Thu phí giao thông đường bộ tự động không dừng: Nhà đầu tư BOT chỉ ủng hộ… ngoài mặt?

Thứ hai, 22/07/2019 08:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà đầu tư BOT giao thông cho rằng, họ rất ủng hộ chủ trương thu phí không dừng của Chính phủ... Tuy nhiên, có vẻ nhà đầu tư BOT ngoài mặt nói là ủng hộ, nhưng thực tế không hẳn như vậy!

Sự kiện: thu phí

Sau 3 năm triển khai, tiến độ lắp đặt hệ thống thu phí giao thông đường bộ tự động không dừng vẫn rất ì ạch. Ảnh minh họa

Sau 3 năm triển khai, tiến độ lắp đặt hệ thống thu phí giao thông đường bộ tự động không dừng vẫn rất ì ạch. Ảnh minh họa

Bất hợp lý?

Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí giao thông đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu chậm nhất trước ngày 31/12/2019 phải chuyển sang thu phí tự động đối với tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc. Đối với các dự án có trạm thu phí không chuyển sang thu tự động không dừng sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động thu phí.

Đón nhận thông tin này, nhiều nhà đầu tư BOT giao thông thổ lộ, thu phí không dừng là chủ trương đúng đắn của Chính phủ, họ rất ủng hộ... Tuy nhiên, có vẻ nhà đầu tư BOT ngoài mặt thì ủng hộ, nhưng bên trong thì… chưa chắc!

Càng gần đến mốc thời gian đến 31/12/2019 đã được Thủ tướng “ấn định” cho các nhà đầu tư BOT trên toàn quốc phải đưa vào vận hành thu phí không dừng càng có thêm những tiếng nói cho rằng có những “bất hợp lý”, “cách làm chưa đúng”, gây thiệt hại cho nhà đầu tư BOT...

Một số nhà đầu tư BOT cho rằng, việc ép họ ký phụ lục hợp đồng thu phí không dừng với tỷ lệ ăn chia cao đã đẩy nhà đầu tư vào việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, phải gánh chịu các chế tài về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, gây rủi ro đối với việc hoàn vốn của dự án.

Họ cho rằng, lắp đặt thu phí không dừng là dự án BOO(là tên viết tắt của hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh) thì nên để các doanh nghiệp BOT và nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng tự đàm phán chứ không thể quản lý nhà nước can thiệp quá sâu vào việc kinh doanh của mình.

Một lý lẽ khác nghe cũng rất “trách nhiệm” là việc xác định tổng vốn đầu tư để lắp đặt thu phí không dừng tại 44 trạm BOT trên toàn quốc trong giai đoạn 1 là 1.700 tỷ đồng. Vậy số vốn đầu tư này sẽ được lấy ở đâu? Lập luận này cho rằng, dù nguồn vốn lấy ở đâu thì cũng đều dồn lên vai người dân, bởi khi nhà đầu tư BOT phải chia nguồn thu cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng, nghĩa là họ phải tăng thêm thời gian thu phí để đảm bảo phương án tài chính. Hệ lụy của việc thêm thời gian thu phí này người dân chịu, doanh nghiệp chịu, chi phí xã hội tăng lên…

Ý kiến khác cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến nhiều nhà đầu tư chậm triển khai dịch vụ thu phí không dừng là quy định không hợp lý, buộc nhà đầu tư phải giao việc điều hành trạm thu phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Hệ thống dịch vụ thu phí không dừng chỉ có giá trị khoảng chục tỷ đồng, là hạng mục phụ nhưng lại yêu cầu nhà đầu tư dự án hàng nghìn tỷ đồng phải bàn giao trạm cho họ quản lý, điều hành là “rất vô lý”…

Sợ minh bạch

Xu hướng sử dụng dịch vụ thu phí không dừng (ETC) phát triển rất nhanh, xuất phát từ yêu cầu lớn của xã hội là tính minh bạch, tạo thuận lợi của người dân cũng như đây là giải pháp tránh ùn tắc giao thông.

Theo quyết định số 07/2017/QĐ-TTg, nhà đầu tư các dự án BOT giao thông đường bộ trên quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên chậm nhất đến ngày 31/12/2018 phải thực hiện việc thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng. Tuy nhiên, tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng còn rất chậm, đến nay, sau 3 năm triển khai, nhiều nhà đầu tư BOT vẫn "chây ì". Lý do của sự chậm trễ này, được nhiều nhà quản lý, chuyên gia “vạch mặt chỉ tên” là căn bệnh “sợ minh bạch”.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam từng thẳng thắn cho rằng, số liệu doanh thu thu phí của các trạm BOT vẫn chưa phải là chuẩn 100%, nếu tiến hành giám sát đột xuất là vẫn “có vấn đề”. Ông Huyện lý giải, việc chậm trễ trong tiến độ thực hiện dự án ETC của nhiều dự án BOT giao thông xuất phát từ tư duy của nhà đầu tư chưa muốn minh bạch.

Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Trọng Hòa (Viện nghiên cứu phát triển Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM) cũng cho rằng, các BOT chậm triển khai thu phí tự động mấu chốt là sợ minh bạch, sợ công khai.

"Không ít BOT giao thông có dấu hiệu của lợi ích nhóm, họ cố tình giấu bớt doanh thu thực để được nộp thuế ít và được kéo dài thời hạn thu phí. Vì vậy, nếu triển khai thu phí tự động thì doanh thu thực sẽ được sáng tỏ. Khi đó cơ quan chức năng căn cứ vào doanh thu thực này để thu thuế và giảm thời hạn thu phí nên họ sợ" - GS.TS Nguyễn Trọng Hòa nói.

Còn theo ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Khoa học Công nghệ Môi trường và Hợp tác Quốc tế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Bộ GTVT), qua thực tế triển khai có thể thấy, nhiều nhà đầu tư BOT gián tiếp cản trở triển khai thu phí không dừng. Một số nhà đầu tư BOT ngại sự minh bạch, vì thêm đơn vị tham gia thu thì sẽ phải lộ thông tin thu phí. Một số nhà đầu tư BOT lại lo không kiểm soát được số thu phí của nhà cung cấp dịch vụ thu phí khi thu hộ cho họ. Có nhà đầu tư BOT yêu cầu phải để một hệ thống khác song song với hệ thống thu phí tự động để “giám sát”.

Trên thực tế, việc thu phí ở nhiều trạm BOT thời gian qua vẫn là thu phí thủ công, doanh thu tiền mặt của các trạm BOT được chính các doanh nghiệp tự thu và tự khai báo với cơ quan nhà nước. Việc kiểm tra con số khai báo của các nhà đầu tư BOT các cơ quan chức năng chỉ thực hiện một hoặc vài năm một lần.

Chính vì để doanh nghiệp BOT "vừa đá bóng vừa thổi còi" và cơ quan chức năng ít kiểm tra, nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng "ảo thuật" để thay đổi con số, nhằm gian lận doanh thu để trốn thuế và kéo dài thời hạn thu phí.

Điển hình vào cuối năm 2018, nhiều lãnh đạo Công ty Yên Khánh bị bắt, vì có hành vi thuê thiết kế phần mềm để làm giảm số tiền thu phí của tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương. Hay như vụ cướp 2,2 tỉ đồng tại trạm thu phí cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đã làm dư luận nghi ngờ doanh thu của BOT này có thể lên đến 6 tỉ đồng/ngày, chứ không phải hơn 3 tỉ đồng/ngày như báo cáo.

Không chấp nhận “bàn lùi”

Chỉ còn 5 tháng nữa là hết năm 2019, mốc thời gian đến 31/12/2019 đã được Thủ tướng “ấn định” cho Bộ GTVT và các nhà đầu tư BOT trên toàn quốc phải đưa vào vận hành 44 trạm thu phí bằng hình thức thu phí không dừng. Đến nay, việc tranh cãi và thậm chí có cả xung đột lợi ích giữa các bên liên quan đến chủ trương thu phí không dừng vẫn chưa đến hồi kết. Tuy nhiên, nhiều vấn đề mà các nhà đầu tư BOT đặt ra đã được xem xét và giải quyết, qua đó cho thấy, không hẳn những vấn đề họ nêu ra là đúng.

Mới đây, tại cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ với 3 nhà đầu tư BOT trước đó bị yêu cầu dừng thu phí vì chậm ký phụ lục hợp đồng triển khai thu phí tự động (Trạm thu phí BOT Bắc Hải Vân, trạm BOT Cam Thịnh - Khánh Hoà và trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp), các bên đã thống nhất về việc ký bổ sung phụ lục hợp đồng về mức phí trích lại cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thu phí tự động.

Cụ thể, sau khi ký phụ lục hợp đồng với Bộ GTVT, nhà đầu tư BOT sẽ đàm phán với nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động để ký hợp đồng chính thức. Việc ký phụ lục giữa Bộ GTVT và nhà đầu tư BOT chỉ là khung, còn mức phí cụ thể do các nhà đầu tư tự thương thảo với nhau. Do đó, việc nhà đầu tư BOT cho rằng, cơ quan quản lý “áp đặt” chỉ là lo ngại mà nhà đầu tư BOT “nghiêm trọng hóa” vấn đề.

Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, việc thu phí tự động sẽ diễn ra nhanh gọn, giảm được nhân sự thu phí và nhiều chi phí quản lý. Toàn bộ số tiền thu phí được chuyển thẳng vào tài khoản của chủ đầu tư nên ý kiến cho rằng “giao việc điều hành trạm thu phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ” chỉ là cách “bàn lùi”, không có căn cứ.

Với ý kiến cho rằng, kinh phí lắp đặt thiết bị thu phí không dừng sẽ lên tới hàng nghìn tỷ đồng và sẽ là gánh nặng cho xã hội cũng được nhiều chuyên gia cho rằng đây là nhận định cảm tính bởi chưa có nghiên cứu nào chỉ ra khi lắp đặt thiết bị thu phí không dừng sẽ khiến mức thu bị giảm đi; thậm chí một số ý kiến cho rằng mức thu thực tế có thể tăng lên do các trạm BOT không giấu được những khoản thu “để ngoài”. Hơn nữa, đối với các dự án BOT giao thông vốn rất nhạy cảm, dư luận xã hội sẵn sàng chấp nhận một mức thu cũng như thời gian thu hợp lý để đổi lấy sự minh bạch.

Mặt khác, nếu xét trên bình diện vĩ mô, lợi ích của thu phí không dừng đối với xã hội là không thể bàn cãi, đơn cử như việc các phương tiện không phải dừng chờ, giảm thiểu ùn tắc… những lợi ích đó có lẽ khó lòng đo đếm được bằng tiền. Và dư luận xã hội cũng rất đồng tình với việc phải đặt ra hạn chót cho việc thu phí tự động không dừng, kiên quyết xử lý việc nhà đầu tư BOT “câu giờ” để kéo dài sự thiếu minh bạch.

Thế Vũ

Tin mới

Ra mắt MV 'Victory - Bond in Vietnam': Hòa âm tuyệt đẹp giữa âm nhạc quốc tế và di sản Việt

Ra mắt MV 'Victory - Bond in Vietnam': Hòa âm tuyệt đẹp giữa âm nhạc quốc tế và di sản Việt

(CLO) Sáng 9/4 tại Hà Nội, Báo Nhân Dân và IB Group Việt Nam đã chính thức giới thiệu MV âm nhạc đặc biệt 'Victory - Bond in Vietnam', ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của nhóm nhạc Bond tại di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).

Nghề báo
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ luôn giữ vững ngọn lửa cách mạng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ luôn giữ vững ngọn lửa cách mạng

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng đã tổ chức Gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tin tức
Đội pháo lễ đội nắng bên dàn đại bác tập luyện phục vụ lễ kỷ niệm 30/4

Đội pháo lễ đội nắng bên dàn đại bác tập luyện phục vụ lễ kỷ niệm 30/4

(CLO) Dưới tiết trời nắng gắt, các chiến sĩ Đội pháo lễ, Lữ đoàn 96, Binh chủng pháo binh vẫn hăng say tập luyện tại khu vực Bến Bạch Đằng, quận 1, TP HCM để có những màn pháo lễ trọn vẹn nhất cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đời sống
Lãnh đạo Sữa Quốc tế (IDP) thoái hết vốn cá nhân giữa lúc doanh nghiệp chuẩn bị mua lại cổ phiếu

Lãnh đạo Sữa Quốc tế (IDP) thoái hết vốn cá nhân giữa lúc doanh nghiệp chuẩn bị mua lại cổ phiếu

(CLO) Bà Chu Hải Yến – Phó Tổng Giám đốc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) – vừa đăng ký bán toàn bộ 15.000 cổ phiếu IDP đang nắm giữ, trong bối cảnh công ty đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 giảm hơn một nửa và chuẩn bị mua lại cổ phiếu quỹ.

Kinh doanh - Tài chính
Tây Ban Nha sẽ hỗ trợ khoảng 300 triệu Euro để các doanh nghiệp tăng cường hiện diện tại Việt Nam

Tây Ban Nha sẽ hỗ trợ khoảng 300 triệu Euro để các doanh nghiệp tăng cường hiện diện tại Việt Nam

(CLO) Trong cuộc gặp gỡ với báo chí sau hội đàm cùng với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết sẽ hỗ trợ khoảng 300 triệu Euro để các doanh nghiệp Tây Ban Nha tăng cường hiện diện tại Việt Nam.

Tin tức
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh nhằm hồi sinh than đá

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh nhằm hồi sinh than đá

(CLO) Hôm 8/4, Tổng thống Donald Trump đã ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp than đá của Hoa Kỳ.

Thế giới 24h
Thanh khoản tăng, chứng khoán giảm chậm lại

Thanh khoản tăng, chứng khoán giảm chậm lại

(CLO) Phiên giao dịch sáng 9/3, lực bắt đáy xuất hiện giúp thanh khoản tăng, VN-Index giảm chậm lại.

Kinh doanh - Tài chính
Video hé lộ chiến đấu cơ J-36 ba động cơ không đuôi của Trung Quốc gây chấn động giới quân sự

Video hé lộ chiến đấu cơ J-36 ba động cơ không đuôi của Trung Quốc gây chấn động giới quân sự

(CLO) Đoạn video ngắn mới xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc hôm 7/4 đã hé lộ hình ảnh cận cảnh của một máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo được cho là J-36 – loại máy bay ba động cơ không cánh đuôi.

Thế giới 24h
Đức dừng chương trình tái định cư người tị nạn của Liên hợp quốc

Đức dừng chương trình tái định cư người tị nạn của Liên hợp quốc

(CLO) Chính phủ Đức đã ra lệnh tạm dừng chương trình tái định cư người tị nạn của Liên hợp quốc, một chương trình mà nước này đã tham gia từ năm 2012.

Thế giới 24h
Châu Âu vừa trải qua tháng 3 ấm nhất trong lịch sử

Châu Âu vừa trải qua tháng 3 ấm nhất trong lịch sử

(CLO) Theo dữ liệu mới nhất từ Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh Châu Âu, tháng Ba năm 2025 đã trở thành tháng 3 nóng nhất từng được ghi nhận tại Châu Âu.

Biến đổi khí hậu
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt phong tỏa Gaza

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt phong tỏa Gaza

(CLO) Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã lên tiếng về tình hình nhân đạo nghiêm trọng tại Dải Gaza, nhấn mạnh rằng "người dân đang mắc kẹt trong một vòng xoáy chết chóc vô tận" do các cuộc không kích mới của Israel và lệnh cấm vận đối với viện trợ cần thiết.

Thế giới 24h
Việt Nam và Tây Ban Nha trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam và Tây Ban Nha trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

(CLO) Sáng 9/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước.

Tin tức
Cầu dân sinh xuống cấp, lan can nghiêng ngả ở Hà Nội

Cầu dân sinh xuống cấp, lan can nghiêng ngả ở Hà Nội

(CLO) Hà Nội hiện nay có tới 144 cầu tạm, cầu yếu, cầu dân sinh. Trong đó, có một số cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng hằng ngày vẫn 'gồng gánh' nhu cầu giao thông của người dân.

Công luận 24H
Giá xăng ngày mai sẽ giảm 'sốc'?

Giá xăng ngày mai sẽ giảm 'sốc'?

(CLO) Trong kỳ điều chỉnh ngày mai (10/4), giá xăng trong nước có thể giảm rất mạnh, dao động từ 1.300 - 1.600 đồng/lít, tùy loại. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Chính phủ yêu cầu đánh số nhà đảm bảo khoa học, đồng bộ sau sáp nhập

Chính phủ yêu cầu đánh số nhà đảm bảo khoa học, đồng bộ sau sáp nhập

(CLO) Chính phủ giao Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn để thống nhất việc rà soát, đánh số và gắn biển số nhà trên toàn quốc, đảm bảo khoa học và đồng bộ ở cả đô thị, nông thôn lẫn miền núi.

Công luận 24H
Người dân làng Tây Tựu bội thu hoa loa kèn đầu mùa vụ

Người dân làng Tây Tựu bội thu hoa loa kèn đầu mùa vụ

(CLO) Đầu tháng 4 hàng năm, người dân trồng hoa làng Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật vào vụ thu hoạch hoa loa kèn để kịp cung ứng ra thị trường tiêu thụ cho người dân trong cả nước.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?

Góc nhìn
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn