Thừa Thiên Huế: Lập bến bãi “tiếp tay” thu mua cát, sỏi trái phép

Thứ tư, 09/10/2019 10:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dòng sông Hương vẫn đang ngày ngày bị "rút ruột" bởi nạn khai thác cát, sỏi trái phép và những bến bãi “tiếp tay” thu mua vì lợi nhuận. Mặc dù thời gian qua lực lượng chức năng đã tuần tra, phát hiện, xử lý quyết liệt nhưng vấn nạn này vẫn tiếp tục diễn ra.

Bến bãi tập kết và mua bán cát sỏi xây dựng Bích Mẫn có dấu hiệu

Bến bãi tập kết và mua bán cát sỏi xây dựng Bích Mẫn có dấu hiệu "tiếp tay" thu mua cát khai thác trái phép (Ảnh: Cái Văn Long).

Mới đây theo phản ánh của người dân bến bãi tập kết và mua bán cát sỏi xây dựng Bích Mẫn ở 62 Đặng Tất, phường An Hòa, thành phố Huế  có dấu hiệu “tiếp tay” cho việc thu mua cát khai thác lậu trên dòng sông Hương một cách rầm rộ vào ban đêm, không có cơ quan chức năng nào phát hiện và ngăn chặn tình trạng này.

Để làm rõ vấn đề, phóng viên đã liên lạc với với chủ bến bãi này theo số điện thoại ghi trên bản quảng cáo, đầu dây một người phụ nữ khẳng định chỉ mua cát từ tỉnh Quảng Trị vào có hóa đơn chứng từ, không thu mua cát lậu.

Khi được hỏi vì sao cát được thu mua từ tỉnh Quảng Trị mà lại vận chuyển bằng thuyền và việc thu mua rầm rộ diễn ra vào ban đêm, bà này trả lời: “việc đó không phải của báo chí”?

Tìm hiểu thêm, một nhân công được thuê khai thác cát trái phép đang bán cho bến bãi Bích Mẫn tiết lộ: "Nói thật với chú, chúng tôi đi xúc cả đêm nhưng chỉ bán cho bãi với giá 130.000 đồng đến 150.000đồng/khối (tùy theo loại cát) chỉ đủ công thôi. Bến bãi sau khi mua của chúng tôi, họ bán lại mới lãi nhiều".

Bến bãi tập kết và mua bán cát sỏi xây dựng Bích Mẫn hoạt động rầm rộ vào đêm khuya. (ảnh: Cái Văn Long).

Bến bãi tập kết và mua bán cát sỏi xây dựng Bích Mẫn hoạt động rầm rộ vào đêm khuya. (ảnh: Cái Văn Long).

Chính quyền địa phương nói gì về sự việc trên, tại buổi làm việc với phóng viên ông Phạm Văn Tuấn, Chủ tịch UBND phường An Hòa, thành phố Huế cho biết: “Bến bãi tập kết và mua bán cát sỏi xây dựng Bích Mẫn là do ông Ngô Văn Như Mẫn đứng tên và đã được UBND thành phố Huế ký hợp đồng cho thuê đất. Nếu bến bãi này “tiếp tay” cho việc thu mua cát không rõ nguồn gốc thì chúng tôi sẽ thông báo cho UBND thành phố để có hướng xử lý”.

Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng CSGT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Theo chỉ đạo của Ban giám đốc Công an tỉnh, thời gian vừa qua Phòng CSGT đã phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh đã lập biên bản và xử phạt rất nhiều về vấn đề khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông. Hiện nay vấn đề này đã suy giảm tuy nhiên vẫn còn. Nếu bến bãi tập kết và mua bán cát, sỏi xây dựng Bích Mẫn “tiếp tay” cho việc thu mua cát trái phép thì chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”.

Xe ô tô tải chở cát ra vào liên tục để vận chuyển cát từ bến bãi Bích Mẫn. (Ảnh: Cái văn Long).

Xe ô tô tải chở cát ra vào liên tục để vận chuyển cát từ bến bãi Bích Mẫn. (Ảnh: Cái văn Long).

Trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển và bến bãi tập kết thu mua cát, sỏi lòng sông.

Hiện nay do khan hiếm dẫn đến giá cát, sỏi làm nguyên vật liệu xây dựng lại tăng cao (350.000 đồng/khối cát, tận chân công trình). Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện nhiều biện pháp siết chặt việc cấp phép mỏ khai thác cát, sỏi.

Việc khai thác trộm cát, sỏi trên các con sông càng diễn biến phức tạp. Trong khi đó, chính quyền các địa phương nơi có nguồn cát, sỏi lòng sông lại chưa đủ sức chặn đứng tình trạng này.

Múc cát từ thuyền lên bãi Bích Mẫn. (Ảnh: Cái Văn Long)

Múc cát từ thuyền lên bãi Bích Mẫn. (Ảnh: Cái Văn Long)

Ông Phan Văn Đáng, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị: "Chính quyền địa phương nơi có nguồn cát, sỏi để các đối tượng khai thác thì phải vào cuộc và phải có tiếng nói chung, phải phối hợp giữa các địa phương với nhau để kiểm soát tình hình khai thác cát, sỏi. Đặc biệt, tình trạng các bến bãi tập kết thu mua cát, sỏi không rõ nguồn gốc thì trách nhiệm đầu tiên là của UBND cấp phường, xã và UBND huyện, thị, thành phố".

Tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Hương tiếp tục nóng lên. Các đối tượng khai thác ngày càng manh động hơn khi bị người dân xua đuổi. Đặc biệt, là các bến bãi “tiếp tay” thu mua vì lợi nhuận.

Đã đến lúc các ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần mạnh tay xử lý đối với các trường hợp cố tình vi phạm, coi thường pháp luật, trả lại sự yên bình cho các con sông và cuộc sống người dân sống ven bờ và xung quanh các bến bãi thu mua.

Cái Văn Long

Tin khác

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

Mưa đá, giông lốc ở miền Bắc khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân bị ảnh hưởng

(CLO) Do ảnh hưởng của không khí lạnh yếu tràn xuống nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã xuất hiện giông lốc, mưa đá ngày 28/3. Hàng trăm ngôi nhà của người dân đã bị sập, tốc mái.

Đời sống
Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Thi hành kỷ luật đối với Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và Đầu tư châu Âu

Ông Lê Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu trực thuộc Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm.

Đời sống
Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

Cần lắng nghe nguyện vọng của người dân khi đưa núi Ngọc vào khai thác

(CLO) Mặc dù được đưa vào phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản tuy nhiên mỏ đất vật liệu san lấp tại xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá chưa thể tổ chức đấu giá vì vấp phải sự phản đối của người dân.

Đời sống
Kho hàng của 'hotgirl' Nguyễn Hoàng Mai Ly 'khủng' cỡ nào?

Kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly "khủng" cỡ nào?

(CLO) Số hàng hoá này không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc tại kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly trị giá 20,1 tỷ đồng.

Đời sống
Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

Ninh Bình: Cần kiểm tra dấu hiệu đổ chất thải trái phép tại dự án hơn 1.000 tỷ đồng

(CLO) Một lượng lớn bùn đất, rác thải xây dựng tại các dự án trên khúc sông dài 1km đi qua trung tâm thành phố Ninh Bình có dấu hiệu đổ thải không đúng quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đời sống