Thoái vốn, CPH doanh nghiệp Nhà nước còn chậm, cần nhiều thời gian

Thứ hai, 05/08/2019 21:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 5/8/2019, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề về "Kết quả thoái vốn, cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 6 tháng đầu năm 2019, nội dung cơ bản chuyển đơn vị sự nghiệp công thành công ty cổ phần". Theo đại diện Bộ Tài chính, quá trình này vẫn diễn ra chậm và cần nhiều thời gian.

Thoái vốn còn chậm

Cục tài chính doanh nghiệp (Bộ tài chính) trả lời báo chí tại buổi họp báo. Ảnh: Lương Minh

Cục tài chính doanh nghiệp (Bộ tài chính) trả lời báo chí tại buổi họp báo. Ảnh: Lương Minh

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2019, Bộ đã chuyển 30.000 tỷ đồng từ Qũy vào ngân sách Nhà nước (NSNN). Theo đó, số còn phải chuyển về NSNN trong năm 2019 là 20.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc Hội.

Về tình hình đăng ký, giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngày 15/8/2017 Bộ Tài chính đã công khai danh sách 747 doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đăng ký giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên đến hết quý II/2019, theo rà soát của Bộ Tài chính vẫn còn 622 doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Đồng thời, trong 6 tháng đầu năm nay, Bộ Tài chính đã tiếp tục rà soát, bổ sung thêm 158 doanh nghiệp vào danh sách các doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Theo đó, đến nay con số doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán là 780 doanh nghiệp. Đây là con số khá lớn, đặt gánh nặng cho quá trình cổ phần hóa của các DNNN.

Bên cạnh đó việc bàn giao các doanh nghiệp có vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) diễn ra tương đối chậm. Theo quyết định số 1232/QĐ-TTg, giai đoạn 2017 - 2020 các bộ, ngành, địa phương phải chuyển giao về SCIC là 62 doanh nghiệp. 

Tuy nhiên tính đến hết năm 2018, các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành chuyển giao 30/62 doanh nghiệp với tổng số vốn nhà nước là 4.069 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2019, mới có 2 doanh nghiệp được bàn giao quyền đại diện chủ sổ hữu vốn nhà nước về SCIC. Theo đó, số doanh nghiệp chưa chuyển giao từ nay đến 2020 còn 29 doanh nghiệp với tổn số vốn nhà nước là 630 tỷ đồng.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đã thẳng thắn chỉ ra các tồn tại, hạn chế của quá trình thoái vốn, cổ phần hóa DNNN 6 tháng đầu năm."Quá trình cổ phần hóa DNNN còn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn và cần phải có nhiều thời gian xử lý chủ yếu là do nhiều vướng mắc liên quan về tài chính, đất đai, lao động trong giai đoạn trước. Đặc biệt là vấn đề xác lập hồ sơ pháp lý đất đai do uỷ ban nhân dân địa phương thực hiện chậm, kéo dài thời gian hơn so với quy trình dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa", ông Tiến nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng được ông Tiến đề cập đó là: Tỷ lệ vốn nhà nước trong phương án cổ phần hóa DNNN còn cao dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư mua cổ phần, ảnh hưởng đến thành công của cổ phần hóa. Việc chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần cũng làm ảnh hưởng đến công tác bàn giao và thu nộp các khoản về Qũy Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.

Đặc biệt là việc bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC còn chậm, chưa đảm bảo kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán, làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường.

Ngoài tất cả các nguyên nhân trên thì một nguyên nhân không thể không kể đến nguyên nhân trực tiếp dẫn đến quá trình cổ phần hóa chậm đó là tình trạng một số Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo.

x

Bài toán nào cho công tác cơ cấu lại DNNN?

Qua nhiều vướng mắc, bất cập gặp phải, ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục tài chính doanh nghiệp nhấn mạnh: "Kết quả của công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã có tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Hầu hết các DNNN sau cổ phần hóa đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên."

Theo đó, đứng trước các khó khăn trước mắt không chỉ Chính phủ, Nhà nước tăng cường các biện pháp khắc phục mà chính từ các doanh nghiệp phải ý thức được việc cổ phần hóa đối với doanh nghiệp của mình.

Từ đó, Bộ Tài chính đã đưa ra một số giải pháp cho giai đoạn kế tiếp là phải tiếp tục quán triệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 12 -NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII, Nghị quyết số 60/NQ -QH14 của   Quốc hội đến từng doanh nghiệp.

Riêng Bộ Tài chính sẽ rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn, đặc biệt là Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg và các thông tư hướng dẫn.

Từ đó sẽ đôn đốc các thủ trưởng, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhắc nhở các tập đoàn, tổng công ty, DNNN triển khai thực hiện phương án cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại đã được phê duyệt.

Đối với các DNNN thuộc diện cổ phần hóa cần khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, trực thuộc Trung ương có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo đúng quy định.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu phải chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Thực hiện bàn giao các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC theo đúng quy định hiện hành.

Cuối cùng các thủ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - con phải kiểm tra, giám sát, đôn đốc các doanh nghiệp trực thuộc nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu về Qũy bao gồm cả lãi chậm nộp.

Tất cả các công tác này phải thực hiện một cách nghiêm túc, có xử phạt nghiêm thì quá trình cổ phần hóa DNNN mới diễn ra đúng quy trình và hoàn thiện theo kế hoạch đề ra.

Lương Minh 

Tin khác

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

Cục Hải quan Hà Nam Ninh đối thoại với các doanh nghiệp

(CLO) Ngày 16/4, tại TP. Ninh Bình, Cục Hải quan Hà Nam Ninh tổ chức hội nghị đối thoại Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 để phổ biến một số chính sách, pháp luật và giải đáp vướng mắc liên quan đến công tác quản lý hải quan trên địa bàn.

Kinh tế vĩ mô
Sắp có chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đường sắt

Sắp có chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đường sắt

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.

Kinh tế vĩ mô
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
NHNN đề nghị loạt Bộ, ngành cùng phối hợp để quản lý vàng

NHNN đề nghị loạt Bộ, ngành cùng phối hợp để quản lý vàng

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.

Thị trường - Doanh nghiệp