Thủ tướng: Chính phủ chuẩn bị một Chiến lược phát triển mới, hướng tới tầm nhìn năm 2045

Thứ tư, 05/12/2018 16:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 5/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam (VRDF) lần thứ nhất với chủ đề "Tầm nhìn mới, động lực mới cho tăng trưởng kinh tế trong kỷ nguyên mới”.

Báo Công luận
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham dự VRDF. Ảnh: VGP

Đây là Diễn đàn thay thế Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF), Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG), sự kiện được tổ chức lần đầu tiên cách đây 25 năm.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng khi Diễn đàn sang một trang mới với tên gọi mới. Điều này cho thấy dấu mốc chuyển mình của Việt Nam. Từ một nước nhận viện trợ, đã vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, năng động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đồng thời cũng là quốc gia sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và tích cực giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Theo Thủ tướng, để chuyển đổi thành công từ một quốc gia có trình độ phát triển thấp trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình với tốc độ phát triển cao và ổn định là điều không dễ dàng. Và một quốc gia như Việt Nam ngày nay có thể vượt thoát bẫy thu nhập trung bình, trở thành nước có thu nhập trung bình cao sẽ càng là thử thách.

Do đó, Thủ tướng mong muốn các nhà tài trợ tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong thời gian tới, giúp Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình, thoát nguy cơ bị tụt lại phía sau trong thế giới toàn cầu hóa.

Thủ tướng bày tỏ, Việt Nam có tầm nhìn và khát vọng về một quốc gia thịnh vượng vào năm 2045 - mốc lịch sử 100 năm độc lập. Việt Nam luôn cháy mãi khát vọng thịnh vượng, với mục tiêu sẽ gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập cao trên thế giới và là thành viên có trách nhiệm, chia sẻ trở lại với cộng đồng quốc tế trong những thập niên tới.

Sự phát triển của Việt Nam được đặt trong tổng hòa của tính bền vững, bao trùm về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường tự nhiên. Đó là một nền kinh tế dựa trên tri thức, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, và có khả năng chống chịu cao với biến đổi khí hậu, thiên tai và mọi người dân đều dược hưởng lợi từ thành quả phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Báo Công luận
 Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tặng tài liệu Khung chính sách kinh tế Việt Nam cho Ngân hàng Thế giới. Ảnh: VGP

Có khát vọng, có niềm tin vào tương lai nhưng Việt Nam cũng nhận thức rõ con đường hiện thực hoá tầm nhìn và chiến lược phát triển không bằng phẳng mà sẽ chông gai, nhiều thách thức. Những thách thức đến từ nội tại nền kinh tế cũng như từ môi trường quốc tế đầy cạnh tranh và bất ổn. Để vượt qua thách thức, theo Thủ tướng, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung giải quyết 3 điểm nghẽn để chuyển hóa thành 3 đột phá chiến lược thực sự phục vụ cho yêu cầu phát triển.

Về thể chế, Thủ tướng khẳng định, Chính phủ sẽ tăng tốc trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo kênh tương tác trực tiếp giữa người dân và chính quyền, xây dựng một cơ chế mà các chủ thể trong xã hội có thể tham gia một cách hiệu quả, trực tiếp hơn vào quá trình lập chính sách.

Về chất lượng nguồn nhân lực, Chính phủ xác định nhân lực là chìa khóa vàng cho sự thành công trong tương lai và đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để xây dựng được nguồn lực con người chất lượng phục vụ tăng trưởng bền vững.

Về cơ sở hạ tầng, Thủ tướng cho biết, trong giai đoạn tới, Việt Nam ưu tiên đầu tư cho hạ tầng thông minh, hạ tầng công nghệ số để tăng khả năng kết nối các yếu tố và tài nguyên của nền kinh tế.

Thực hiện 3 đột phá nêu trên, để bắt nhịp với thời đại và xu hướng mới, Chính phủ sẽ bổ sung thêm 2 đột phá mới, coi đó là 2 động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam trong thập niên tới.

Một là thúc đẩy năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ 4.0. Trong thời đại công nghệ gắn với ý tưởng sáng tạo và đổi mới sáng tạo ngày nay thì những rào cản công nghệ truyền thống không còn lớn nữa, mọi quốc gia đều có thể vươn lên và bứt phá. Song song với đó là xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Báo Công luận
 Thủ tướng gặp gỡ các đại biểu tham gia Diễn đàn. Ảnh: VGP

Hai là thúc đẩy và phát huy khu vực kinh tế tư nhân. Thủ tướng nhất trí với nhận định của các chuyên gia, đây là một trong các đòn bẩy quan trọng, tạo sức cạnh tranh, tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế trong điều kiện môi kinh tế quốc tế và khoa học công nghệ nhiều biến động. Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và có những hành động cụ thể nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân; hướng tới mục tiêu năm 2020 có khoảng 1 triệu doanh nghiệp, chủ yếu trong khu vực tư nhân.

Thủ tướng cho biết, từ năm 2019, Chính phủ chuẩn bị một Chiến lược phát triển mới cho thời kỳ 2021 - 2030 và chuẩn bị các chương trình nghị sự, đặt nền móng hướng tới tầm nhìn 2045.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ liên quan, tổng hợp các phát hiện, đề xuất, kiến nghị tại Diễn đàn, nghiên cứu báo cáo Thủ tướng để chỉ đạo hoàn thiện các cơ chế, chính sách, triển khai các biện pháp cụ thể phát huy các động lực phát triển hiệu quả, thiết thực. Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến để hành động hướng tới sự thịnh vượng và bền vững của Việt Nam.

PV

Tin khác

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 5 gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng.

Tin tức
Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức