Thông qua gói cứu trợ COVID, chính quyền Biden vượt qua cái bóng của Trump

Thứ sáu, 05/03/2021 20:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng đảng Dân chủ đang đẩy nhanh tiến trình thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 tỷ đô la và các ưu tiên khác khi cho rằng đó là điều nên làm thay vì lãng phí thời gian thuyết phục đảng Cộng hoà vốn có thể chẳng bao giờ thoả hiệp.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AP

Bài liên quan

Đảng Cộng hòa đang phong tỏa chương trình nghị sự của ông Biden giống như cách họ đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 với cựu Tổng thống Barack Obama.

Đến lượt mình, các đảng viên Dân chủ lại tỏ ra không mấy kiên nhẫn đối với những phản đối của đảng Cộng hoà và gần như không dành thời gian để đàm phán thoả hiệp, đồng thời tuyên bố rằng phần lớn đất nước ủng hộ chương trình nghị sự của họ.

Với đa số mong manh tại Hạ viện và Thượng viện, đảng Dân chủ đang đẩy nhanh các tiến độ làm việc của mình như thể họ sắp hết thời gian dù chỉ mới nhậm chức. Với nhiều nhà lập pháp, họ có những lý do cá nhân cho sự vội vã này.

Nghị sĩ Karen Bass, người đã dẫn dầu chương trình cải cách cảnh sát sau cái chết của George Floyd là một trong số đó. Thay vì chứng kiến sự cải tổ của cảnh sát, bà đang thấy nhiều người Mỹ da đen chết vì bạo lực của cảnh sát hơn vào mùa hè năm ngoái, kể cả sau vụ việc của George Floyd.

“Chính những ví dụ như vậy đã dẫn đến sự cấp thiết phải cải cách”, bà Bass nói hôm thứ Tư (3/3).

Kỳ họp quốc hội đầu tiên của chính quyền ông Biden vốn được cho là một kỷ nguyên mới của thỏa thuận lưỡng đảng. Thượng viện đang chia đều với tỷ lệ 50-50 và đảng Dân chủ đang chiếm Hạ viện dựa trên đa số tối thiểu. Đây là thời cơ để ông Biden có thể lao vào và tạo ra các thỏa hiệp lưỡng đảng.

Nhưng 100 ngày đầu của ông cho thấy các đảng viên Dân chủ đã chuẩn bị sẵn sàng để đi một mình, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc cần phải thay đổi các quy tắc của Thượng viện để giải quyết các rào cản mà đảng Cộng hòa đặt ra đối với các dự thảo luật mà nhiều người Mỹ ủng hộ.

Tổng thống Joe Biden gặp Thượng nghị sĩ Susan Collins, R-Maine, để thảo luận về gói cứu trợ COVID tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, Thứ Hai, ngày 1 tháng 2 năm 2021, ở Washington - Ảnh: AP

Tổng thống Joe Biden gặp Thượng nghị sĩ Susan Collins, R-Maine, để thảo luận về gói cứu trợ COVID tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, Thứ Hai, ngày 1 tháng 2 năm 2021, ở Washington - Ảnh: AP

Sự cấp bách ở nhiều cấp bậc

Vài ngày trước khi ông Biden nhậm chức, Chánh văn phòng Nhà Trắng Ron Klain đã nhấn mạnh sự cấp bách của chính quyền tương lai. Ông viết trong một bản ghi nhớ rằng: “Chúng ta phải đối mặt với bốn cuộc khủng hoảng chồng chéo: cuộc khủng hoảng COVID-19, cuộc khủng hoảng kinh tế, cuộc khủng hoảng khí hậu và cuộc khủng hoảng công bằng chủng tộc. Tất cả những cuộc khủng hoảng này đều đòi hỏi các hành động khẩn cấp”.

Ngay từ những giờ đầu tiên nắm quyền, ông Biden đã tìm cách thực hiện các bước cần thiết để thúc đẩy gói cứu trợ, nhưng cũng để nâng cao nhận thức về 4 cuộc khủng hoảng trên. Động thái này không chỉ nhằm tăng sự ủng hộ của công chúng đối với chính quyền mới mà còn nhằm gây áp lực lên các nhà lập pháp đảng Cộng hòa, những người có thể cản đường.

Bên trong Nhà Trắng cũng có một tinh thần cấp bách khác: ông Biden đã bố trí nhân sự cho chính quyền của mình với những nhân sự kỳ cựu phục vụ chính phủ, những người không muốn gắn bó lâu dài. Một số trợ lý đã hé lộ các cam kết của họ về việc sẽ chỉ giúp đỡ ông Biden trong một năm trước khi quay trở lại mảng tư nhân.

Kế hoạch cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la của ông Biden đang tiến hành bỏ phiếu theo quy tắc ngân sách, điều sẽ cho phép Thượng viện thông qua với đa số tối thiểu là 51 phiếu, loại trừ mọi khả năng đảng Cộng hoà có thể cản trở.

Phía Hạ viện cũng đang thay đổi lịch trình làm việc của họ trong tháng này, đưa thêm vào chương trình nghị sự các hạng mục nhập cư, kiểm tra lý lịch người sở hữu súng và quyền bỏ phiếu, đa phần là các dự thảo luật từng bị chặn dưới thời ông Trump.

Tuy nhiên, nếu không có sự ủng hộ của vài thành viên đảng Cộng hoà, những dự thảo luật này vẫn khó có thể được Thượng viện thông qua. Phía Hạ viện đang tìm cách "lách luật", khi mà các trường hợp dự thảo luật đưa ra trước ngày 1/4 sẽ không cần phải trải qua các uỷ ban điều trần rườm rà như thông lệ.

Tổng thống Joe Biden - Ảnh: AP

Tổng thống Joe Biden - Ảnh: AP

Chiến lược năm 2009

Bài học năm 2009 chắc vẫn còn khắc ghi trong tâm trí của nhiều nhà lãnh đạo đảng Dân chủ, khi họ đã nhượng bộ cắt giảm gói cứu trợ tài chính nhằm đổi lấy vài lá phiếu ủng hộ của đảng Cộng hoà, nhưng cuối cùng vẫn bị chỉ trích kịch liệt.

Nhiều đảng viên Đảng Dân chủ trong vai trò lãnh đạo ngày nay không muốn điều tương tự lặp lại, đặc biệt khi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và các nhà kinh tế khác hiện nói rằng việc cắt giảm gói giải cứu năm 2009 đã kìm hãm đà phục hồi.

Tre Easton, một cố vấn cấp cao của Battle Born Collective, cho biết: “Một trong những bài học lớn nhất mà các đảng viên Cộng hòa học được trong các năm 2009-2010 là về cơ bản họ có thể cản trở mọi thứ mà không bị ảnh hưởng trong cuộc bầu cử sau đó".

Chiến lược này đang được tái sử dụng. Các đảng viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã sử dụng các biện pháp thủ tục để đình chỉ gói COVID-19 cho đến quá nửa đêm ngày thứ Bảy. Các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện hiện đang đe dọa sẽ làm điều tương tự để kéo dài thời gian.

“Chúng tôi sẽ đấu tranh với điều này bằng mọi cách có thể”, lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell nói về gói COVID-19.

Ông McConnell muốn các đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện bỏ phiếu tchống lại gói viện trợ, sau khi các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện đã làm điều tương tự.

Điều đó khiến các đảng viên Đảng Dân chủ đang phải đàm phán với chính họ về gói COVID-19. Những người theo chủ nghĩa cấp tiến hiện đang bị buộc phải từ bỏ điều khoản nâng mức lương tối thiểu liên bang lên 15 đô la một giờ. Hôm thứ Tư, đảng Dân chủ quyết định nhắm mục tiêu nhỏ hơn vào khoản thanh toán trực tiếp 1.400 đô la cho các hộ gia đình.

Tuy nhiên, cho đến nay, các đảng viên Đảng Dân chủ đang cùng nhau cố gắng, khi còn một cảm giác cấp bách khác xuất hiện sau khi ông Biden nhậm chức.

Có lẽ không có gì làm đảng Dân chủ quyết tâm hơn quá khứ kinh hoàng về cuộc bạo loạn gây chết người vào ngày 6/1 ở Điện Capitol, điều đã tạo ra những ranh giới mới giữa những người xác nhận kết quả bầu cử tổng thống và những người sẵn sàng tìm cách lật đổ kết quả để đưa Trump lên.

Một mối đe dọa bạo lực mới đã khiến các nhà lập pháp phải kết thúc sớm công việc vốn dự kiến chấm dứt vào cuối tuần này.

Đảng Cộng hòa đang phản đối các cuộc bỏ phiếu theo đường lối đảng phái, mặc dù họ cũng đã dựa trên cơ chế ngân sách tương tự để cố gắng vượt qua các ưu tiên dưới thời ông Trump. Họ bắt đầu bãi bỏ “Obamacare”, một nỗ lực đã thất bại đáng kinh ngạc khi Thượng nghị sĩ John McCain bỏ phiếu không ủng hộ. Sau đó, họ đã thông qua khoản cắt giảm thuế trị giá 2 nghìn tỷ đô la trong một cuộc bỏ phiếu theo đường lối đảng phái.

Hoàng Việt

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế