Thừa Thiên – Huế: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản bài Chòi

Thứ tư, 28/11/2018 21:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản bài Chòi không chỉ góp phần gìn giữ một sản phẩm văn hóa dân gian truyền thống, đó còn là bước đi lâu dài để thúc đẩy ngành du lịch ở Thừa Thiên - Huế ngày càng phát triển.

Sự kiện: di sản

Theo Quyết định số 2706/QĐ-UBND, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phê duyệt Đề án về bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019 – 2023, nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Theo đó, UBND tỉnh sẽ chi khoảng hơn 1,3 tỷ đồng, bằng nguồn Ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp, giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện đề án.

Báo Công luận
Di sản bài Chòi cần được bảo tồn và phát huy các giá trị. 

Cụ thể, trong giai đoạn 2019 – 2023, mục tiêu đặt ra hàng đầu là: Nghiên cứu, hoàn thiện và số hóa cơ sở dữ liệu về di sản nghệ thuật bài Chòi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ban hành một số cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài Chòi, đặc biệt đưa di sản bài Chòi vào giới thiệu tại trường học. Duy trì hoạt động các Câu lạc bộ bài Chòi hiện đang sinh hoạt tại các huyện, thị xã và thành phố Huế. Xem xét thành lập mới các Câu lạc bộ bài Chòi tại các địa phương nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước, gắn với sinh hoạt của các Câu lạc bộ bài Chòi với du lịch. Tổ chức trình diễn nghệ thuật bài Chòi vào các chương trình Festival Huế, Festival làng truyền thống Huế và ngày lễ tết để giới thiệu đến người dân, du khách trong và ngoài nước.

Các sở ban, ngành cần phối hợp, tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các diễn viên, nghệ nhân về kỹ năng thực hành di sản nghệ thuật Bài Chòi; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu về di sản nghệ thuật bài Chòi. Xem xét đề nghị phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân có nhiều thành tích đóng góp cho công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật bài Chòi.

Trước đó, bài chòi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại chung của 9 tỉnh Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa).

Tại Thừa Thiên - Huế, bài Chòi là trò chơi dân gian và thường xuyên được tổ chức tại không gian Cầu Ngói Thanh Toàn của người dân ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên – Huế). Bài Chòi xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ 19, bắt nguồn từ quá trình lao động sản xuất của cộng đồng dân cư. Đây không chỉ là trò chơi dân gian thuần túy mà đã trở thành một hoạt động văn hóa đặc trưng, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân địa phương trong các dịp lễ, tết.

Báo Công luận
Hội bài Chòi tại Cầu Ngói Thanh Toàn (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) vào dịp Festival năm 2018.

Hội bài Chòi ở Thủy Thanh ngày nay thường được bắt đầu từ ngày Mồng 1 Tết hàng năm. Người chơi bài được ngồi trong các chòi dựng bằng tre, lợp tranh, gồm 10 chòi được đặt ở hai bên và một chòi trung ương được đặt ở giữa, phía trên cùng là bàn điều khiển. Mỗi hội bài được chia thành 9 ván, mỗi ván người chơi phải đánh hết 5 quân bài, kết thúc mỗi ván người thắng sẽ được cắm một cờ vào chòi của mình và nhận số tiền thưởng tượng trưng.

Điểm khác biệt của bài Chòi ở Thủy Thanh (Thừa Thiên - Huế) là không đặt nặng tính sân khấu hóa, tuy nhiên vẫn giữ được yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Bài Chòi là một sản phẩm văn hóa dân gian độc đáo, vừa mang hơi thở cuộc sống của cộng đồng cư dân bản địa, vừa in đậm bản sắc văn hóa của vùng miền. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Bài Chòi không chỉ góp phần gìn giữ một sản phẩm văn hóa dân gian truyền thống, mà còn là bước đi lâu dài để thúc đẩy ngành du lịch ở Thừa Thiên - Huế ngày càng phát triển.

Hữu Tin – Việt Dũng

 

Tin khác

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

(CLO) Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa năm xưa; khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

Chiêm ngưỡng cánh đồng hoa lục bình tím tuyệt đẹp ngoại thành Hà Nội

(CLO) Những ngày này, hoa lục bình ở những cánh đồng trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội đua nhau bung nở sắc tím biếc tạo nên khung cảnh vô cùng thơ mộng thu hút giới trẻ Thủ đô tới check-in, chụp hình.

Đời sống văn hóa
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

(CLO) GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Đời sống văn hóa
Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

Hà Nội xếp hạng 2 di tích lịch sử tại huyện Đan Phượng

(CLO) UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2138/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Thiêng liêng lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

(CLO) Ngày 24/4, tại Cột cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức lễ xuất quân Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”, mở đầu chuỗi các hoạt động cao điểm của tuổi trẻ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống văn hóa