Thủ tướng đồng ý cho các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu mở cửa trở lại

Thứ năm, 07/05/2020 14:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng đồng ý cho phép mở các dịch vụ kinh doanh dịch vụ không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường, nhưng phải đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch bệnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp nghe Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo tình hình dịch COVID-19 và các biện pháp mới. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp nghe Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo tình hình dịch COVID-19 và các biện pháp mới. Ảnh: VGP

Sáng 7/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong bối cảnh cả nước đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh và bắt đầu trạng thái bình thường mới.

Tính đến 18h ngày 6/5, thế giới ghi nhận hơn 3,74 triệu người mắc SARS-CoV-2 tại 214 quốc gia, vùng lãnh thổ; 258.846 trường họp tử vong.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia, tại Việt Nam, kể từ ngày 16/4 đến nay không ghi nhận thêm trường hợp mắc SARS-CoV-2 mới tại cộng đồng. Trong vòng một tuần qua, chỉ ghi nhận 1 trường họp mắc mới là chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc, được cách ly ngay khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Ngày 6/5 đã thực hiện giải tỏa cách ly tại ổ dịch thôn Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội) và tại xã Phố Là (Đồng Văn, Hà Giang) sau 28 ngày thực hiện cách ly y tế, không phát hiện trường hợp mắc mới. Như vậy, về cơ bản tình hình dịch tại Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt, nguy cơ xuất hiện các trường hợp dương tính tiềm ẩn trong cộng đồng là rất thấp.

Ban Chỉ đạo quốc gia cho rằng, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, với số mắc và số tử vong cao ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài để có thể nới lỏng được ở bên trong nhằm thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội.

Ban Chỉ đạo kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện nghiêm việc kiểm soát người nhập cảnh và thực hiện cách ly 14 ngày một cách phù hợp và xét nghiệm đối với tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cả nước ở tình trạng nguy cơ thấp, đây là điều đáng mừng. Tuy vậy, tình hình dịch bệnh trên thế giới, khu vực châu Á, Đông Nam Á vẫn diễn biến phức tạp.

Do vậy, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp xác lập tình trạng bình thường mới trong cuộc sống và các hoạt động kinh tế - xã hội để dần trở lại bình thường. Đẩy mạnh phục hồi kinh tế, xây dựng đất nước là nhiệm vụ ưu tiên quan trọng, cần tập trung ở mọi cấp, mọi ngành, nhưng cũng không được chủ quan, coi thường dịch bệnh COVID-19.

Về giải pháp cụ thể, Thủ tướng nhấn mạnh, tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch xâm nhập. Nếu có người ở nước ngoài về, đều phải cách ly tập trung 14 ngày, trừ trường hợp chuyên gia, công nhân lành nghề, nhà đầu tư thì có phương thức cách ly tại chỗ phù hợp. Tuyệt đối không để người nhập cảnh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Bên cạnh đó, cần sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp dương tính trong cộng đồng. Ban chỉ đạo các cấp duy trì nhóm phản ứng nhanh, dự báo và thu thập dữ liệu để phát hiện nhanh nhất các trường hợp dương tính, các trường hợp tiếp xúc gần, kịp thời khoanh vùng, cách ly, dập dịch.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng và trên phương tiện hành khách công cộng đông người, rửa tay, bảo đảm vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc ở nơi đông người.

Đồng ý với đề xuất về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Thủ tướng nêu rõ, không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang trong lớp học, giữ vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay. Định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí. Nhà trường tăng cường các biện pháp lau khử khuẩn bề mặt, vệ sinh phòng, lớp học, nhà vệ sinh; không bắt buộc thực hiện giãn cách trong lớp học… Ngành giáo dục, các địa phương có kế hoạch tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT, bảo đảm trung thực, khách quan.

Thủ tướng cũng đồng ý cho phép các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu được mở cửa trở lại bình thường, trừ vũ trường và karaoke, và phải đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch bệnh.

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: VGP

Cùng với đó, bỏ giới hạn về số chỗ trên các phương tiện giao thông công cộng (máy bay, xe khách, tàu hỏa, tàu thủy…) nhưng yêu cầu bắt buộc hành khách đeo khẩu trang. Cho phép tổ chức một số hoạt động thể thao, sự kiện tập trung đông người... khuyến cáo đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn.

Ngành y tế tiếp tục kiện toàn năng lực cho các phòng xét nghiệm xác định COVID-19, đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết phục vụ xét nghiệm. Tiếp tục theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh và các kỹ thuật/sinh phẩm chẩn đoán trên thế giới và tại Việt Nam để điều chỉnh hoạt động xét nghiệm phù hợp với công tác phòng, chống dịch.

Tiếp tục nghiên cứu phác đồ điều trị, xây dựng các hướng dẫn và tập huấn cho y tế cơ sở để thực hiện theo dõi, giám sát sức khỏe cho người dân tại cộng đồng và hướng dẫn xử trí khi có các trường hợp nghi ngờ hoặc dương tính.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, UBND các địa phương nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ giao, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, các gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ, đưa nhanh tiền hỗ trợ an sinh xã hội theo Nghị quyết 42 đến người bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, chống gian lận.

Các ngành và các địa phương có liên quan, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương có phương án kêu gọi, xúc tiến đầu tư, tìm các tập đoàn, các đơn vị trong và ngoài nước đến đầu tư, làm ăn ở địa phương mình để tạo một không khí thu hút phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Về thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Thủ tướng đồng ý cho phép mở lại một số cửa khẩu phụ, lối mở theo đề xuất của tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch khẩn trương chỉ đạo hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch truyền thông các điểm đến an toàn với những việc làm cụ thể, thiết thực, đẩy mạnh du lịch nội địa và chuẩn bị phương án tái khởi động thị trường du lịch quốc tế vào thời điểm thích hợp.

Thế Vũ

Tin khác

Ninh Bình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác dân vận năm 2024

Ninh Bình bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác dân vận năm 2024

(CLO) Công tác dân vận là công tác cơ bản và hết sức quan trọng của Đảng, là nhân tố quan trọng không ngừng củng cố và bồi đắp mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Trên cơ sở đó, cán bộ làm công tác dân vận tỉnh Ninh Bình cần bám sát chức năng, nhiệm vụ, nắm chắc tình hình dư luận xã hội để tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc tại cơ sở.

Tin tức
Bắc Ninh gặp mặt tọa đàm Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến

Bắc Ninh gặp mặt tọa đàm Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến

(CLO) Ngày 25/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị gặp mặt tọa đàm Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức
Ninh Bình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Ninh Bình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình trang trọng tổ chức chương trình gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tin tức
Hiệp định Geneve thể hiện sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hiệp định Geneve thể hiện sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu rõ: Hiệp định Geneve về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã thể hiện sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, trọng công lý và lẽ phải; có ý chí quật cường bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; sẵn sàng hợp tác hữu nghị với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Tin tức
Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

(CLO) Liên quan đến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, Bộ Tài chính đề xuất Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, có vốn điều lệ, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn.

Tin tức