(NB&CL) Thừa Thiên Huế có diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 348.789,28 ha, trong đó diện tích đất có rừng 311.051,09 ha (bao gồm rừng tự nhiên là 211.376,97 ha; rừng trồng là 99.674,12 ha). Độ che phủ rừng toàn tỉnh hiện nay đạt 57,34%, và thuộc nhóm cao trong cả nước.
So với các địa phương có rừng, rừng tự nhiên tại Thừa Thiên Huế cơ bản vẫn được giám sát chặt chẽ, các hoạt động sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đã và đang góp phần nâng cao đời sống, là cơ hội làm giàu của nhiều hộ dân ở vùng nông thôn, miền núi; trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng FSC đang phát triển theo chiều hướng tốt.
Trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh triển khai hoạt động quản lý rừng bền vững và đã đạt được một số kết quả trọng tâm đáng ghi nhận, đó là: Việc quản lý nương rẫy, lấn chiếm rừng và đất rừng đã thực hiện nghiêm Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW, Chương trình hành động số 27/CTr-TU ngày 23/8/2017 của Ban Thường trực Tỉnh ủy và Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 23/10/2017 UBND tỉnh. Trong giai đoạn 2016 đến nay, lực lượng Kiểm lâm đã bám sát nhiệm vụ được giao, kết hợp với ứng dụng ảnh viễn thám, phần mềm theo dõi diễn biến rừng đã kiểm tra và kịp thời phát hiện sớm và ngăn chặn 162 vụ phá rừng với tổng diện tích 42,64 ha tại các địa bàn huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Thủy. Hiện nay, lực lượng Kiểm lâm đang tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 65/2015/CT-UBND ngày 04/12/2015 của UBND tỉnh, tập trung việc xử lý các diện tích rừng đã bị lấn chiếm trái phép, lập thủ tục thu hồi trả lại cho các chủ rừng, cũng như tiếp tục xây dựng phương án rà soát và xử lý các diện tích vi phạm khác.
Trong 8 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh xảy ra 22 vụ cháy rừng, trong đó có 9 vụ cháy rừng gây thiệt hại với diện tích 13,3 ha; loài cây Keo (rừng sản xuất), Thông (rừng đặc dụng tại TP. Huế); Lũy kế 21 vụ, diện tích thiệt hại 167,7ha. Nguyên nhân cháy chủ yếu là do xử lý thực bì, đốt vàng mã,.. Nhờ chủ động công tác phòng ngừa và có sự chỉ đạo sâu sát của Ban chỉ đạo các cấp, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng: Kiểm lâm, Cảnh sát PCCC và CHCN, Công an, Quân đội, địa phương và chủ rừng trên địa bàn, nên đã kiểm soát được tình hình cháy rừng, không để xảy ra cháy lớn. Các địa phương, đơn vị, chủ rừng nhà nước xây dựng và thực hiện nghiêm túc phương án QLBVR-PCCCR và tổ chức thi công đưa vào sử dụng các công trình phòng cháy; rà soát, sửa chữa các loại phương tiện, dụng cụ PCCCR phục vụ cho mùa khô nóng. Hiện tại, Quy chế phối hợp giữa các lực lượng (khi có cháy lớn xảy ra) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang được soạn thảo.
Từ năm 2016 đến nay, Chi cục Kiểm lâm phối hợp các đơn vị chủ rừng tổ chức được 1.319 đợt truy quét với 38.907 ngày công và đã xử lý được 1.953 vụ vi phạm; tịch thu 2.169,596 m3 gỗ, tịch thu nhiều thiết bị, tháo dỡ nhiều lán trại và bẫy các loại. Với việc Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức ký kết và triển khai có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các chủ rừng nhà nước; xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức chốt chặn và tuần tra kiểm soát trên địa bàn các khu vực trọng điểm, đã góp phần làm giảm đáng kể số vụ vi phạm và khối lượng lâm sản so với các năm trước đây. Ngoài ra, thực hiện Chỉ thị số 65/2015/CT-UBND, các đơn vị liên quan đã rà soát, kiểm tra và tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị 65. Hàng năm, diện tích đưa vào khoán bảo vệ rừng đạt trên 200.000 ha, hiện diện tích rừng này đang được quản lý bảo vệ tốt. Hoạt động trồng mới rừng và nâng cấp chất lượng rừng đang được đẩy mạnh theo hướng tăng quy mô lẫn chất lượng rừng, diện tích rừng trồng từ năm 2016 - 2019 đạt hơn 21.314,6 ha.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng FSC. Đến nay, toàn tỉnh đã có 7.768,3 ha rừng keo được cấp chứng chỉ rừng FSC, trong đó Công ty TNHH NN 1TV Lâm nghiệp Tiền Phong 3.096,4 ha, của nhóm hộ gia đình là 4.671,9 ha. Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức các lớp tập huấn về “phương pháp phân tích ảnh vệ tinh và sử dụng máy tính bảng trong công tác theo dõi biến động rừng” cho hơn 500 lượt người là cán bộ kỹ thuật của các đơn vị chủ rừng và cán bộ Kiểm lâm địa bàn trên toàn tỉnh sử dụng thành thạo các bộ công cụ này; Sử dụng phương pháp phân tích, giải đoán ảnh vệ tinh, tích hợp sử dụng máy tính bảng trong công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng giúp lực lượng Kiểm lâm thực hiện tốt mục tiêu “quản lý rừng thông minh”. Những cán bộ đã qua tập huấn từng bước áp dụng được công nghệ vào triển khai công việc, số liệu đăng tải có sự chính xác hơn.
Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, tỉnh sẽ triển khai thực hiện một số giải pháp chủ yếu như sau: Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp luật liên quan; Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động nhân dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư ở các khu vực gần rừng, ven rừng tham gia bảo vệ rừng; Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 65 để thu hồi các diện tích rừng bị lấn chiếm tại các địa phương, đơn vị; đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo các chủ rừng xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo tinh thần Thông tư số28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Kiểm lâm với các đơn vị chức năng liên quan như Công an, Quân đội, dân quân tự vệ,...; Tổ chức rà soát sắp xếp lại các tổ chức quản lý rừng theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; Khuyến khích các hình thức liên kết hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến và các chủ rừng theo mô hình chuỗi giá trị rừng trồng gỗ lớn; Nâng cao năng suất rừng và chất lượng rừng thông qua việc phát triển rừng trồng sản xuất có năng suất cao, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ; Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giám sát tài nguyên rừng, tranh thủ hỗ trợ từ các chương trình dự án trong nước và quốc tế (FCPF 2, ECODIT, JICA, FAO...) để tăng cường nguồn lực kỹ thuật và tài chính cho công tác quản lý bảo vệ rừng tự nhiên; Tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, kêu gọi đầu tư phát triển lâm nghiệp thông qua các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho ngành lâm nghiệp.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của Nghị quyết 45/NQ-TW của Bộ Chính trị, Hải Phòng đã kiến nghị, đề xuất Trung ương các giải pháp sâu rộng và 12 nhóm vấn đề về xây dựng, phát triển thành phố giai đoạn tới, cơ bản được các bộ, ngành ủng hộ, trên nguyên tắc tạo thuận lợi nhất cho Hải Phòng.
(CLO) Ngày 23/11, theo thông tin từ Công an TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) cho biết, vừa bắt giữ nhóm côn đồ thực hiện hành vi gây thương tích, phá hoại xe và quay clip khoe trên mạng xã hội.
(CLO) Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã chỉ ra nhiều hạn chế trong công tác hộ đê và xử lý sự cố đê điều qua đợt mưa lũ do bão số 3 tại Hội nghị chủ tịch UBND cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Sáng 22/11, TP Hải Phòng phối hợp Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số TP Hải Phòng năm 2024, với chủ đề “Chuyển đổi số xanh - Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
(CLO) Xã Hưng Đạo (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên) đang ‘thay da đổi thịt’ từng ngày và tới đây sẽ vinh dự đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Để có được thành tích này, chính quyền địa phương đã luôn quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với đó là sự tận tâm của các doanh nghiệp trong thi công hạ tầng cơ sở, sự đồng thuận của nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới.