Thúc đẩy “bất tuân dân sự” - Một thủ đoạn chống đối nguy hiểm

Thứ năm, 12/09/2019 09:44 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hiện nay, thúc đẩy “bất tuân dân sự” đang là một thủ đoạn thâm hiểm được các thế lực thù địch sử dụng để gây bất ổn chính trị, xã hội ở Việt Nam, từ đó âm mưu lật đổ chính quyền. Vậy bản chất của “bất tuân dân sự” là gì?

Chống đối chính phủ dân sự (Bất tuân dân sự) là một bài luận được viết bởi nhà triết học, nhà văn người Mỹ Henry David Thoreau được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1849. Sự bất tuân dân sự theo quan điểm của Thoreau về bản chất có nghĩa là “bất tuân nhà nước”. Thoreau khẳng định rằng vì chính phủ thường có hại hơn hữu ích, do đó họ không thể khách quan và công bằng được.  Thoreau đề cao quyền tự quyết của mỗi cá nhân hơn là sự phục tùng theo đa số, theo cộng đồng và các cá nhân có quyền làm bất cứ điều gì mà mình cho là đúng: “Dân chủ không thể chữa trị được căn bệnh này, vì đơn giản là trở thành đa số không đồng nghĩa với sự tỉ lệ thuận với sự khôn ngoan và sự công bằng. Sự phán xét của lương tâm một cá nhân không nhất thiết phải kém chất lượng hơn so với các quyết định của một cơ quan chính trị hay của đa số, và như vậy việc thúc ép tôn trọng luật là không thể mong muốn được. Bổn phận duy nhất mà tôi có quyền được thừa nhận là thực hiện bất cứ lúc nào những gì tôi nghĩ là đúng”... Chính vì không chấp nhận tuân theo chính quyền và ngay cả các phán quyết của cộng đồng nên Thoreau đánh giá rất thấp giá trị của luật pháp: “Luật pháp không bao giờ biến một người công bằng hơn một tẹo nào cả, và bằng sự tôn trọng của họ cho nó, thậm chí những thiện chí được thực hiện hàng ngày (với luật pháp-PV) cũng là những tác nhân của bất công”.

Thoreau cũng kịch liệt phản đối việc đóng thuế vì cho rằng: “Nộp thuế là một cách khác để mọi người cộng tác với sự bất công”. Do đó, Thoreau đã không chịu đóng thuế, và tuyên bố rằng chỉ đóng các loại thuế mà bản thân ông ta cho là hữu ích. Chính vì việc không đóng thuế mà Thoreau đã bị chính phủ Mỹ bỏ tù vào thời điểm đó.

Phong trào

Phong trào "Mùa xuân Ả Rập"- một biểu hiện của "bất tuân dân sự".

Có thể thấy, quan điểm của Henry David Thoreau về bất tuân dân sự là quan điểm rất cực đoan và không có nhà nước pháp quyền nào thuộc bất cứ chế độ chính trị nào, ở bất cứ thời kỳ nào chấp nhận quan điểm và lối tư duy này. Bởi vì, từ trong gia đình, trong một nhóm người, trong một tổ chức, một cơ quan, một doanh nghiệp hay cả xã hội thì đều cần có sự chỉ huy và quản lý. Xuất phát từ văn hóa truyền thống, trong gia đình Việt Nam thì vai trò chỉ huy và quản lý đó được trao cho những người lớn tuổi (ông bà, bố mẹ). Trong một nhóm người thì xuất phát từ sự thỏa thuận để có một người đứng ra chỉ huy, quản lý, đại diện. Trong tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hay lớn nhất là cả quốc gia thì theo Hiến pháp, pháp luật, các quy định, bộ phận lãnh đạo, chỉ huy, quản lý được bầu ra, cử ra. Mục đích là để đại diện cho ý chí và nguyện vọng đúng đắn của đa số. Bởi vì mỗi cá nhân đều có nguyện vọng, có lợi ích, có tính toán của riêng mình, nếu không có một người, một bộ phận được cử ra, bầu ra để đại diện, để tổng hợp, để điều hành, điều tiết thì những nguyện vọng, lợi ích, suy nghĩ của cá nhân sẽ không thể gặp được nhau, không thể thống nhất được với nhau tới một quyết định, một hành động chung hài hòa nhất, sẽ xuất hiện tình trạng “năm người mười ý” rất hỗn loạn. Một tổ chức không có người đứng ra quản lý, chỉ huy, điều tiết đã là một tổ chức hỗn loạn, chứ chưa nói ở tầm quốc gia. Do đó, sự xuất hiện của Nhà nước là cần thiết để duy trì một đất nước, một xã hội phát triển ổn định, trật tự. 

Tuy nhiên, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới hoạt động “bất tuân dân sự” trở thành là một phương thức, thủ đoạn nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với các phương thức, thủ đoạn khác của chiến lược “diễn biến hòa bình” được các nước phương Tây sử dụng để chống phá các nước XHCN và các nước “trái mắt” với lợi ích của các nước phương Tây. Trong các cuộc “cách mạng ca hát”, “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở các nước Đông Âu và Liên Xô vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21; “Mùa xuân Ả Rập” ở các nước Trung Đông và Bắc Phi đầu những năm 2010... đều có dấu ấn của phong trào “bất tuân dân sự”. Gần đây nhất là phong trào biểu tình nhằm lật đổ chính phủ ở Venezuela (từ năm 2017 đến nay); phong trào “cách mạng dù” của sinh viên Hồng Kông - Trung Quốc (năm 2014) và phong trào biểu tình tại Hồng Kông - Trung Quốc hiện nay đều thể hiện rất rõ thủ đoạn kích động “bất tuân dân sự”. “Bất tuân dân sự” chính là một phương thức để vô hiệu hóa chính quyền, dẫn tới lật đổ chính quyền, thay đổi chế độ chính trị.

Hiện nay, “bất tuân dân sự” thể hiện chủ yếu ở các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi phạm một cách cố ý và có ý thức đối với một số luật, quy định nhằm cản trở quá trình thực thi chính sách, luật pháp của Nhà nước. “Bất tuân dân sự” được tuyên bố là diễn ra dưới hình thức phản kháng bất bạo động, gây áp lực buộc Nhà nước phải thay đổi chính sách, luật pháp. Tuy nhiên, có thể thấy trên thế giới những năm qua, các hoạt động “bất tuân dân sự” thường kèm theo hành vi bạo lực, đốt phá, giết chóc, gây nguy hiểm cho cả cộng đồng, xã hội. Có thể thấy từ các nước Trung Đông, đến phong trào biểu tình “áo vàng” ở Pháp cuối năm 2018, rồi biểu tình hiện nay ở Hồng Kông - Trung Quốc... đều kèm theo bạo lực, đốt phá, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, kinh tế và mất an ninh, an toàn xã hội. Những yêu sách của phong trào “bất tuân dân sự” lúc đầu chỉ hướng mục tiêu vào một luật, hay điều luật, quy định quản lý cụ thể nào đó, nhưng càng ngày càng mở rộng dần. Đối với phong trào “Mùa xuân Ả Rập” thì các yêu sách là không có giới hạn, dẫn tới lật đổ chính quyền. Còn đối với phong trào biểu tình ở Hồng Kông - Trung Quốc hiện nay, mặc dù mục tiêu ban đầu là phản đối dự luật dẫn độ, nhưng nay mặc dù chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông - Trung Quốc đã rút dự luật dẫn độ, nhưng biểu tình vẫn chưa chấm dứt, đòi thêm các yêu sách mới và các yêu sách này chưa chắc đã là cuối cùng. Người biểu tình ở Hồng Kông đã kêu gọi sự can thiệp của nước ngoài.

Người biểu tình

Người biểu tình "Áo vàng" tập trung tại thủ đô Paris, Pháp, ngày 12/1/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Ở Việt Nam, hoạt động “bất tuân dân sự” cũng đã xuất hiện từ nhiều năm trước, có nguy cơ gây hại trực tiếp đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nếu không nhận diện và đấu tranh kịp thời. Những năm gần đây, có một số vụ việc mang bóng dáng “bất tuân dân sự”, như: “Bất tuân cưỡng chế” của một số đối tượng khi giải phóng mặt bằng ở Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội...; “bất tuân” quy định về thành lập hội (nhóm), đòi lập các tổ chức xã hội dân sự (thực chất là phản động trá hình) như “Hội anh em dân chủ”, “Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam”, “Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam”, “Hội văn đoàn độc lập Việt Nam”, “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, “Mạng lưới Blogger Việt Nam”...; “bất tuân dân sự” để phản đối Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (năm 2014), Luật An ninh mạng (năm 2018)… Các hình thức như kích động tài xế phản đối trả phí BOT giao thông; từ chối đóng các loại quỹ phúc lợi xã hội; tẩy chay hàng hóa nước ngoài...

“Bất tuân dân sự” được tổ chức ngày càng chặt chẽ, được một số tổ chức phản động ở nước ngoài như Việt Tân, Voice công khai giật dây. Chúng lợi dụng các vấn đề dân sinh còn có hạn chế, khuyết điểm khiến người dân bức xúc để làm suy giảm niềm tin, tích tụ thêm mâu thuẫn của người dân đối với chính quyền, với Đảng, Nhà nước. Chúng lợi dụng thông qua đó để tập hợp, xây dựng, phát triển lực lượng, hợp thức hóa, công khai hóa việc chống đối chính quyền. Thủ đoạn chủ yếu là tiếp tục sử dụng các chiêu bài “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”; triệt để lợi dụng các vấn đề nhạy cảm về dân tộc, tôn giáo, các sự kiện, vụ việc, những sơ hở, bất cập của ta trong quá trình triển khai các quyết sách phát triển kinh tế-xã hội, đối ngoại... để đẩy mạnh tuyên truyền chống phá; lôi kéo, kích động nhân dân tụ tập, tuần hành, biểu tình, tạo dựng phong trào phản kháng trong quần chúng; phát triển lực lượng, tiến hành tập dượt các kịch bản chống đối chuẩn bị cho mục tiêu cao hơn là lật đổ chính quyền.

Do đó, cần phải nhận diện đúng bản chất của “bất tuân dân sự” và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng chiêu bài “bất tuân dân sự”. Từ đó, từ chính quyền cho đến người dân cần tỉnh táo, giải quyết các vấn đề trong xã hội bảo đảm “thượng tôn pháp luật”, thấu lý, đạt tình, tránh bị lợi dụng để từ những bức xúc cá biệt tạo thành những điểm nóng trong xã hội.

Quỳnh Dương

Tin khác

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn
Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

(NB&CL) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2024.

Góc nhìn
“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

“Lót ổ đón đại bàng”- Thiếu quyết liệt sẽ đánh mất cơ hội!

(NB&CL) Cách đây chừng 3,4 năm, khi bàn về câu chuyện làm thế nào để thu hút và giữ chân các tập đoàn, công ty lớn, uy tín trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam - mà theo nhiều chuyên gia ví von đó là công cuộc “lót ổ đón đại bàng”.

Góc nhìn
Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với  triển khai, thi hành pháp luật

Gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động xây dựng với triển khai, thi hành pháp luật

(NB&CL) Ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, Nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, để kịp thời triển khai, bảo đảm hiệu lực thi hành các luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua.

Góc nhìn
Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

Từ vấn nạn “biến tướng lễ hội”: Đừng để niềm tin tâm linh bị trục lợi!

(NB&CL) Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, đi lễ chùa để cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi đã là một nét đẹp truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, nét đẹp văn hóa lâu đời này dần bị biến tướng, câu chuyện lễ hội biến tướng, trục lợi tâm linh dường như vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết.

Góc nhìn