Thủ tướng: ‘Không biết mà quản chỉ là hợp thức hóa, không biết mà ký thì rất dễ bị sai’

Thứ năm, 16/09/2021 17:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đẩy mạnh phân cấp phân quyền phải đi đôi với quy định trách nhiệm, thiết kế công cụ để kiểm tra giám sát, kiểm soát quyền lực, bố trí nguồn lực và cắt giảm các thủ tục hành chính. Nếu không phân cấp phân quyền, không biết mà quản chỉ là hợp thức hóa, không biết mà ký thì rất dễ bị sai.

Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế sáng nay (16/9/2021).

Tại Hội nghị, các đại biểu thống nhất thời gian tới, sẽ tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn”, “nút thắt” về thể chế trong các lĩnh vực được coi là “điểm nóng”, đang được dư luận xã hội, doanh nghiệp, người dân quan tâm; kịp thời ứng phó với tác động của đại dịch COVID-19, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như: Pháp luật về môi trường, đất đai, an sinh xã hội, tài chính, hợp tác công - tư; hoàn thiện các quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát bằng hệ thống pháp luật; ứng dụng thành tựu của khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới.

thu tuong khong biet ma quan chi la hop thuc hoa khong biet ma ky thi rat de bi sai hinh 1

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Chính phủ.

Bài liên quan

Trao đổi với các địa phương, Thủ tướng nhắc lại quan điểm Chính phủ và các bộ ngành Trung ương phải tập trung vào 5 nhiệm vụ chính: Xây dựng chiến lược, quy hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách; xây dựng công cụ để huy động các nguồn lực; hướng dẫn kiểm tra, giám sát; thanh tra, kiểm tra; khen thưởng, kỷ luật. Các nhiệm vụ còn lại sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. “Chỗ chưa phân cấp phân quyền thì đề nghị các địa phương cứ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương quán triệt, làm tốt hơn nữa công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong thời gian tới; Trước hết, phải nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, nhiều nơi chưa nhận thức đúng tầm về công tác này, chưa thấy rõ đầu tư cho xây dựng thể chế chính là đầu tư cho phát triển, thể chế chất lượng cao, sát thực tế, khả thi, dễ vận dụng sẽ tạo điều kiện cho phát triển bền vững. Từ đó, lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư vẫn chưa xứng tầm với một khâu đột phá chiến lược.

Thứ hai, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung cụ thể hóa, thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng, bám sát 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trên tinh thần nhà nước pháp quyền.

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện thể chế để bảo đảm thực sự là “đòn bẩy” kiến tạo phát triển, tạo động lực phát triển, phát huy các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người là quyết định (con người là trung tâm, chủ thể, là động lực, nguồn lực và mục tiêu của sự phát triển), cùng với nguồn lực tài nguyên và nguồn lực văn hóa, truyền thống lịch sử.

thu tuong khong biet ma quan chi la hop thuc hoa khong biet ma ky thi rat de bi sai hinh 2

Thủ tướng cho rằng, không biết mà quản thì chỉ là hợp thức hóa, không biết mà ký thì rất dễ bị sai.

Thứ tư, rà soát, giải quyết các vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, trên tinh thần xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong rà soát, xây dựng thể chế. Mọi chính sách, pháp luật phải hướng tới người dân và doanh nghiệp, để người dân và doanh nghiệp phát huy hết nội lực, khả năng đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế, phải quan tâm lấy ý kiến của các đối tượng bị tác động, người dân và doanh nghiệp phải được tham gia.

Thứ năm, Thủ tướng cho rằng, việc tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật còn yếu; phải tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật để biết chính sách đúng sai thế nào, nguyên nhân do quy định, do cách hiểu chưa đúng hay do khâu thực thi? Thủ tướng yêu cầu trong tổ chức thi hành pháp luật, phải quán triệt tận cơ sở, tới người dân, doanh nghiệp, tới đối tượng điều chỉnh. Tổ chức thực hiện phải quan tâm tới cơ sở, nơi gần dân nhất, sát dân nhất, biết dân nhất, sống với dân, cùng làm với dân, tiếp xúc trực tiếp nhất, nhiều nhất với dân.

Thứ sáu, Thủ tướng nhấn mạnh, việc đẩy mạnh phân cấp phân quyền phải đi đôi với quy định trách nhiệm, thiết kế công cụ để kiểm tra giám sát, kiểm soát quyền lực, bố trí nguồn lực và cắt giảm các thủ tục hành chính. “Nếu không phân cấp phân quyền, không biết mà quản thì chỉ là hợp thức hóa, không biết mà ký thì rất dễ bị sai”, Thủ tướng phát biểu.  

Nhiều ý kiến tại hội nghị đề cập yêu cầu vận dụng sáng tạo các quy định của pháp luật, Thủ tướng nêu rõ, trong tổ chức thực thi pháp luật phải nắm chắc nguyên lý cơ bản, vận dụng sáng tạo, linh hoạt để vừa không vi phạm, vừa phù hợp điều kiện, hoàn cảnh thực tế, trên cơ sở lấy lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích nhân dân là trên hết, trước hết, nếu vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm thì phải xử lý. Điều này phụ thuộc năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ các cấp. Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình ban hành và sửa đổi luật phù hợp với tình hình thực tế.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức
Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

(CLO) Qua bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam chọn ra 86 người tại 12 cơ quan, đơn vị để xác minh tài sản, thu nhập.

Tin tức
Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

(CLO) Phấn đấu đến hết năm 2025 trên địa bàn Thành phố có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021-2025 số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp; đến hết năm 2030 có khoảng 600.000 doanh nghiệp.

Tin tức
Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 19/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức
Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

(CLO) Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao".

Tin tức