sự cao hơn nhiều, nhưng nó cũng gây ra sát thương đáng kể cho phía Nagorno-Karabakh và Armenia.

Trong bối cảnh thiệt hại về nhân lực ngày càng tăng và sự phá hủy hàng loạt thiết bị của cả hai bên, dường như chỉ có một cơ hội ngắn ngủi để đạt được một lệnh ngừng bắn rất cần thiết.

Nga vào cuộc, làm trung gian hòa bình

Vào đêm 8/10, Tổng thống Nga Putin đã nói chuyện với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và đảm bảo sự đồng ý cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa các ngoại trưởng của họ vào ngày hôm sau tại Moscow.

Cùng với Pháp và Hoa Kỳ, Nga là một trong những quốc gia đồng chủ trì của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) “Nhóm Minsk”, tổ chức được trao quyền hòa giải xung đột ở Karabakh.

Cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Jeyhun Bayramov và người đồng cấp Armenia Zohrab Mnatsakanyan diễn ra tại Moscow vào ngày 9 tháng 10, với mục đích mở đường cho “hành động nhân đạo”.

Sau cuộc họp kéo dài 10 tiếng đầy căng thẳng do Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov chủ trì, các quan chức Armenia và Azerbaijan đã chấp nhận chấm dứt các hành vi thù địch sẽ có hiệu lực vào trưa ngày 10 tháng 10.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và hai người đồng cấp bên phía Armenia và Azerbaijan tại cuộc gặp ba bên, đàm phán thỏa thuận ngừng bắn ngày 9/10 - Ảnh: TASS

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và hai người đồng cấp bên phía Armenia và Azerbaijan tại cuộc gặp ba bên, đàm phán thỏa thuận ngừng bắn ngày 9/10 - Ảnh: TASS

Mặc dù không phải là một lệnh ngừng bắn chính thức, nhưng thỏa thuận ngừng bắn là một bước đột phá quan trọng. Đây cũng là một bước đột phá đối với Nga, như một cách để khẳng định lại quyền kiểm soát và làm chủ tình hình trong khi gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi tiến trình ngoại giao.

Là một phần của thỏa thuận, các bộ trưởng Armenia và Azerbaijan đã đồng ý cam kết bốn điều khoản. Đầu tiên, hai bên chấp nhận các điều khoản trong đề xuất của Nga về việc chấm dứt các hành động thù địch, cho phép trao đổi tù binh chiến tranh và tìm kiếm hài cốt của những người lính đã ngã xuống trên chiến trường, được tạo điều kiện bởi Ủy ban Đỏ quốc tế - bên thứ ba đáng tin cậy duy nhất tham gia vào khu vực xung đột.

Thời gian ngừng bắn sau các hoạt động chiến đấu vì lý do nhân đạo là điểm thỏa thuận dễ dàng nhất, vì mỗi bên đều lo lắng thể hiện mong muốn thu hồi thi thể người chết và trao đổi tù nhân. Hơn nữa, trong một cuộc chiến căng thẳng, việc từ chối một động thái nhân đạo như vậy sẽ là vô trách nhiệm.

Biện pháp thứ hai là cam kết tổ chức các cuộc đàm phán thêm về “các thông số cụ thể” của lệnh ngừng bắn, mặc dù không có thời hạn hoặc khung thời gian rõ ràng. Đối với phía Karabakh-Armenia, ngôn ngữ yếu ớt và các điều khoản tham chiếu mơ hồ về lệnh ngừng bắn là một điều đáng thất vọng.

Vấn đề này cũng bộc lộ sự chia rẽ ngày càng lớn về mặt ngoại giao, vì Azerbaijan mong muốn tiếp tục chiến dịch quân sự của họ với hy vọng thu được những lợi ích đáng kể về lãnh thổ, trong khi chính quyền Armenia và Karabakh khẩn trương yêu cầu ngừng bắn hoàn toàn và ngay lập tức sau khi chịu tổn thất khá lớn.

Điểm thứ ba và thứ tư của thỏa thuận đề cập đến sự cần thiết phải quay lại “các cuộc đàm phán thực chất” và tái khẳng định tính ưu việt của mô hình hòa giải hiện có của OSCE. Tuy nhiên, cuộc chiến chỉ kéo dài hai tuần đã cho thấy quá rõ ràng sự sụp đổ của ngoại giao.

Sự thất vọng vì thiếu tiến bộ từ tiến trình hòa bình là một yếu tố chính thúc đẩy Azerbaijan tiến hành chiến tranh.

Thay đổi cán cân

Bất chấp sự thúc đẩy về ngoại giao của Nga, việc chấm dứt thỏa thuận thù địch xuất phát từ hội nghị thượng đỉnh ở Moscow kéo dài không quá ba giờ.

Đến chiều ngày 10 tháng 10, các lực lượng Azerbaijan tiếp tục các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của họ ở các khu vực ở phía bắc và tây nam của Karabakh, với ý định đẩy mạnh và tăng cường tiêu diệt các đơn vị thiết giáp và cơ sở phòng không sâu hơn trong Karabakh.

Ngoài quyết định từ chối ngừng bắn của Azerbaijan, trở ngại đáng kể hơn đối với nỗ lực của Moscow đến từ quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thách thức Nga bằng cách “kêu gọi” từ chối lệnh ngừng bắn.

Sự ủng hộ mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ vào xung đột giữa Armenia và Azerbaijan khiến tình hình trở nên phức tạp và Nga cần phải có những bước đi cụ thể và quyết liệt hơn để lập lại trật tự trong khu vực - Ảnh: AP

Sự ủng hộ mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ vào xung đột giữa Armenia và Azerbaijan khiến tình hình trở nên phức tạp và Nga cần phải có những bước đi cụ thể và quyết liệt hơn để lập lại trật tự trong khu vực - Ảnh: AP

Nhìn lại cơ hội đã mất đó, rõ ràng là Azerbaijan không bao giờ quan tâm hoặc cam kết với bất cứ điều gì đối với một thỏa thuận tạm thời ngừng bắn.

Thỏa thuận đã bị hủy bỏ ngay từ đầu vì một số lý do. Thứ nhất, việc thiếu bất kỳ yếu tố ràng buộc nào của hiệp định chỉ làm trầm trọng thêm sự tồn tại của sự bất công bằng và bất cân xứng về dự báo quyền lực và thống trị chiến trường.

Yếu tố thứ hai xuất phát từ thực tế rằng, có rất ít đòn bẩy và thậm chí ít sức mạnh trừng phạt đằng sau nỗ lực của Nga, để bắt nạt các bên tham chiến chuyển hướng từ thái độ thù địch mới sang bất kỳ chính sách ngoại giao mới nào. Cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Azerbaijan từ Nga sẽ bị trừng phạt.

Đây là một yếu tố đặc biệt quan trọng dẫn đến thất bại trong việc thuyết phục Azerbaijan ngừng tấn công quân sự. Bằng cách để Armenia trở nên dễ bị tổn thương hơn khi là bên duy nhất tìm kiếm một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, nỗ lực này của Nga được cho là mới chỉ thành công một nửa.

Dựa vào hành động vô tội vạ và không thể đe dọa Azerbaijan, hoặc quốc gia bảo trợ của họ là Thổ Nhĩ Kỳ, điều này dẫn đến một cuộc hoán đổi quyền lực, được xác định bởi một xu hướng sâu hơn của sự thay đổi cán cân quyền lực, với một Thổ Nhĩ Kỳ đang hồi sinh trao quyền cho một Azerbaijan quá tự tin để thúc đẩy cuộc chiến.

Điều đó đã chuyển thành quy mô ngày càng rộng của các cuộc không kích của Azerbaijan, từ các cuộc tấn công sử dụng máy bay không người lái cấp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, đến các phi vụ máy bay chiến đấu F-16 do Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ và các cuộc tuần tra trên không.

Sự nhấn mạnh mới này về sức mạnh không quân có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với nhịp độ hoạt động tăng cao của các cuộc tấn công và chiến đấu, mà còn liên quan đến việc Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường sức mạnh vào khu vực hoạt động trực tiếp, thách thức và nhắm vào khả năng phòng không của Nga.

Từ góc độ đối đầu lờ mờ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, rõ ràng là Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cam kết tiếp tục chiến tranh. Với không gian chiến đấu được mở rộng để triển khai sức mạnh và khí tài chưa từng có, tháng 10 sẽ còn đẫm máu và chết chóc hơn nếu cuộc chiến “được phép” tiếp tục.

Để ngăn chặn “tháng 10 đẫm máu”, biện pháp ngăn chặn thực tế duy nhất đối với “nguyện vọng” của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan chỉ có thể đến từ Tổng thống Putin. Trong bối cảnh Nga một lần nữa có thể sẽ lại “mất bạn”, như buộc phải làm ở Gruzia, Ukraine và những nơi khác, cơ hội thực sự duy nhất để trở lại ổn định và giữ an ninh khu vực là một quyết định cứng rắn của nhà lãnh đạo Nga.

Phan Nguyên

Tags:

Tin khác

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

(CLO) Trong vòng 6 năm, Slovakia đã chứng kiến 2 vụ ám sát gây chấn động. Năm 2018, nhà báo điều tra Ján Kuciak phải trả giá bằng mạng sống vì công việc. Đến hôm qua, Thủ tướng Robert Fico cũng đã bị ám sát khi đang làm công việc của mình. Hai vụ việc nhưng làm nổi bật một vấn đề: Sự phân cực sâu sắc ở Slovakia.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế