(CLO) Sáng 28/3, Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng bước sang ngày làm việc thứ hai.
Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu, quán triệt chuyên đề: “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025”.
Tăng trưởng GDP có xu hướng chững lại.
Sau 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; thế và lực lớn mạnh hơn nhiều, quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; có nhiều kinh nghiệm quý trong thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro; trình độ khoa học công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tăng trưởng GDP có xu hướng chững lại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đối mặt với thách thức về khai thác, sử dụng hiệu quả bền vững tài nguyên, đất đai và nguồn nước. Biến đổi khí hậu ngày càng nhanh, khốc liệt, khó lường; nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh quốc gia cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Đặc biệt, đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên thế giới, có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược phát triển KT-XH đất nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.
Trong khó khăn thách thức, chúng ta phải đổi mới tư duy phát triển
Thủ tướng nhấn mạnh, với niềm tin và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn dân tộc, Việt Nam cần nhanh chóng bứt phá, rút ngắn khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới, nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu sớm trở thành nước thu nhập trung bình cao…
Thứ nhất, phát triển nhanh và bền vững; dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phải đổi mới tư duy và hành cộng, chủ động nắm bắt cơ hội; phát triển hài hòa 3 trụ cột kinh tế - xã hội và môi trường.
Thứ hai, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ nguồn lực; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số, các sản phẩm dịch vụ, mô hình mới; côi trọng quản lý phát triển xã hội; phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Thứ ba, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng sức mạnh nội sinh quan trọng; phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước.
Thứ tư, xây dựng nền kinh tế tự chủ trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn lới ngoại lực và sức mạnh thời đại.
Thứ năm, chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường với quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, năng động, sáng tạo
5 bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra
Cụ thể bảo đảm mối tương quan hợp lý, hài hòa giữa tăng trưởng và ổn định; kiên trì ổn định vĩ mô, khắc phục nguy cơ tụt hậu; giải quyết các mối quan hệ trọng tâm về kinh tế.
Thứ hai, thực sự coi trọng phát triển văn hóa, xã hội và con người tương xứng với phát triển kinh tế; coi giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chủ yếu; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển.
Thứ ba, đảm bảo cao nhất lợi lịch quốc gia, dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản hợp tác, bình đằng, cùng có lợi; thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, năng động, sáng tạo với quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt; phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân.
Thứ tư, thực hiện tốt công tác dự báo, đánh giá và nhận định đúng, đầy đủ, kịp thời tình hình thế giới, khu vực để có những quyết sách, hành động nhanh chóng, quyết liệt, phù hợp.
Thứ năm, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và nền kinh tế tự chủ, có khả năng thích ứng và chống chịu cao.
Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, chủ đề chiến lược phát triển đất nước trong thời gian tới là: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Thủ tướng nêu rõ, 3 thành tố trọng tâm trong chủ đề chiến lược gồm:
Thứ nhất, động lực và tinh thần quyết tâm: Khơi đậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại.
Thứ hai, cách thức và phương tiện chủ yếu là: Huy động mọi nguồn lực phát triển nhan và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số.
Thứ ba, về mục tiêu phấn đấu: Phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ những nội hàm mới trong các đột phá chiến lược.
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nâng cao chất lượng thể chế, bảo đảm đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập (trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, thị trường khoa học, công nghệ). Huy động, sử dụng các nguồn lực thực hiện theo cơ chế thị trường; đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại.
Xây dựng bộ máy Nhà nước pháp quyền XHCN tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất và phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành.
Thứ hai, tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị, văn hóa, con người Việt Nam.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại.
Trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, vùng, địa phương kết nối đồng bộ thống nhất.
(CLO) Gói thầu Toàn bộ khối lượng xây dựng công trình (GĐ1) của Dự án “Tuyến đường liên huyện từ thị trấn Phù Mỹ đi xã Cát Minh, huyện Phù Cát”, có giá dự toán hơn 110 tỷ đồng đã không chọn được nhà thầu do các đơn vị tham gia đều bị đánh trượt.
(CLO) Cơ quan quản lý Trung Quốc yêu cầu chấn chỉnh việc hàng loạt phim có chủ đề xa rời thực tế về "cuộc sống hào môn", "không làm mà hưởng", "đổi đời sau một đêm" đang tràn lan trên các nền tảng trực tuyến của nước này.
(CLO) Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc triển khai thực hiện tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản (BĐS) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
(CLO) Ngày 26/11, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn và các thành viên Tổ công tác số 1 của UBND tỉnh làm việc với UBND TP Bắc Ninh về xử lý các trường hợp giao đất ở không đúng thẩm quyền; sử dụng đất lấn chiếm; tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện các dự án đất dân cư dịch vụ trên địa bàn thành phố theo Kết luận số 739-KL/TU và Kết luận số 740-KL/TU ngày 12/6/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Để có tiền tiêu xài và đánh bạc trên mạng, Lê Thị Hiền đã dùng nhiều thủ đoạn như lừa góp tiền làm dịch vụ chứng minh tài chính, ký quỹ mở công ty du học, đưa người đi xuất khẩu lao động… chiếm đoạt hơn 14 tỷ đồng.
(CLO) Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang bước vào giai đoạn tái cơ cấu mạnh mẽ, giảm chi tiêu và cắt giảm nhân sự sau một thời kỳ đầu tư khổng lồ vào các công nghệ xe điện (EV) và xe tự lái.
(CLO) Ngày 26/11, Công an tỉnh Bình Phước thông tin, đã phối hợp với Phòng CSGT Công an tỉnh Gia Lai bắt giữ 2 đối tượng bị truy nã trong chuyên án về ma túy khi đang bỏ trốn.
(CLO) Trong dịp Tết Nguyên đán 2025 sắp tới, 3 bến xe lớn gồm Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Đông mới và Bến xe Miền Tây vừa có kế hoạch phục vụ hành khách đi lại đợt cao điểm, kéo dài từ ngày 19/1 đến 7/2/2025.
(CLO) Chủ tịch HoREA cho rằng TP.HCM cần cân nhắc tăng diện tích sử dụng căn hộ trong phương pháp xác định dân số tại các tòa chung cư nhằm phát triển các khu đô thị, nâng cao chất lượng nhà ở.
(CLO) Hàng triệu người dùng trên toàn thế giới bất ngờ gặp sự cố gián đoạn nghiêm trọng với các dịch vụ của Microsoft như Outlook và Teams. Sự cố kéo dài cả ngày, ảnh hưởng đến email và hệ thống họp trực tuyến, những công cụ quan trọng của nhiều doanh nghiệp.
(CLO) Tỷ phú Warren Buffett vừa thông báo sẽ hiến tặng thêm 1 tỷ USD cho các quỹ gia đình và chỉ định ba người kế nhiệm làm ủy viên quản trị trong tương lai.
(CLO) Du thuyền Grand Pioneers Cruise trên Vịnh Hạ Long được vinh dự là đơn vị đầu tiên của Việt Nam nhận giải “Hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024” tại World Cruise Awards.
(CLO) Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai nhận thấy, qua mỗi chuyến khảo sát, giám sát tới các trung tâm cai nghiện, nhà tạm giữ và các trại giam, tỷ lệ trại viên và phạm nhân là thanh thiếu niên ngày càng tăng cao trong những năm gần đây, trong khi tuổi đời của các cháu, các em còn rất trẻ.
(CLO) Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Giải quyết kịp thời các tố cáo, kiến nghị, phản ánh về tham nhũng, tiêu cực liên quan đến nhân sự đại hội đảng bộ các cấp…
(CLO) Ngày 26/11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa XX, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức hội nghị lần thứ 38 cho ý kiến vào dự thảo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
(CLO) Ngày 25/11, tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, đã diễn ra cuộc gặp thường niên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng giữa 3 quốc gia.
(CLO) Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu trong một số lĩnh vực và trong đấu tranh với tội phạm ma túy.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tin tưởng các doanh nghiệp Đan Mạch sẽ tìm thấy ngày càng nhiều những cơ hội đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam để "cùng hợp tác, cùng tin tưởng, có định hướng đúng đắn, để đạt được những thành tựu mới", với tinh thần "mỗi doanh nghiệp Đan Mạch khi đầu tư tại Việt Nam cũng chính là doanh nghiệp của Việt Nam".
(CLO) Ngày 26/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024…
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Phú Yên (gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) tập trung: Huy động lực lượng, phương tiện tiếp cận các khu vực còn bị ngập sâu, chia cắt để kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân, không để người dân bị thiếu đói.
(CLO) Bộ Công an đã gửi 98 hồ sơ yêu cầu dẫn độ đến các cơ quan có thẩm quyền quốc tế, bao gồm 70 yêu cầu theo các hiệp định song phương và 28 yêu cầu theo nguyên tắc có đi có lại.