(CLO) Nhiều người dân tại xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) bức xúc cho rằng ông Phạm Tứ, nguyên Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh (hiện là Phó Chánh thanh tra thị xã Hương Thủy) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để “thâu tóm” đất đai tại địa phương...
Khu vực nhà ông Phạm Tứ và vệt đất 60m2 (nơi ô tô đang đậu) trong việc thương lượng từ cấp đất, xây nhà tình nghĩa cho bà Yên.
Báo Nhà báo và Công luận nhận được nhiều đơn tố cáo của hàng chục người dân tại xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) về vi phạm của ông Phạm Tứ - nguyên Chủ tịch UBND xã Thủy Thanh (giai đoạn 2004 – 2010), hiện nay là Phó Chánh Thanh tra thị xã Hương Thủy, đã lợi dụng chức quyền “thâu tóm” nhiều đất đai, cấp đất không qua đấu giá cho hàng loạt người thân, quen trong gia đình. Đồng thời, đưa hồ sơ, giấy tờ của người dân đi giao dịch trái quy định...
Cụ thể, năm 2009, ông Tứ tham mưu UBND huyện Hương Thủy (nay là thị xã) xây nhà tình nghĩa cho bà Đỗ Thị Yên (trú tại thôn Lang Xá Cồn, xã Thủy Thanh). Nhà được xây trên 263m2 đất tại thửa đất số 229-4 tại thôn Lang Xã Cồn (hiện nay là đường Hoàng Quốc Việt nối dài). Tuy nhiên, trên thực thế, giấy tờ, thủ tục đất đai, nhà tình nghĩa đứng tên vợ chồng ông Đỗ Thanh và bà Màng (trú tại thôn Lang Xá Cồn) sử dụng, (bà Màng là cô ruột ông Tứ). Còn bà Yên là đối tượng được hưởng đất và nhà tình nghĩa này thi đang sống ở chùa.
Trong việc giao đất, ông Tứ buộc bà Màng chia cho mình 60m2 (có giá thị trường hơn 2 tỷ đồng) mặt tiền đường Hoàng Quốc Việt, giáp ranh với Khu đô thị An Cựu City (TP Huế). Vệt đất này nằm cạnh lô đất 150m2 mặt tiền và nhà ở của ông Tứ sau khi mua lại của ông Song (trú tại thôn Lang Xá Cồn). Ông Song có hơn 1.000m2 đất và nhà ở, định cư từ lâu nhưng chưa được cấp sổ đỏ. Ông Tứ làm thủ tục cấp sổ đỏ cho ông Song rồi thương lượng mua gần 150m2 đất của ông Tứ.
Liên quan đến lô đất trên mà ông Tứ bị tố cáo ép bà Màng giao cho mình, ông Tứ nói "Hiện tại bà Yên ở trên chùa, lô đất này đang do bà Màng sử dụng. Giờ mọi người tố cáo thì tôi không dám nhận phần đất 60m2 này nữa, phần đất này vẫn sẽ của bà Màng".
Giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất 212m2 của ông Phạm Văn Lộc và danh sách hộ dân trúng đấu giá đều có tên người thân gia đình ông Tứ.
Bên cạnh đó, năm 2010, khi cấp trên quy hoạch 10 lô đất và giao UBND xã đấu giá nhưng ông Tứ đã ém thông tin, không để người dân biết để mua hồ sơ đấu giá mà lại lấy thông tin người thân, quen trong gia đình mình để làm hồ sơ trúng đấu giá sàn. Trong đơn tố cáo kèm theo danh sách cụ thể gồm, ông Phạm Dần (anh ruột, trú TP HCM) trúng lô 116 (diện tích 158m2); Trần Thị Ngọc Hà (vợ ông Dần) thửa 546-2 (diện tích 300m2); ông Phạm Văn Lộc (anh ruột) 2 lô: 546 (diện tích 150m2) và lô 2 (diện tích 212m2); bà Trần Thị Thanh Thúy (chị dâu) lô 1-2 (diện tích 143m2); ông Trương Văn Tuấn (con cô ruột) thửa 96-1 (rộng 278m2). Tất cả các trường hợp trên ông Tứ đều tự đi làm hồ sơ trúng đấu giá với giá sàn và tự mình đi nộp tiền cho Kho bạc thị xã Hương Thủy, toàn bộ hồ sơ mua đất đều có chữ ký của ông Tứ.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Phạm Dần, ngay sau đó đã được chuyển nhượng lại cho người khác.
Sau khi được cấp sổ đỏ, ông Tứ giả chữ ký người thân rồi đem bán tháo hết đất cho người khác, thu lợi hàng tỷ đồng. Vợ chồng ông Dần sống tại TP HCM, ông Tuấn (trú tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang)… không có hộ khẩu địa phương, cũng không hề hay biết mình trúng đấu giá đất.
Trong khi người dân địa phương cần đất để định cư hoặc làm ăn thì không có nhưng trong tay vị Chủ tịch xã lại có hàng chục lô đất khiến cho người dân không khỏi bức xúc.
Đơn thư tố cáo của ông Trần Duy Lộc gửi lên các cơ quan ban ngành.
Ông Trần Duy Lộc (sinh 1958, trú tại xóm Trung, thôn Thanh Tuyền) cho biết, ông là con liệt sĩ, đi bộ đội rồi phục viên, mất sức lao động. Năm 2010, ông nộp lệ phí xin đấu mua lô đất số 69-1 gần nhà để làm nhà cho con trai, nhưng ông Tứ trả lời là đất đã được bán cho người khác. Trong khi thực tế xã chưa đưa ra đấu giá đất. Đến nay, ông Lộc đã viết đơn tố cáo ông Tứ cố ý làm trái quy định, lợi dụng chính sách nhà nước để trục lợi.
Biên lai thu tiền lệ phí để được tham gia đấu giá đất của ông Trần Duy Lộc nhưng cuối cùng ông này vẫn không được tham gia đấu giá.
Khi chúng tôi về địa phương làm việc, nhiều Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn cũng đều phản ánh về những sai phạm của ông Tứ khi ém thông tin đấu giá đất, cấp đất cho người dân sau đó bán tháo để trục lợi, lợi dụng kẽ hở pháp luật, chính sách và tâm lý sợ hãi của người dân chưa có sổ đỏ, ông Tứ mua lại đất giá rẻ của nhiều hộ dân.
Liên quan đến vụ việc trên, ông Lê Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy thông tin, Chính quyền, ngành chức năng đã nhận được đơn thư phản ánh, tố cáo ông Tứ. Chúng tôi đang thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định như xác minh, thẩm tra người tố cáo cũng như nội dung đơn thư. Nếu cần thiết thì lập đoàn kiểm tra liên ngành.
Ông Nguyễn Quang Uyển (tay phải) – Trưởng thôn Thanh Tuyền (xã Thủy Thanh) trình bày một số thông tin về các vi phạm của ông Tứ.
Trả lời với báo chí, ông Lê Văn Chính – Bí thư Thị ủy Hương Thủy khẳng định, Thường vụ Thị ủy cũng nhận được đơn tố cáo của người dân đối với đồng chí Phạm Tứ và đang nghiên cứu, chỉ đạo kiểm tra, xác minh để có hướng xử lý. Nếu có sai phạm chúng tôi sẽ cho xử lý.
Làm việc với ông Phạm Tứ Phó Chánh thanh tra thị xã Hương Thủy (phải).
Để xác minh thông tin nhiều chiều hơn, chúng tôi đã làm việc trực tiếp với ông Phạm Tứ, Phó Chánh thanh tra thị xã Hương Thủy (nguyên Chủ tịch xã Thủy Thanh) cho biết: Các lô đất quy hoạch trên là do tôi vận động người thân trong gia đình tham gia nộp hồ sơ và đấu giá trúng các lô trên, việc tôi đem hồ sơ đất của người thân và người dân để mua bán, giao dịch bất động sản là có sai sót, làm trái quy định nhưng lúc đó là do “tôi quá nhiệt tình để giúp bà con, hết sức vô tư”.
“Tôi làm giúp hồ sơ, thủ tục cho ông Song sau đó mua đất chứ không ép buộc. Khi làm Chủ tịch xã, tôi cấp đất và tham mưu cấp 800 lô đất, chưa nhận của ai đồng tiền nào. Tôi chỉ mua lại một số đất do họ tự nguyện bán sau đó bán lại. Tôi có của cải, giàu được là nhờ nhanh nhạy và được ơn trên phù hộ”, ông Tứ lý giải.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.