Thủ tướng: Dần chuyển hẳn sang phạt nguội đối với hành vi vi phạm an toàn giao thông

Thứ hai, 22/07/2019 22:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng yêu cầu phải lập cơ sở dữ liệu người dân và chủ các phương tiện để chuyển hẳn sang chủ yếu là phạt nguội đối với vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, không để bộ máy cứ phình to, cán bộ cứ tiếp tục rải trên đường mà hiệu quả không cao.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng năm 2019. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng năm 2019. Ảnh: VGP

Chiều 22/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng năm 2019 và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2019.

Tham dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng hoan nghênh kết quả bảo đảm an toàn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2019 khi tai nạn giao thông giảm mạnh cả 3 tiêu chí, số vụ tai nạn, người chết, bị thương.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, còn một số tồn tại như xảy ra nhiều vụ tai nạn xe khách, xe tải nghiêm trọng; vẫn còn có 8.000 người chết và đến 15.000 người bị thương do tai nạn giao thông. Xuất hiện các “điểm đen” ngay chính tại cơ quan đào tạo, kiểm tra, đăng kiểm xe, các "điểm đen" này còn nguy hiểm hơn "điểm đen" trên đường.

Cho rằng báo cáo sơ kết 6 tháng mới tập trung nhiều đến an toàn giao thông đường bộ, Thủ tướng nhấn mạnh, an toàn giao thông đường sắt, đường thủy, hàng không cũng vô cùng quan trọng khi mà tăng trưởng khách du lịch đi qua đường hàng không ở Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng đề nghị, Bộ GTVT khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông Đường bộ 2008, khung pháp luật quan trọng nhất để xử lý vấn đề đặt ra.

Bộ Tư pháp khẩn trương đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng mạnh khung xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Cần khẩn trương hoàn thiện nghị định thay thế Nghị định 46 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Đặc biệt, khẩn trương báo cáo lại Thủ tướng Nghị định thay thế Nghị định 86 về điều kiện kinh doanh vận tải, loại bỏ ngay các điều kiện không cần thiết, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vận tải thay cho phương thức quản lý truyền thống. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện chương trình giáo dục an toàn giao thông trong hệ thống giáo dục phổ thông, nâng cao giáo trình, chất lượng.

Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn giao thông, Thủ tướng yêu cầu phải lập cơ sở dữ liệu người dân và chủ các phương tiện cũng như các biện pháp quyết liệt để chuyển hẳn sang chủ yếu là phạt nguội, không để bộ máy cứ phình to, cán bộ cứ tiếp tục rải trên đường mà hiệu quả không cao, không đáp ứng được yêu cầu của một xã hội 4.0.

Theo Thủ tướng, cần có cơ chế chia sẻ, liên thông dữ liệu giữa các cơ quan như GTVT, Công an, Y tế, Tài chính. Quyết liệt triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng. Bộ trưởng GTVT và Chủ tịch các địa phương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về vấn đề thu phí không dừng, trong năm nay phải kết thúc việc này. Không thực hiện thu phí không dừng thì không cho trạm BOT thu phí.

Thủ tướng yêu cầu khi cấp lại giấy phép lái xe, cần rà lại việc thực hiện pháp luật, kỹ năng, hành vi vi phạm trước đó. Yêu cầu đóng cửa cơ sở đăng kiểm hoặc sát hạch lái xe không bảo đảm chất lượng. Cần quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác bảo đảm an toàn giao thông, kiên quyết nói không với tiêu cực, lợi ích nhóm. Các cơ quan tố tụng xử lý nghiêm, kịp thời các vụ vi phạm an toàn giao thông và yêu cầu quần chúng giám sát, phát hiện sai trái, bao che.

PV

Tin khác

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức