Hình ảnh cắt ra từ video được tạo bằng AI (bên phải), video quay từ thế giới thực (bên trái).
Chưa hết, AI còn có thể làm những tác vụ như sử dụng một bản vẽ về biểu hiện cảm xúc của một người, áp lên khuôn mặt của người đó trong video, làm cho những con người trong video biểu hiện được những cảm xúc mà họ chưa từng thực hiện trong đời.
Cũng với mạng neural đó, người ta có thể dự đoán được và tự tạo ra khung hình tiếp theo của một hình ảnh. Công nghệ này ngoài ứng dụng trong làm game và phim, còn có thể áp dụng vào các công nghệ cần dự đoán tình huống khác, ví dụ như xe tự lái có thể nhận biết được hành động của người đi đường, đưa ra giải pháp xử lý tình huống hiệu quả nhất.
Ming-Yu Liu- một nhà nghiên cứu tại NVIDIA nói: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi kết hợp giữa máy học và đồ họa máy tính để tạo ra hình ảnh. Hệ thống của những nhà nghiên cứu tại NVIDIA sử dụng cũng giống các mạng neural tự học ta thường thấy: Đưa dữ liệu đầu vào, máy sẽ học và dần tạo ra được các sản phẩm mới dựa trên những khuôn mẫu chúng nhận dạng được". Dữ liệu các nhà nghiên cứu này cho AI học là những đoạn video về ô tô đi xuyên qua thành phố đời thực. Sau đó phân tích từng khung hình gồm: xe cộ, cây cối, nhà cửa và dạy cho AI cách nhận biết từng sự vật đó.
Cuối cùng, AI của Nvidia tự động xây dựng một thành phố ảo bằng cách dùng Unreal Engine 4, là một phiên bản hoàn thiện của thế giới thật mà nó học được. Đây một công cụ phổ biến được sử dụng cho các tựa game như Fortnite, PUBG, Gears of War 4 và nhiều loại game khác.
Tới thời điểm hiện tại, đội ngũ nghiên cứu tại NVIDIA tạo ra được một game lái xe đơn giản sử dụng thế giới do chính AI tạo ra. Hiện tại, game đang được trình diễn ở hội chợ NeurIPS tại Montreal, Canada.
Thế giới ảo do AI tạo ra lần đầu tiên được NVIDIA nhắc tới trong một bản báo cáo tung ra hồi tháng 8, được đăng tải trên arXiv. Tại đó, các nhà nghiên cứu mô tả cách mạng neural dự đoán khung hình tương lai dựa trên những gì nó đang xem. Như đã nói ở trên, đây là bước tiến quan trọng trong ngành tự động hóa. Tốc độ nghiên cứu AI của NVIDIA quả là đáng nể: Họ dùng AI tạo ra video dự đoán khung hình mới chỉ 2 năm trước, giờ họ đã tiến được rất xa.
Để hiểu được sự hiệu quả từ thuật toán AI mà NVIDIA mang lại , bạn hãy nhìn vào loạt hình ảnh trên: Khung hình phía trên bên trái được cắt ra từ bản đồ phân đoạn, khung hình phía trên bên phải là sử dụng mã nguồn mở có tên pix2pixHD, phía dưới bên trái là mã nguồn mở có tên COVST và hình dưới bên phải là do AI của NVIDIA tạo ra. Một hình tái tạo gần như hoàn hảo, chỉ có một vài lỗi nhỏ như biển chỉ đường và đôi chỗ màu sơn.
AI không chỉ tạo ra video phố xá và xe cộ hay làm game, các nhà nghiên cứu còn sử dụng dữ liệu là khuôn mặt người để tạo ra những bản vẽ thô sơ nhằm mô tả cảm xúc của người trong video. Từ đó, nó có thể áp cảm xúc lên những khuôn mặt khác nữa. Nghiên cứu mới cũng khiến không ít người lo ngại về tương lai của nạn video giả.
Với độ chân thực ngày một cao, sẽ đến lúc ta khó lòng phân biệt được thật giả trên không gian mạng vốn có nhiều người cả tin. Hiện tại, NVIDIA làm được vậy là nhờ sức mạnh tính toán khổng lồ của AI, nên điều duy nhất ngăn nạn video giả chưa lan tràn khắp nơi đó là giá của card màn hình này rất đắt.