Thừa Thiên Huế: Phá đường dây lừa đảo hơn 120 tỷ đồng qua mạng Internet

Thứ hai, 08/06/2020 19:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 8/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa phá chuyên án, bắt nhóm 11 đối tượng (gồm 7 người nước ngoài, và 4 người Việt Nam) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet.

Theo đó, các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị bắt giữ gồm: Ugochukwu Samuel Nnaemeka (tên gọi khác là Richard, sinh 1996); Stanley Chidiebere Umed (sinh 1991); Nnaka Chibuzor Frankline (sinh 1984); Chimezie Ebuka Samuel (sinh 1992); Chukwugekwe Godwin Ajearo (sinh 1986); Ugochukuwu Okechukwu James (sinh 1985); Ogo Emeka  Donal (sinh 1985) nhóm này mang quốc tịch Nigeria; Ngô Hãi Nghi (sinh 1996); Vũ Ái Linh (sinh 1996); Đào Đăng Vũ (sinh 1987) và Phạm Ngọc Duy (sinh 1984). Tất cả các đối tượng đều tạm trú tại TP Hồ Chí Minh.

Điều tra viên lấy lời khai đối tượng Đào Đăng Vũ (áo sơ mi xanh).

Điều tra viên lấy lời khai đối tượng Đào Đăng Vũ (áo sơ mi xanh).

Theo hồ sơ điều tra của công an, khoảng cuối tháng 4/2020, Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được đơn trình báo của bà C.T.N.H (trú tại TP Huế) về việc bị một đối tượng người nước ngoài lừa đảo chiếm đoạt số tiền 3,9 tỷ đồng.

Từ thông tin do bà H. cung cấp, đơn vị đã lần theo dấu vết dòng tiền tại các ngân hàng, phát hiện số tiền 3,9 tỷ đồng của bà H. được chuyển vào nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau, mọi hoạt động rút tiền đều thực hiện tại các cây ATM trên khắp địa bàn TP. Hồ Chí Minh..

Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo kết quả điều tra ban đầu, chúng tôi xác định có một nhóm đối tượng lừa đảo đang hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh, và nạn nhân có thể ở nhiều địa phương.

“Các đối tượng trên đã cấu kết, sử dụng CMND giả nhưng dán ảnh 1 người để mở nhiều tài khoản tại nhiều ngân hàng nhằm phục vụ cho việc giao dịch tiền. Trên cơ sở nhận định này, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh, đơn vị đã xác lập chuyên án đấu tranh và cử tổ công tác vào TP. Hồ Chí Minh để xác minh, làm rõ”, Đại tá Toàn chia sẻ.

Thẻ ATM dùng để rút tiền.

Thẻ ATM dùng để rút tiền.

Ngay sau khi thành lập chuyên án, tổ công tác gồm 5 đồng chí lập tức lên đường. Sau hơn 15 ngày điều tra, nắm địa bàn, triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau, tổ công tác đã phát hiện và truy tìm được các đối tượng có liên quan đến việc lừa đảo tiền của bà H. là: Ugochukwu Samuel Nnaemeka, Stanley Chidiebere Umed, Nnaka Chibuzor Frankline, Ngô Hãi Nghi, Vũ Ái Linh.

Khai nhận tại cơ quan công an, đối tượng Ngô Hãi thừa nhận được phân công dùng CMND giả để mở tài khoản và giao lại cho Ugochukwu Samuel Nnaemeka quản lý. Sau khi Ugochukwu Samuel Nnaemeka nhận được thông tin chuyển tiền từ các vụ lừa đảo sẽ chỉ đạo tôi, Stanley Chidiebere Umed, Nnaka Chibuzor Frankline và Vũ Ái Linh đi rút rồi chuyển số tiền này cho đầu trên.

Sau khi giao nộp cho đầu trên thì chúng tôi sẽ được trả công từ 2 đến 10% số tiền rút. Số tiền chúng tôi được giao rút từ một nạn nhân ở Huế là 470 triệu đồng. Còn số tiền còn lại thì được đầu trên giao cho các nhánh khác rút.

Thông qua lời khai của nhóm 5 đối tượng cùng với tài liệu, chứng cứ thu được, Ban chuyên án xác định và bắt giữ thêm một mắt xích quan trọng trong đường dây này là đối tượng Phạm Ngọc Duy.

Đối tượng Phạm Ngọc Duy là người chịu trách nhiệm tìm mua các tài khoản ngân hàng rồi bán cho nhóm đối tượng người nước ngoài với giá từ 7-8 triệu đồng. Đồng thời, các đối tượng người nước ngoài này cũng giao lại tài khoản cho Duy để rút tiền cho chúng, mỗi lần Duy rút tiền sẽ được hưởng 2% trên tổng số tiền rút.

Số tiền rút được Duy sẽ giao lại cho đối tượng đầu trên. Từ thông tin do Phạm Ngọc Duy cung cấp, Phòng Cảnh sát hình sự xác minh và tạm giữ thêm 3 đối tượng người Nigeria gồm Chukwugekwe Godwin Ajearo Ugochukuwu Okechukwu James và Ogo Emeka Donal. Các đối tượng này không liên quan đến vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền của bà H. nhưng lại liên quan đến nhiều vụ án lừa đảo ở các tỉnh, thành phố khác như Thanh Hóa, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Quảng Nam.

Theo kết quả điều tra, có thể xác định đây là một tổ chức tội phạm quốc tế lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất quy mô, xuyên quốc gia, có tổ chức cấu kết chặt chẽ với đối tượng trong và ngoài nước.

Điều tra viên lấy lời khai đối tượng Chukwugekwe Godwin Ajearo (áo đỏ).

Điều tra viên lấy lời khai đối tượng Chukwugekwe Godwin Ajearo (áo đỏ).

Đối tượng cầm đầu đường dây được xác định là Dalaxy Dave (người Nigieria, hiện ở tại Campuchia) điều hành mọi hoạt động trong đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đối tượng này trực tiếp sử dụng Facebook, Zalo, Whatsapp… kết bạn với các bị hại người Việt Nam, trò chuyện, làm quen, tạo lòng tin với bị hại, dùng các thủ đoạn như giả danh quân nhân Mỹ gửi tặng quà có giá trị lớn về Việt Nam, rủ đầu tư, góp vốn kinh doanh tại nước ngoài.

Bằng thủ đoạn hoạt động rất tinh vi, xảo quyệt, đánh vào sự nhẹ dạ cả tin của một số bộ phận người dân, chỉ trong thời gian ngắn, nhóm các đối tượng bị bắt giữ đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng của nhiều nạn nhân trên cả nước.

Lực lượng Công an đã phát hiện, thu giữ được tại nhà của các đối tượng nhiều tang vật liên quan đến hoạt động phạm tội gồm: 71 tài khoản ngân hàng, hơn 53 CMND giả cùng nhiều điện thoại di động và xe máy, tài khoản Facebook phục vụ cho việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, công tác xác minh, điều tra và làm rõ đường dây phạm tội của tổ chức này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Ban chuyên án quyết tâm phải chặt đứt bằng được đường dây hoạt động của chúng tại Việt Nam, chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với các Cục nghiệp vụ, Công an các địa phương, vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều biện pháp, nhờ đó trong thời gian ngắn đã phát hiện và bắt giữ thành công các đối tượng.

Hiện Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để điều tra, mở rộng vụ án, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Việt Dũng - Hữu Tin

Tin khác

Vì sao sinh trắc học mống mắt sẽ được thu thập khi làm thẻ căn cước mới?

Vì sao sinh trắc học mống mắt sẽ được thu thập khi làm thẻ căn cước mới?

(CLO) Công an TP HCM cho biết, khuôn mặt sẽ thay đổi theo thời gian, thậm chí có thể đi thẩm mỹ, nhưng mống mắt rất khó thay đổi theo thời gian hay độ tuổi.

Đời sống
Gia Lai: Trang trại chồn hương bạc tỷ của chàng trai cử nhân kinh tế

Gia Lai: Trang trại chồn hương bạc tỷ của chàng trai cử nhân kinh tế

(CLO) Gác lại tấm bằng cử nhân kinh tế, anh Nguyễn Văn Tiến (trú tại phường Chi Lăng, TP Pleiku, Gia Lai) trở về quê nhà khởi nghiệp với mô hình nuôi chồn hương. Từ vài cặp thử nghiệm đến nay anh Tiến đã sở hữu trang trại chồn hương tiền tỷ.

Đời sống
Nam Định: Tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024

Nam Định: Tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024

(CLO) Để chủ động phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả và giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra trong mùa mưa bão năm nay, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024.

Đời sống
Bánh mì chảo Cột Điện Quán có 'sinh vật lạ' ở Thái Bình: Lỗi do nhân viên quản lý, chế biến

Bánh mì chảo Cột Điện Quán có 'sinh vật lạ' ở Thái Bình: Lỗi do nhân viên quản lý, chế biến

(CLO) Liên quan đến sự việc có sinh vật lạ bò lúc nhúc trên miếng pate thu hút sự chú ý của dư luận trong những ngày qua, đại diện quán Bánh mì chảo Cột Điện Quán cơ sở tại tỉnh Thái Bình đã tới UBND phường Đề Thám để làm việc và thừa nhận lỗi do nhân viên quản lý, chế biến.

Đời sống
Thái Bình: Sở Nội vụ và UBND huyện Thái Thụy đứng đầu về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023

Thái Bình: Sở Nội vụ và UBND huyện Thái Thụy đứng đầu về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023

(CLO) UBND tỉnh ban hành Quyết định số 631/QĐ-UBND, ngày 9/5/2024 về việc công bố Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố năm 2023.

Đời sống