Thú chơi đào, quất, mai của người Việt ngày tết nguyên Đán

Thứ ba, 09/02/2021 10:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây quất, cây mai đã trở thành tục lệ, nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Nhưng ý nghĩa của từng loại cây này không phải ai cũng biết.

Sự tích và ý nghĩa của hoa Đào

Tục lệ chơi hoa đào ngày Tết ở xứ Bắc đã có từ lâu, gắn liền với thơ ca, nhạc họa. Phong tục này bắt nguồn từ khi nào không phải ai cũng biết. 

Theo truyền thuyết kể rằng, ở chân núi Sóc Sơn có một cây đào cổ thụ là nơi cư trú của hai vị thần tiên tên là Trà và Uất Lũy. Ma quỷ khiếp sợ uy vũ của hai vị thần nên sợ luôn chỗ ở của hai thần. Chỉ cần nhìn thấy hoa đào thôi cũng khiến chúng phải khiếp vía bỏ chạy. Hàng năm, trong mấy ngày Tết, hai vị thần thường lên chầu Ngọc Hoàng, để dọa ma tránh quỷ, người dân thường đi hái cành đào về cắm trong chai, lọ.

Báo Công luận

Từ đó, cứ mỗi độ Tết đến, người Việt vẫn lưu giữ phong tục chơi đào ngày Tết vừa tránh tà vừa giống như một cách trang hoàng nhà cửa mỗi dịp năm mới tới, cầu mong một năm sinh sôi phát triển, thuận lợi hanh thông, ăn nên làm ra, gia đình vui vẻ.

Khi chọn cành đào ngày tết, cần chú ý trước nhất phải là tán tròn, hoa (nụ) được phân bố đều khắp trên cành, các nhánh nhỏ đều nhau, không chênh lệch hoặc phân bố lộn xộn, không ngay hàng thẳng lối. Cành mới được cắt từ trên cây, theo đánh giá cảm quan phải còn tươi nguyên thì mới có sức sinh trưởng mạnh.

Quất biểu tượng sự cát tường, bình an

Bên cạnh chơi đào, người dân miền Bắc cũng chơi quất trong dịp Tết, bởi theo từ ngữ Hán Việt, âm của từ "quất" gần giống với âm của từ "cát", chỉ sự cát tường, bình an.

Báo Công luận

Ngoài ra, quất có quả vàng, lá xanh, hoa trắng được biểu tượng cho sự phát triển sinh sôi, ra hoa kết quả, hứa hẹn một năm ấm no, sung túc. Đồng thời, cây quất lại “đạt” được yếu tố ngũ hành kim (hoa màu trắng) sinh thủy (lá xanh đậm); thủy sinh mộc (thân cây); mộc sinh hỏa (quả chín màu cam); hỏa sinh thổ (đất trong chậu) và thổ sinh kim (hoa màu trắng) nên quất được nhiều người ưa chuộng, trưng bày vào ngày Tết.

Một cây quất đẹp phải có gốc to, thân ngắn, nhiều nhánh nhỏ; dáng quất tròn hoặc hình tháp, chẻ ngang để tạo thế. Cây cũng phải đủ tứ quý gồm quả vàng, quả xanh, nụ trắng, lá chồi.

Hoa mai - Mong một năm thịnh vượng ấm no

Nếu hoa đào là biểu tượng ngày Tết ở miền Bắc thì mai vàng là biểu tượng tượng những người miền Nam. Màu của mai vàng tượng trưng cho sự cao quý, giàu có và hy vọng..

Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự cao quý, giàu sang và hy vọng. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, phát lộc. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có cây mai chỉ nở hoa 7 cánh thì nhà đó sẽ “đại cát, đại quý” trong năm mới.

mai1

Theo quan niệm xưa, cây mai tượng trưng đủ bốn đức tính quý nhất của người quân tử - bộ Tứ đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí) tương ứng với chu kỳ nhú nụ - nở hoa - ra quả - kết quả.

Chọn mai vàng trang trí Tết ngoài yếu tố hình thức (gốc chắc chắn, tỷ lệ hoa nụ cân đối, lá non hoặc đỏ biếc, mật độ vừa phải...) còn phải dựa vào diện tích không gian phòng khách rồi mới quyết định chọn kích thước chậu mai. Chậu mai bày trong nhà không quá to hoặc quá bé, tạo cảm giác hài hòa, cân bằng, ấm cúng, phù hợp với không khí những ngày đầu năm.

Những dáng cây mai đẹp thường có hình Chân quỳ, Hạc bay, Phụng hoàng..., với những cây nhánh đẹp cân đối, sự phân chia các nhánh hợp lý trên thân cây. Cây mai nên có vỏ đen tự nhiên, không đốm vảy nấm mốc, bông rải đều, nhánh to khỏe, uyển chuyển, nụ mập, lá non vừa nhú. 

Chơi đào, mai, quất ngày tết phong tục đẹp của cha ông đã và đang tiếp tục được lưu giữ, phát triển. Với mỗi người dân Việt, mỗi khi thấy đào, mai, quất rộn ràng xuống phố người ta như nhìn thấy cả một mùa xuân mới đang tràn về! 

Khánh Ngọc

Tin khác

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

Già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín... dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh

(CLO) Sáng 19/4 (tức ngày 11 tháng 3 năm Giáp Thìn), tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, đại diện già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín, đồng bào các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc dâng hương báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đời sống văn hóa
12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

12.000 đầu sách trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024

(CLO) Hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách với nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng trưng bày tại Hội sách Hải Phòng năm 2024.

Đời sống văn hóa
Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa