(NB&CL) Các chuyên gia cho rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế nhiều công việc mang tính công thức, rập khuôn… vì thế đòi hỏi người lao động trong tương lai phải có kiến thức chuyên sâu, sức sáng tạo nếu không dễ bị mất việc.
Hiện nay, Chat GPT đang khiến cho hàng triệu người trên khắp thế giới kinh ngạc, chứng minh sức mạnh của trí tuệ nhân tạo có thể làm được những việc rất khó, đòi hỏi chuyên môn sâu. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong tương lai gần trí tuệ nhân tạo còn bùng nổ hơn nữa, được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và nó sẽ thay thế con người trong một số lĩnh vực, công việc.
Trong bối cảnh, nhiều thí sinh cảm thấy do dự khi lựa chọn ngành nghề theo đuổi học tập sau khi rời ghế phổ thông. Nhiều em cảm thấy hơi mất phương hướng không biết cần lựa chọn hướng đi phù hợp cho tương lai của chính mình.
Em Trần Thu Thảo học sinh trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội chia sẻ: “Em thấy nhiều thông tin liên quan đến chat GPT và trí tuệ nhân tạo, có nhiều chuyên gia cảnh báo một số ngành nghề sẽ mất đi, có nhiều thay đổi liên quan đến nhiều ngành nghề khác. Chính vì vậy, em chưa quyết định lựa chọn nghề nghiệp của mình. Em cần thời gian để suy nghĩ nhiều hơn”.
Lựa chọn ngành nghề theo thế mạnh, đam mê, năng lực là yếu tố giúp thành công trong nghề nghiệp về sau.
Giống như em Trần Thu Thảo, nhiều học sinh THPT hiện nay cảm thấy không tự tin khi lựa chọn ngành nghề để theo học sau này. Chứng kiến nhiều trường hợp sinh viên học xong ra trường đi làm trái ngành, không làm được đúng việc mình được đào tạo chuyên sâu nên các em lại càng phân vân. Giờ đây, trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển, mức cạnh tranh nghề nghiệp dự báo sẽ còn cao hơn nên đa số học sinh đều cân nhắc rất cẩn thận trong lựa chọn ngành học, trường học.
Em Hoàng Trung Hải học sinh trường THPT Kim Liên, Hà Nội bày tỏ: “Điều cần lúc này với em là phải lắng nghe ý kiến từ những người đi trước. Bản thân em chưa thực sự quyết định mà chỉ có các phương án để lựa chọn”.
Trước những suy nghĩ, đắn đo của học sinh đang học lớp 12 về lựa chọn trường học, ngành học sao cho không bị thất nghiệp khi ra trường, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với ông Trần Thành Nam - Giảng viên Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên gia về tâm lý học, thành viên Hiệp hội tâm lý giáo dục Việt Nam.
Theo ông Trần Thành Nam, việc lựa chọn ngành nghề rất quan trọng, các thí sinh cần lựa chọn ngành trước hết mình phải có năng khiếu, có đam mê và có chút sáng tạo riêng... như vậy sau này mới có cơ hội thành công. “Còn những ngành nghề mà chỉ học mang tính chất thao tác, làm việc lặp đi lặp lại thì sớm muộn gì rô bốt, trí tuệ nhân tạo cũng thay thế” - ông Trần Thành Nam nhấn mạnh.
Khi trí tuệ nhân tạo phát triển, các chương trình đào tạo ở bất cứ ngành nghề nào cũng cập nhật nội dung đào tạo để tận dụng sức mạnh của công nghệ AI. Chính vì thế, đi học sẽ tăng cơ hội nghề nghiệp về sau. “Trước khi có chat GPT ra đời thì AI đã phát triển gần 10 năm nay. Tất cả ngành nghề nào mang tính chất lặp đi, lặp lại, đơn thuần ít có tư duy ứng biến, sáng tạo mang tính chất cá nhân hóa thì nó sẽ bị thay thế” - ông Trần Thành Nam nhận định.
Theo vị này, các ngành như lễ tân, tư vấn tài chính, chăm sóc khách hàng… thì AI sẽ làm tốt hơn. Trí tuệ nhân tạo không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần nữa mà đã biết cô đọng cả tri thức. Tuy nhiên, hiện trí tuệ nhân tạo vẫn chưa thông minh được như con người, chưa thể ứng biến linh hoạt, sáng tạo giống con người.
“Việc học đại học giờ cần xác định không phải học một ngành rồi khi ra trường làm một việc cho đến hết đời. Mà cần xác định, bối cảnh còn thay đổi dữ dội nữa trong tương lai. Do đó, nhiều ngành hot hiện nay nhưng sau 10 năm, 20 năm nữa thì chưa biết sẽ như thế nào. Nên người học nên chọn học một ngành nhưng học được kỹ năng của nhiều ngành nghề khác. Để khi ra trường có thể làm được nhiều nghề với nhiều vị trí công việc” - ông Trần Thành Nam nhấn mạnh.
Học tập suốt đời mới có cơ hội
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, bây giờ để làm thành thạo, có chỗ đứng trong một lĩnh vực nào đó đòi hỏi phải có kiến thức của rất nhiều ngành. “Việc học tập hiện nay là liên tục, đừng nghĩ thi vào trường đại học, tốt nghiệp xong sẽ ổn định, có công việc suốt đời. Nên xác định chọn một ngành đại học phù hợp với mình. Ra trường sau 5 đến 7 năm nữa sẽ cần học tiếp để trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng. Xu hướng sau này, một người sẽ có kiến thức nhiều ngành, sẽ phải học nhiều và liên tục. Tương lai một người sẽ có rất nhiều bằng nhưng đó là bằng của quá trình học tập suốt đời, học để thích nghi của biến đổi của xã hội” - ông Trần Thành Nam phân tích.
Một lần nữa ông Trần Thành Nam nhấn mạnh rằng: “Chọn nghề thì vẫn phải lựa chọn theo năng khiếu, thế mạnh, đam mê, năng lực và sở thích. Khi thực sự đam mê, xem đó là thế mạnh của bản thân thì trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng sẽ thành công. Trong bối cảnh càng robot, càng công nghiệp, càng giống nhau nếu người lao động hoạt động nghề nghiệp mà tạo ra được đặc trưng riêng, mang đậm phong cách cá nhân, có tâm huyết, gửi gắm cả tâm hồn, đưa công việc trở thành một thứ nghệ thuật, đam mê thì không lo trí tuệ nhân tạo thay thế” - ông Trần Thành Nam nhấn mạnh.
Ảnh hưởng của Chat GPT nói riêng, AI nói chung đối với các ngành, nghề hiện nay theo nhiều chuyên gia: Đây là tiếng chuông cảnh báo cho “những người đang cảm thấy an toàn và bằng lòng với công việc hiện tại”. Theo đó, AI đã ảnh hưởng tới sự vận hành của các công ty công nghệ tài chính (Fintech) từ rất lâu. Nhiều chuyên gia vốn dựa vào kinh nghiệm đã dần được thay thế bằng Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence), Máy học (ML - Machine learning), Học sâu (DL - Deep Learning).
Qua thời gian, AI với quá trình tự học hỏi sẽ hiểu khách hàng hơn, không bị áp đặt cảm xúc khi tiếp xúc, hiệu suất làm việc lớn hơn bất kể ngày đêm. Với điều kiện tập mẫu khách hàng đủ lớn, AI sẽ chứng minh được lợi thế. Trong trường hợp này, một số ngành như telesales, chăm sóc khách hàng sẽ bị đánh bại đầu tiên. AI sẽ làm việc hiệu quả trên diện rộng mà không cần mất công đào tạo từng nhân sự.
Như vậy có thể thấy, sự xuất hiện của Chat GPT, sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo là bối cảnh chung, dự báo trong tương lai trí tuệ nhân tạo còn tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục, việc làm. Nhiều ngành nghề sẽ mất đi nhưng sẽ mở ra nhiều cơ hội mới. Nếu người học đam mê lĩnh vực mình lựa chọn, có kiến thức chuyên sâu và sức sáng tạo trong nghề nghiệp thì sẽ thành công trong tương lai không quá lo robot, trí tuệ nhân tạo thay thế.
Lao động phổ thông dễ bị sa thải
Sau này các nghề liên quan đến công thức thì máy móc sẽ thay thế. Đi học nghề cũng là một lựa chọn, sau này làm công nhân chất lượng cao. Xác định công nhân bây giờ phải đối diện với thực tế “thất nghiệp ở tuổi 35”. Khi không chịu học tập thêm kỹ năng nghề, trong khi tốc độ, sức bền, sự khéo léo sẽ yếu đi theo lứa tuổi. Đến lúc nào đó chắc chắn sẽ không có cơ hội nào để làm việc.
(CLO) Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), ngày 31/3, TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã ngày 14/6/1972, thuộc phường Nam Ngạn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 1/4, Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cảnh báo ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Khu vực Bắc Bộ trời tiếp tục rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ.
(CLO) Chiều 31/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định về hợp nhất Báo Hà Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và công tác cán bộ.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Ngày 31/3, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Mỹ sẽ phải hứng chịu một đòn đáp trả mạnh mẽ nếu thực hiện lời đe dọa ném bom Iran mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
(CLO) Chiều 31/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 sang Bộ Công an.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) Tạp chí Heritage của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa chính thức công bố Giải thưởng Nhiếp ảnh Heritage - Hành trình Di sản 2025. Đây là một trong những giải thưởng nhiếp ảnh uy tín, có chất lượng chuyên môn cao, thu hút sự tham gia của đông đảo nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không chuyên.
(CLO) Mặt sân vận động Quốc gia Mỹ Đình xuống cấp đã trở thành nguyên nhân khiến Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) chịu tổn thất nặng nề về lực lượng trong trận thua 0-2 trước Thể Công Viettel ở tứ kết Cúp Quốc gia 2024/2025 vào tối 30/3.
(CLO) Ngày 31/3, Báo Hànộimới đã tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động (CBVCNLĐ) năm 2025. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Báo Hànộimới đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
(CLO) Ngày 31/3, Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) Đà Nẵng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày phát sóng chương trình đầu tiên (31/3/1975 - 31/3/2025). Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của cơ quan truyền thông hàng đầu thành phố.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(CLO) Ngày 31/3, cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn giữa xe bồn và xe máy trên Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP HCM khiến 2 người nguy kịch phải vào viện.
(CLO) Chiều 31/3, Kim Soo Hyun và công ty quản lý tổ chức họp báo đính chính các thông tin liên quan đến ồn ào thời gian qua. Anh khóc và cúi đầu xin lỗi người hâm mộ.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.
(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết năm nay có 60 tỉnh, thành phố tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10, trong đó có 58 tỉnh lựa chọn môn thi thứ 3 là môn Tiếng Anh, chỉ có Hà Giang và Bình Thuận lựa chọn môn thứ 3 thi lớp 10 là Lịch sử và Địa lý.