Thời sự 24H ngày 21/8: Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về giải ngân đầu tư công

Thứ sáu, 21/08/2020 19:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng nêu rõ, các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tich UBND các cấp trực tiếp chịu trách nhiệm về việc giải ngân hết số vốn kế hoạch được giao. Ai, tổ chức nào, cá nhân nào làm chậm thì phải kỷ luật nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Bài liên quan

Sáng nay 21/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương trên toàn quốc đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công.

Các phó chủ tịch sẽ trực tiếp tháo gỡ tại công trường, dự án

Tại hội nghị, các địa phương khẳng định quyết tâm hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công trong năm nay.

Từ điểm cầu TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết, tính đến ngày 15/8, TP đã giải ngân gần 21.000 tỷ đạt 50% kế hoạch (cùng kỳ giải ngân 9.047 tỷ đồng, đạt 27% kế hoạch vốn).

“Trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang nỗ lực để ứng phó với dịch COVID- 19 nhưng giá trị tuyệt đối vốn đầu tư công đã giải ngân lớn hơn gấp 2,3 lần và tỷ lệ giải ngân cũng tăng gấp 1,8 lần so với cùng kỳ”, ông Phong nói và cho rằng, đây là nỗ lực rất lớn của TP.

Theo ông Phong, hiện TP đang triển khai 1.643 dự án đầu tư công với tổng kế hoạch vốn giao trong năm 2020 là 42.139 tỷ đồng.

Chủ tịch TP Hồ Chí Minh nhận định, nếu giải ngân hết nguồn vốn này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP, cũng như giải quyết việc làm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến hơn 21.000 doanh nghiệp ở TP giải thể, ngưng hoạt động.

Với vai trò là một đô thị lớn, TP Hồ Chí Minh thể hiện quyết tâm phấn đấu cả năm 2020 giải ngân đạt trên 95%.

Còn TP Hà Nội đặt mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho biết, với khối lượng chuẩn bị nghiệm thu thanh toán trong những ngày tới, dự kiến tỷ lệ giải ngân đạt 53%.

Để đạt được mục tiêu, theo ông Sửu, TP sẽ các lập tổ công tác do các Phó Chủ tịch UBND TP làm tổ trưởng sẽ trực tiếp tháo gỡ tại công trường, dự án, xử lý ngay các vướng mắc. Cùng với đó, xây dựng phương án điều hòa vốn hóa vốn, kiên quyết chuyển nguồn vốn sang các dự án có khả năng giải ngân nhanh hơn đối với những công trình làm chậm, những công trình có khối lượng, khả năng thanh toán không kịp.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu cũng cho biết, cuối tháng 8/2020, Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến thúc đẩy giải ngân đầu tư công năm 2020.

Lắng nghe các ý kiến, kết luận hội nghị, người đứng đầu Chính phủ đánh giá, sau hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc tháng 7 đến nay, giải ngân vốn đầu tư công đã có những chuyển biến đáng mừng.

Nhất là, phần lớn các bộ, ngành, địa phương đều hứa giải ngân từ 95-100% vốn đầu tư công, nhất là những địa phương có số vốn lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng.

“Bí thư Thành ủy trực tiếp đi kiểm tra hiện trường, thành lập tổ công tác đủ thẩm quyền giải quyết tại chỗ cho những công trình bị vướng mắc, đây là điều rất quan trọng, là bài học kinh nghiệm cho các đơn vị trong triển khai thực hiện", Thủ tướng nói.

Tuy vậy, theo Thủ tướng, việc giao kế hoạch vốn còn bất cập. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nhiều nơi thực hiện còn chậm; quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng, thanh quyết toán còn phức tạp; nhiều nơi cán bộ, công chức, chủ đầu tư, nhà thầu còn thiếu trách nhiệm.

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo của các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 35%, đặc biệt là các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15% cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, rà soát, chấn chỉnh, có biện pháp cụ thể, thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân những tháng cuối năm.

“Tại sao có nơi làm tốt, có nơi hầu như không giải ngân được, do công tác chuẩn bị đầu tư hay người đứng đầu chưa thực sự vào cuộc, hay nhà đầu tư, cán bộ quản lý, ban quản lý yếu kém”, Thủ tướng đặt vấn đề và nêu rõ, “các đồng chí phải trả lời câu hỏi này”.

Một lần nữa nhắc lại tinh thần giải ngân hết số vốn 630.000 trong năm nay, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, các địa phương tiếp tục huy động sự vào cuộc cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng nêu rõ, các bộ trưởng, trưởng ngành, cChủ tich UBND các cấp trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc giải ngân hết số vốn kế hoạch được giao. Ai, tổ chức nào, cá nhân nào làm chậm thì phải kỷ luật nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

“Cái này thành một chế tài quan trọng, nếu chúng ta sờ đến vai trò cá nhân của người đứng đầu thì chuyển biến mới được, còn nói chung chung khó lắm”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng nêu rõ, giải ngân quyết liệt, kịp thời nhưng phải bảo đảm chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực; không thể để xảy ra tình trạng thanh toán khối lượng khống, làm xấu, làm ẩu, để có khối lượng mà bỏ qua trình trình kỹ thuật, gây hậu quả nghiêm trọng.

Cùng với đó, cần cần bố trí đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng cho các dự án ODA. Kiên quyết thực hiện tiếp tục điều chuyển vốn theo đúng tinh thần kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Quốc hội để bảo đảm giải ngân hết số vốn được giao.

Theo yêu cầu của Thủ tướng, tất cả các bộ phải rà soát, không để hồ sơ chậm trễ, xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện nghiêm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả công tác phối hợp, không phải chờ giao ban mới tháo gỡ. Các bộ cũng phải đôn đốc, kiểm tra để xử lý những khó khăn cũng như xử lý những cán bộ, tổ chức làm chậm hoặc có hành vi tiêu cực.

Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra thì kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân liên quan; không xét thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ cho người đứng đầu, chủ đầu tư dự án và cá nhân có liên quan trong năm nay.

Thủ tướng yêu cầu hằng tháng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công khai tình hình giải ngân vốn đầu tư công của từng bộ, từng cơ quan Trung ương và địa phương trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các phương tiện thông tin đại chúng.

“Anh nào làm tốt thì biểu dương, anh nào làm chậm thì phê phán, đấu tranh”, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ.

Đề xuất gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp và người lao động 

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh...

>>>Chi tiết: Tại đây

Kiên Giang: Kiểm điểm Phó Bí thư huyện để người thân lợi dụng uy tín, chức vụ 

Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ huyện Kiên Hải đã để cho vợ và cha vợ lợi dụng uy tín, chức vụ để được cấp hàng chục nghìn mét vuông đất rừng phòng hộ...

>>>Chi tiết: Tại đây

Thủ tướng: Giải ngân chậm, do công tác chuẩn bị hay cán bộ yếu kém? 

Tại sao tình trạng có nơi làm tốt, có nơi hầu như không giải ngân được, do công tác chuẩn bị đầu tư hay người đứng đầu chưa thực sự vào cuộc, hay nhà đầu tư, cán bộ quản lý, ban quản lý yếu kém?...

>>>Chi tiết: Tại đây

Chủ tịch phường tại Hà Nội sẽ điều hành công việc theo chế độ thủ trưởng 

Theo dự thảo Nghị định về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, UBND phường hoạt động theo chế độ thủ trưởng...

>>>Chi tiết: Tại đây

Thủ tướng yêu cầu ‘nói đi đôi với làm’ trong giải ngân vốn đầu tư công 

Sáng 21/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải ngân vốn đầu tư công...

>>>Chi tiết: Tại đây

Công nhận thành phố Long Xuyên là đô thị loại I 

Tối 20/8, tỉnh An Giang đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Long Xuyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh An Giang...

>>>Chi tiết: Tại đây

XEM THÊM VIDEO: “Ổ dịch” miền Trung dần được kiểm soát, thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn rời Đà Nẵng

X

Bài liên quan

P.V (tổng hợp)

Tin khác

Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn

Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn

(CLO) Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trước mắt xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu về ngành công nghiệp bán dẫn từ nay đến năm 2030. Từ tháp nhân lực này tiến tới ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Tháp nhân lực sẽ như nam châm thu hút nghiên cứu, sản xuất về Việt Nam.

Tin tức
Bổ nhiệm ông Đặng Thái Sơn giữ chức Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình

Bổ nhiệm ông Đặng Thái Sơn giữ chức Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình

(CLO) Ngày 24/4, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Tài chính. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức
UBND tỉnh Ninh Bình bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng tỉnh

UBND tỉnh Ninh Bình bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng tỉnh

(CLO) Ngày 24/4, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ.

Tin tức
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, trong đó, Thủ tướng phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Tin tức
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Đảm bảo cung cầu, giá vàng hợp lý

(CLO) Liên quan đến giá vàng, nhất là vàng miếng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý. Đồng thời phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lâu dài về quản lý mặt hàng vàng, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.

Tin tức