Thừa Thiên Huế thiệt hại 505 tỷ đồng do bão số 5

Thứ hai, 21/09/2020 17:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng ngày 21/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp trực tuyến đánh giá tình hình thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra, đưa ra các giải pháp khắc phục để sớm đưa các hoạt động trở lại bình thường.

Bão số 5 gây thiệt hại 505 tỷ đồng

Tại cuộc họp, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các sở ngành, địa phương đánh giá tình hình thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục để sớm đưa các hoạt động trở lại bình thường.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo sớm khắc phục sự cố sau bão, để ổn định cuộc sống người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo sớm khắc phục sự cố sau bão, để ổn định cuộc sống người dân.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, tổng thiệt hại do cơn bão số 5 vừa qua ước tính khoảng 505 tỷ đồng. Trong đó, có 2 người chết trong bão do cây đổ ngã và 2 trường hợp chết sau bão do tai nạn trong lúc dọn dẹp khắc phục sự cố sau bão. Có 92 người bị thương phải đến các Trạm y tế, các Trung tâm y tế cấp huyện và Bệnh viện Trung ương Huế.

Theo thống kê chính thức, toàn tỉnh có 10 nhà bị sập (huyện Phú Lộc: 3 nhà; thị xã Hương Trà: 5 nhà; huyện Quảng Điền: 2 nhà); 21.283 nhà tốc mái (TP Huế: 1.306 nhà; thị xã Hương Thủy: 1.459 nhà; thị xã Hương Trà: 7.791 nhà; huyện Phong Điền: 2.725 nhà; huyện Quảng Điền: 5.833 nhà; huyện A Lưới: 50 nhà; huyện Phú Lộc: 95 nhà; huyện Phú Vang: 2.024 nhà). Có 20 trường học bị tốc mái phòng học, khu hiệu bộ, sập hàng rào, tốc mái nhà xe, hư hỏng thiết bị dạy học.

Người dân dọn dẹp cây xanh đỗ ngã trên các tuyến phố.

Người dân dọn dẹp cây xanh đỗ ngã trên các tuyến phố.

Về nông, lâm nghiệp, diện tích rau màu bị thiệt hại 439ha; diện tích rừng bị gãy đổ 1.130 ha; Cao su 863,5 ha; Cây ăn quả bị thiệt hại 300ha. Có 38,8 ha nuôi thủy sản bị ảnh hưởng.

Riêng tại TP Huế có khoảng 15.000 cây xanh bị gãy đổ. Hệ thống lưới điện bị hư hỏng nặng nề, sau bão có 43 tuyến cáp quang bị đứt gián đoạn liên lạc; 721 trạm BTS bị mất điện, mất liên lạc; 150 cột điện bị gãy, 48 cột điện bị nghiêng, 302 bộ sứ bị hỏng, 43 xà bị hỏng, 257 vị trí bị bung dây, 03 máy biến áp bị hỏng.

Sớm ổn định cuộc sống và đưa các hoạt động trở lại bình thường

Ngay sau khi cơn bão số 5 đổ bộ vào Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Công điện chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 5.

Tại nhiều địa phương có nhà dân bị tốc mái nặng như huyện Phong Điền, Phú Vang, thị xã Hương Trà và Hương Thủy, lực lượng Bộ đội Biên phòng và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã về cơ sở để hỗ trợ người dân khắc phục, sửa chữa nhà, sớm ổn định cuộc sống.

Huy động toàn thể cán bộ chiến sĩ ra đường chung tay dọn dẹp, tổng vệ sinh đường phố TP Huế.

Huy động toàn thể cán bộ chiến sĩ ra đường chung tay dọn dẹp, tổng vệ sinh đường phố TP Huế.

Ngay sau khi bão số 5 càn quét, hàng trăm chiến sĩ công an, cán bộ công nhân các đơn vị nhà nước cùng nhau chung sức dọn dẹp cây xanh đổ ngã trên các tuyến đường của TP Huế. Cùng với đó, tập trung lực lượng tổ chức dọn dẹp vệ sinh để đảm bảo sinh hoạt trở lại của người dân, sửa chữa các công trình trường học, bệnh viện, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng sản xuất trên địa bàn...

Trong khi đó, ngành điện là một trong những đơn vị chịu thiệt hại nặng nề nhất sau bão. Theo ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc Điện lực tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện tại một số khu vực tại TP Huế và các vùng phụ cận hệ thống điện vẫn chưa được khôi phục xong. Ngành điện đã huy động hơn 550 cán bộ, nhân viên và nhiều phương tiện chuyên dụng để xử lý sự cố, nhưng do bị thiệt hại quá nặng nề nên nhiều khu vực chưa thể cấp điện trở lại.

Ngành điện tập trung khắc phục sự cố hư hỏng điện sau bão số 5.

Ngành điện tập trung khắc phục sự cố hư hỏng điện sau bão số 5.

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chính quyền địa phương phải tập trung khắc phục trong đó ưu tiên phục hồi đời sống người dân, học sinh đến trường, điện chiếu sáng và sản xuất kinh doanh. Trước mắt, sử dụng nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ cho người dân, khôi phục hạ tầng dân sinh, nhà dân.

Các ngành liên quan tiến hành tổng hợp, lên phương án sửa chữa, xây mới các công trình xây dựng cơ bản bị hư hỏng. “Các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở trong quá trình triển khai hỗ trợ phải tiến hành công khai, minh bạch, không để xảy ra trục lợi chính sách trong quá trình hỗ trợ người dân”- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Hữu Tin - Việt Dũng

Tin khác

Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

(CLO) Đội 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) vừa phát hiện 2 cơ sở kinh doanh tại huyện Thanh Trì đang bày bán hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Đời sống
Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp tại Nghệ An bị phạt 85 triệu đồng

Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp tại Nghệ An bị phạt 85 triệu đồng

(CLO) Ngày 19/4, Đội 11, Cục Quản lý thị trường Nghệ An (QLTT) cho biết đã lập biên bản vi phạm hành chính trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Đời sống
“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

(CLO) Con ngõ chỉ vừa vặn một người đi, bước vào trong ngỡ đến một thế giới khác được xuất hiện ngay sau những hàng quán xa hoa, lộng lẫy là “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.

Đời sống
Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

Lật thuyền do mưa lớn, 2 người phụ nữ mất tích ở hồ thủy điện Sơn La

(CLO) Các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang nỗ lực tìm kiếm hai phụ nữ mất tích sau khi thuyền của các nạn nhân bị lật do giông gió lớn trên hồ thủy điện Sơn La.

Đời sống
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.

Đời sống