Thủ tướng: Nghiêm cấm phát canh thu tô, hưởng lợi trung gian trên đất đai, tài nguyên rừng

Thứ hai, 18/11/2019 15:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng nhấn mạnh, đất đai và tài nguyên rừng phải được giao cho những chủ thể trực tiếp để quản lý sử dụng hiệu quả; nghiêm cấm tình trạng phát canh thu tô, hưởng lợi trung gian.

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ảnh: VGP

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ảnh: VGP

Sáng 18/11 tại Hà Nội, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị. Cùng dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương và doanh nghiệp, công ty nông lâm trường.

Sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp là một nội dung quan trọng trong hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước gắn với các chủ trương lớn của Đảng và nhà nước tại Nghị quyết số 28 Hội nghị Trung ương 3 khoá IX và Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Nhiều ý kiến phát biểu tại Hội nghị cho thấy, quá trình phát triển của nông, lâm trường quốc doanh trải qua nhiều giai đoạn, gắn với các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước. Hiện nay, cả nước còn gần 260 công ty nông, lâm nghiệp, quản lý gần 1,86 triệu ha, chiếm 10% đất nông nghiệp cả nước. Việc sắp xếp các nông, lâm trường luôn là vấn đề nóng, phức tạp do liên quan đến đất đai do có sự chồng lấn, tranh chấp đất giữa người dân đi khai hoang trước đây và nông, lâm trường…

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện phương án tổng thể sắp xếp đã được Thủ tướng phê duyệt còn chậm. Tình trạng đất cho thuê, cho mượn, liên doanh liên kết, sử dụng đất không đúng đối tượng, mục đích còn tiếp diễn, chưa được giải quyết dứt điểm.

Một số ý kiến đề xuất là cần đo đạc lại, làm rõ, nắm chắc từng mảnh đất, ai là chủ sử dụng thực tế. Phải hoàn thành sớm việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề, 1,8 triệu ha đất mà các công ty nông, lâm nghiệp quản lý đóng góp gì cho quốc kế dân sinh, cho phát triển nông nghiệp Việt Nam? Làm sao để nông lâm trường dẫn dắt nông nghiệp Việt Nam phát triển, nhất là phát huy hiệu quả, nâng cao đời sống của nhân dân, đồng bào dân tộc, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội của vùng biên cương?

Theo Thủ tướng, các nông lâm trường với sự chỉ đạo của địa phương, của các cơ quan chức năng, nhất là Bộ Nông nghiệp và PTNT phải đánh thức, khơi dậy, phát huy hiệu quả những tiềm năng thế mạnh, nguồn lực đất đai hiện có. Để từ đó thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như 3 sứ mệnh: Là động lực mới của nền kinh tế; là một bộ phận quan trọng của quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và là phương tiện công cụ quan trọng để đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, cụ thể là Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đặc biệt khó khăn vào cuộc sống.

Để phát triển các công ty nông lâm trường một cách thực sự bền vững, hiệu quả, theo Thủ tướng, phải có cơ chế chính sách khơi thông, có giải pháp quản lý thật sự chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực đất đai, tài nguyên rừng, nguồn nhân lực tại chỗ, trong đó có 3 nguyên tắc rất quan trọng.

Đó là đất đai và tài nguyên rừng phải được giao cho những chủ thể trực tiếp để quản lý sử dụng hiệu quả; nghiêm cấm tình trạng phát canh thu tô, hưởng lợi trung gian. Thứ hai là quan tâm đặc biệt đến tạo việc làm, đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương, nhất là đồng bào thiểu số, góp phần giải quyết tốt vấn đề tái định cư gắn với quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ phát triển rừng. Thứ ba là thu hút mạnh đầu tư, thúc đẩy sớm hình thành các vùng sản xuất nông lâm, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, thâm canh, ứng dụng công nghệ gắn với công nghiệp chế biến.

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng cho rằng trước hết là tập trung chỉ đạo việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty nông lâm nghiệp theo Nghị quyết 30. Việc sắp xếp các công ty nông lâm nghiệp phải hoàn thành trong năm 2020, không thể chậm hơn.

Đối với các công ty nông lâm nghiệp đã hoàn thành việc sắp xếp thì hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng hiệu quả các doanh nghiệp. Tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn tổ chức thực hiện, nhất là vấn đề sử dụng đất, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,  xử lý các trường hợp cho thuê, mượn, lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh liên kết trái pháp luật.

Về các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ làm tốt hơn nữa công tác tư tưởng nhận thức và thông tin tuyên truyền, nhất là cấp cơ sở. Không còn tư tưởng bao cấp, tư tưởng dựa vào đất đai của Nhà nước để làm lợi cá nhân mà Nhà nước không quản lý được.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát điều hành hội nghị. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát điều hành hội nghị. Ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, cần rà soát, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến sắp xếp, đổi mới công ty nông lâm nghiệp; ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy sớm hoàn thiện việc sắp xếp lại, nhất là giải quyết được những vướng mắc, bức xúc hiện nay.

Làm tốt công tác cán bộ, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình làm chậm, làm sai, lợi ích nhóm, tham nhũng lãng phí, đặc biệt là đừng để tình trạng làm chậm chạp như thời gian vừa qua.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo rà soát, đánh giá kỹ lại và thực hiện tốt nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới các Tổng công ty cà phê, cao su, lâm nghiệp vì đây là những doanh nghiệp rất lớn, quản lý nhiều đất đai, cần làm nghiêm túc, hiệu quả, bảo đảm an ninh trật tự, chăm lo đời sống, việc làm cho người dân trên địa bàn.

Cho rằng các địa phương có trách nhiệm rất lớn, Thủ tướng yêu cầu, phải làm mạnh hơn, giải quyết các tồn tại, nhất là tồn tại về đất đai, chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ đo đạc,  lập bản đồ địa chính, đưa ra các phương án với từng lâm trường cụ thể.

Từ Hội nghị này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì cùng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Văn phòng Chính phủ hoàn thiện báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình Bộ Chính trị.

PV

Tin khác

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức
Hà Nội: Bắn pháo hoa tại 6 điểm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Bắn pháo hoa tại 6 điểm nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

(CLO) Hà Nội sẽ có 6 điểm bắn với 7 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp nhân dịp 70 năm Giải phóng Thủ đô.

Tin tức