Thử thách trong phát triển tạp chí văn nghệ ở địa phương

Chủ nhật, 31/05/2020 21:45 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng biên tập Tạp chí Sông Thương Nguyễn Thị Thu Hà đã phân tích về những thách thức trong phát triển tạp chí văn nghệ ở địa phương trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay cũng như áp lực đổi mới từ tờ tạp chí mà chị và đồng nghiệp đang phải nỗ lực từng ngày.

Theo sự phân bổ của quy hoạch báo chí mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 1 cơ quan báo chí thuộc Đảng bộ cấp tỉnh gồm 1 tờ báo in, 1 tờ báo hình, báo nói, 01 cơ quan tạp chí thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh.

Theo sự phân bổ của quy hoạch báo chí mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 1 cơ quan báo chí thuộc Đảng bộ cấp tỉnh gồm 1 tờ báo in, 1 tờ báo hình, báo nói, 01 cơ quan tạp chí thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh.

Nhà báo Thu Hà chia sẻ: Với quan điểm “Báo chí là phương tiện, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Đây là nội dung thứ nhất tại Điều 1 trong Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Như vậy, báo chí của ta nói chung là một thể thống nhất dưới sự lãnh đạo chung, chủ trương chung của Đảng.

Theo sự phân bổ của quy hoạch báo chí mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 1 cơ quan báo chí thuộc Đảng bộ cấp tỉnh gồm 1 tờ báo in, 1 tờ báo hình, báo nói, 01 cơ quan tạp chí thuộc Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh.

Cho tới hiện nay, một số tạp chí văn nghệ tỉnh bạn giữ ở hình thức báo tuần để hòa vào hệ thống báo chí nói chung. Những tờ báo văn nghệ ấy đã tạo nên dấu ấn về số lượng phát hành vì đi kèm cùng báo Đảng (theo chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị về mua và đọc báo, tạp chí của Đảng).

Tuy nhiên  hình thức này mới đáp ứng được về nhu cầu phát hành, tăng nguồn kinh tế cho mỗi cơ quan báo chí, thậm chí là tự chủ được nguồn kinh phí cho một số hoạt động như họp cộng tác viên, tổ chức đi thực tế...Thực hiện theo cách làm báo văn nghệ, không phải Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh nào cũng lựa chọn và có điều kiện để lựa chọn.

Khi đứng ở ngoài nhìn vào hoạt động sôi nổi của tờ báo văn nghệ địa phương tỉnh bạn phản ánh những sự kiện nóng hổi trong đời sống diễn ra hằng ngày bằng các bài ký, ghi chép, phóng sự, thơ thì rất ấn tượng với sự năng động.

Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng, nguồn lực và năng lượng thể hiện là tác phẩm văn học nghệ thuật không phải lúc nào cũng sung sức. Khi tác nghiệp theo sự kiện chính trị, vấn đề thời sự vốn không phải là thế mạnh của lực lượng văn nghệ trong sáng tác khi chạy đua với thời gian, bởi nguồn lực viết chủ yếu là hội viên, cộng tác viên, mà lực lượng phóng viên, biên tập viên ở tòa soạn tạp chí văn nghệ địa phương còn mỏng.

Việc kiểm soát các nguồn tin trong các bài phản ánh, phóng sự theo dòng thời sự của cộng tác viên chưa có cơ chế như một tòa soạn báo chuyên nghiệp, thậm chí đôi khi chưa thể hiện được sự bình luận sắc sảo, tính dự báo sâu sắc, nét chân thiện mỹ của văn học nghệ thuật mà mới chỉ phản ánh theo dòng sự kiện diễn ra ở thực tế.

Khi chuyển hướng sang làm báo văn nghệ ở địa phương sẽ xảy ra một trạng thái là nửa văn nghệ (có tác phẩm văn học nghệ thuật của hội viên), nửa báo (có bài phản ánh thông tấn về thời sự chính trị). Mặt khác cầm một tờ báo văn nghệ chuyên ngành văn học nghệ thuật mỏng, bị cuộn lại thành nếp thì những tác phẩm như tranh, ảnh nghệ thuật cũng theo đó một cách cơ học không còn nguyên giá trị trang trọng-sang trọng đối với một tác phẩm văn nghệ.

Nếu là một tờ tạp chí dày dặn thì dù đọc ngay hay không đọc ngay thì cũng được đặt trân trọng trên tầng giá sách, hoặc tặng nhau như một tác phẩm. Đó là điều mà nhiều Hội VHNT các tỉnh đã không chuyển hóa sang báo mà giữ nguyên là tạp chí với số lượng trang dày dặn, có gáy sách. Đây cũng là một lý do mà Hội VHNT Bắc Giang đang giữ vững bản sắc truyền thống văn học nghệ thuật của tỉnh trong sự vận động đa dạng.

Trong số hoạt động chuyển đổi theo hướng tùy điều kiện ở mỗi địa phương thì tỉnh Quảng Ninh là tỉnh đi đầu trong công tác quy tụ báo chí tỉnh thành Trung tâm truyền thông từ đầu năm 2019, trên cơ sở hợp nhất 4 cơ quan báo chí, thông tin của tỉnh lại. Một cách làm mới nhưng cũng gặp nhiều khó khăn ban đầu. Đó là những ý kiến từ văn nghệ sĩ của tỉnh lo ngại trước sự hợp nhất này thì tác phẩm văn học nghệ thuật của họ sẽ rơi vào khoảng biên tập tư duy theo kiểu báo chí chứ không còn thuần chất văn chương, nghệ thuật.

Tại Đại hội VHNT tỉnh Quảng Ninh vào cuối năm 2019, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã khẳng định với các văn nghệ sĩ Quảng Ninh về sự phát triển của báo chí văn học nghệ thuật. Sự hợp nhất này nhằm tạo điều kiện để báo chí tuyên truyền văn học nghệ thuật cùng phát triển song hành. Và văn nghệ sĩ tỉnh bạn cũng đang chờ đợi để theo thời gian sẽ khẳng định được điều này. Một số phân hội ở các huyện của tỉnh Quảng Ninh đã ra ấn phẩm văn học nghệ thuật riêng của hội viên trong huyện. Như vậy là một cách tạo nên sự phát triển phong phú.

Tạp chí Sông Thương

Tạp chí Sông Thương

Đến thời điểm này, trong hệ thống báo chí của mỗi tỉnh đang giữ vững một bộ khung cơ cấu báo, tạp chí. Mỗi tờ báo, tạp chí có sự phát triển trong thuận lợi và khó khăn khác nhau. Nhìn chung báo in, báo hình, báo tiếng của các địa phương đang có nhiều đổi mới, có nhiều bước tiến trong nâng cao chất lượng truyền tin, hình ảnh, các chuyên mục, chương trình với những sự đầu tư máy móc, kỹ thuật, con người khá đồng bộ.

Còn tạp chí văn nghệ thì có đổi mới về hình thức, nội dung nhưng nét bứt phá thì còn hạn chế. Một tờ chuyên ngành văn học nghệ thuật nằm trong khối tư tưởng văn hóa nói chung thì cũng theo đà phát triển của tầm vĩ mô chủ trương chung về văn hóa.

Theo Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Tạp chí văn nghệ địa phương là cơ quan ngôn luận của Hội VHNT tỉnh giao thoa quản lý giữa nhiều cấp: đơn vị chủ quản về hoạt động chuyên môn, tuân thủ đầy đủ các chức năng báo chí của Sở Thông tin- Truyền thông, hoạt động nghiệp vụ báo chí từ Hội Nhà báo tỉnh, có nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, kinh tế, văn hóa của địa phương từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

 Để có một tạp chí văn học nghệ thuật đáp ứng được toàn diện các tiêu chí về quản lý, về chất lượng tác phẩm phụ thuộc chính vào năng lực sáng tác của hội viên địa phương. Nếu để tạp chí có nhiều tác phẩm hay mà lựa chọn từ cộng tác viên ngoài tỉnh thì dễ làm mất đi bản sắc của địa phương, xa dời mục đích, tôn chỉ của tạp chí tỉnh nhà; cũng không loại trừ trường hợp, bài viết hay của cộng tác viên bên ngoài không kiểm soát được việc đăng lại ở nhiều tờ khác nhau.

Các Hội VHNT trong khối liên kết phát triển văn học nghệ thuật ở từng khu vực đã có những hội thảo bàn về việc phát triển tạp chí văn nghệ địa phương, nhưng vấn cốt lõi vẫn xoay quanh nguồn lực tài chính cho chế độ trả nhuận bút với tác phẩm đặt hàng, cơ chế cho người quản lý, biên tập tờ tạp chí văn nghệ đặc thù… Mỗi tờ tạp chí của mỗi tỉnh có những cách làm riêng, nhưng tất cả đều phụ thuộc vào mức độ quan tâm, coi trọng vai trò hoạt động, sáng tạo văn học nghệ thuật địa phương của cấp quản lý chung.   

Tạp chí văn nghệ đang chịu một sức nặng áp lực về việc chọn, sử dụng tác phẩm văn học nghệ thuật của hội viên địa phương tham gia, tuyên truyền các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế của địa phương và đất nước. Một áp lực nữa từ phía độc giả là tác phẩm nghệ thuật phải hay, chất lượng...

Tạp chí Sông Thương có cơ quan chủ quản là Hội VHNT tỉnh. Bên cạnh những công việc hoạt động văn học nghệ thuật của tỉnh, đối ngoại và phát triển văn học nghệ thuật trong khối văn hóa nghệ thuật nói chung thì Hội VHNT tỉnh quản lý Tạp chí theo đúng tiêu chí, tôn chỉ mục đích đặc thù, là phương tiện tuyên truyền quảng bá tác phẩm của văn nghệ sĩ địa phương.

Tạp chí văn nghệ của Hội đã ổn định chuyên mục và đúng chức năng phản ánh của mình. Tuy nhiên, để thay đổi và phát triển và phát triển về chất lượng, lực lượng đến đâu trong phát hành, nâng mức nhuận bút cho tác phẩm... đang là vấn đề đặt ra khi chưa thể tự chủ động một phần kinh phí ra tạp chí.

Theo quan sát hiện trạng thì tạp chí văn nghệ ở địa phương nói chung cùng đang lúng túng trong sự phát triển như tăng kỳ, tăng trang, tăng nhuận bút, tăng phát hành, nâng cao đời sống cho người làm tạp chí chuyên ngành đặc thù...

Việc tạp chí văn nghệ địa phương chưa thể cất cánh cùng báo chí của tỉnh đó là những lý do sau: Tạp chí văn nghệ tỉnh thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, nguồn đầu tư kinh phí phụ thuộc vào kinh phí nhà nước. Tạp chí thuộc thể loại chuyên ngành văn học nghệ thuật nhưng số lượng biên tập viên về văn học chiếm đa số, còn lại biên viên các chuyên ngành đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật, họa sĩ phải kiêm nhiệm hoặc hợp đồng theo vụ việc. Với điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất thì khó có thể phát triển thành một tạp chí điện tử.

Một số Hội VHNT tỉnh bạn thành lập trang thông tin điện tử và đăng tải các tác phẩm văn học nghệ thuật của hội viên từ nguồn tạp chí in. Đây cũng là một cách để các tác phẩm văn học nghệ thuật của hội viên được đến gần với công chúng thêm một lần nữa.

Tuy nhiên cách này chỉ là một cách ứng phó trong điều kiện hiện thời, chưa có sự chuyên nghiệp để thực sự quảng bá và đưa những giá trị trong tác phẩm văn học nghệ thuật đến với công chúng như  âm nhạc, hội họa trong thời đại 4.0. Mặt khác, đối tượng hưởng thụ văn học nghệ thuật cũng được lựa chọn theo sở thích của công chúng, lứa tuổi.

Báo giấy đang có xu hướng tụt giảm số lượng điều này không có nghĩa là văn hóa đọc đi xuống như một số người đang nghĩ mà mỗi loại hình báo chí lại có độc giả riêng, phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích.

Thực tế, các trang tin, điểm tin, báo điện tử đang phát triển như trang baomoi, zing.vn và một số trang youtube cá nhân, google đang điểm tin chính trong ngày, những vấn đề đang được quan tâm… Dường như lực lượng này xuất hiện và trở thành một kênh cạnh tranh với báo chí chính thống. Đưa tới một xu thế, báo chí, phương tiện truyền thông không còn ở dạng đa phương tiện mà trở thành đa tầng thể hiện.

Vì vậy, có hiện tượng nảy sinh một xu hướng thể hiện ở góc độ: Một số tạp chí điện tử, báo ngành đang thực hiện chức năng của tờ báo trong việc đưa tin, bài thiếu quan tâm đến chuyên môn sâu trong lĩnh vực ngành của mình. Thậm chí còn triển khai mạnh lĩnh vực điều tra  đối với doanh nghiệp, cá nhân và địa phương…

Một cách chủ quan rằng, với đường truyền internet, có thể ngồi ở đâu trong lãnh thổ của mình vẫn hoạt động truyền tin được. Như vậy, hệ thống truyền thông nói chung, lĩnh vực báo chí nói riêng đang có nhiều vấn đề đặt ra trong công tác quản lý về thông tin, quy tắc ứng xử báo chí trong đời sống cộng đồng và phát triển hệ thống báo chí ở thời kỳ mới.

Để phát triển đồng bộ hệ thống báo chí địa phương như hiện nay, tạo động lực cho đội ngũ sáng tác văn học nghệ thuật, cần có một cơ chế riêng tạp chí văn nghệ bởi đó là hoạt động đặc thù phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền bằng tác phẩm văn học nghệ thuật. Cũng là một tờ báo thuộc hệ thống báo chí cách mạng, nhưng chưa có cơ chế phát hành theo Chỉ thị  11-CT/TW của Bộ Chính trị về mua và đọc báo, tạp chí của Đảng.

Theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 tại Quyết định số 362/QĐ-TTg phê duyệt thì (tại mục 7. a) về Khoa học công nghệ có nhấn mạnh việc đầu tư cho các cơ quan báo chí chủ lực gắn với yêu cầu hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ truyền thông tiên tiến và có cơ chế khuyến khích các cơ quan báo chí tiếp cận công nghệ truyền thông tiên tiến.

Như vậy, cần đầu tư về hệ thống trang tin điện tử cho tạp chí văn nghệ để đưa tác phẩm văn học nghệ thuật địa phương phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương với sự lan tỏa rộng rãi thông tin, tác phẩm văn học nghệ thuật về con người, thắng cảnh, danh lam di tích lịch sử trong mục tiêu phát triển du lịch phía trước.  

Trong thời đại phát triển về công nghệ thông tin, đang đặt ra một thử thách trong phát triển báo chí ở địa phương theo quy hoạch, vừa đúng vai trò chức năng của mỗi tờ báo, tạp chí, vừa đồng bộ hệ thống báo chí của địa phương cùng cất cánh và phát triển. 

HV (ghi) 

Tin khác

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”: Lan toả văn hóa lịch sử Thăng Long - Hà Nội

(CLO) Chiều 28/3, tại Hà Nội, Báo Hànộimới phát động Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 67 năm ngày Báo Hànộimới mới xuất bản số hàng ngày đầu tiên (24/10/1957-24/10/2024) và Kỷ niệm 35 năm xuất bản ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần (2/4/1989-2/4/2024).

Nghề báo
Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo