Thỏa thuận quân sự Philippines - Mỹ bị hủy

Thứ năm, 13/02/2020 10:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Philippines đã gửi thông báo rút khỏi Thỏa thuận Các lực lượng Viếng thăm (VFA) đến Đại sứ quán Mỹ.

Lính Philippines diễn tập với binh sĩ Mỹ đầu năm 2019. Ảnh: USMC.

Lính Philippines diễn tập với binh sĩ Mỹ đầu năm 2019. Ảnh: USMC.

Quyết định rút khỏi thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ đồn trú luân phiên tại Philippines đã được Salvador Panelo, người phát ngôn Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khẳng định tại buổi họp báo ở Manila: "Đã đến lúc chúng ta tự lo cho mình. Chúng ta sẽ tự củng cố năng lực phòng thủ và không dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác".

Việc chấm dứt thỏa thuận VFA sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày 11/2. Tuy nhiên, ông Salvador Panelo cho biết thêm: "Tổng thống sẽ không xem xét những đề xuất của Washington nhằm cứu vãn VFA, cũng như không nhận lời mời thăm chính thức đến Mỹ".

VFA được hai nước ký năm 1998. VFA cho phép tàu chiến, máy bay và binh lính Mỹ luân phiên đồn trú tại Philippines. Thỏa thuận cũng cho phép quân đội Mỹ được miễn trừ truy tố bởi những cơ quan chức năng địa phương đối với một số hành vi vi phạm pháp luật Philippines.

Quân đội Mỹ tham gia đợt tập trận đổ bộ bắn đạn thật (PHIBLEX) tại Philippines được hai nước tổ chức thường niên. Ảnh: Reuters.

Quân đội Mỹ tham gia đợt tập trận đổ bộ bắn đạn thật (PHIBLEX) tại Philippines được hai nước tổ chức thường niên. Ảnh: Reuters.

Lầu Năm Góc nhận định việc Philippines hủy thỏa thuận quân sự kéo dài 22 năm qua giữa hai nước là quyết định "đáng tiếc". Quyết định hủy bỏ VFA được đưa ra sau khi Mỹ thu hồi visa của một cựu quan chức Philippines - người dẫn đầu chiến dịch chống ma túy của Tổng thống Duterte. 

Ông Jay Batongbacal - Giám đốc Viện Hàng hải và Luật Biển thuộc Đại học Philippines, khẳng định VFA là công cụ hiệu quả giúp Philippines kiềm chế được các hành động khiêu khích của Trung Quốc trên thực địa, trong đó có bãi cạn Scarborough đang tranh chấp. 

Lực lượng Mỹ-Philippines diễn tập đổ bộ bờ biển tại tỉnh Zambales (Philippines) hồi tháng 10-2018. Ảnh: AFP

Lực lượng Mỹ-Philippines diễn tập đổ bộ bờ biển tại tỉnh Zambales (Philippines) hồi tháng 10-2018. Ảnh: AFP

Trước đó, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. cảnh báo việc hủy VFA sẽ gây tổn hại đến an ninh của Philippines và gia tăng tình trạng căng thẳng ở Biển Đông. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte vẫn quyết liệt thúc đẩy việc rút khỏi thỏa thuận quân sự và cáo buộc Mỹ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Philippines.

Vân Trần (theo Reteurs)

Tin khác

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

(CLO) Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm thứ Tư (24/4) cho biết rằng ông sẽ tạm dừng công vụ và đang xem xét khả năng từ chức, sau khi tòa án mở cuộc điều tra đối với vợ ông.

Thế giới 24h
Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

(CLO) Ukraine đã bắt đầu sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp trong những tuần qua, để tấn công một sân bay quân sự của Nga ở Crimea vào tuần trước và một số khu vực do Nga sáp nhập khác, theo các quan chức Mỹ cho biết vào thứ Tư.

Thế giới 24h
Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

(CLO) Châu Âu đang trải qua một đợt thời tiết bất thường với bụi mù sa mạc Sahara bao phủ Hy Lạp và tuyết đang rơi dày đặc ở Phần Lan dù thời tiết đang dần chuyển sang mùa hè.

Thế giới 24h
Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

(CLO) Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư (24/4) đã ký các dự luật quan trọng vừa được lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ thông qua, gồm gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine và một kế hoạch cấm TikTok.

Thế giới 24h
Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

(CLO) Các quốc gia đang nỗ lực tiến tới hiệp ước nhựa toàn cầu mang tính lịch sử trong hội nghị thượng đỉnh tại Ottawa (Canada) vào tuần này, nhưng cũng chia rẽ sâu sắc trong các cuộc đàm phán về những gì nên đặt ra trong hiệp ước.

Thế giới 24h