Thúc đẩy và đầu tư vào mô hình kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp

Thứ ba, 08/10/2019 21:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hội nghị bàn tròn mô hình kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp với chủ đề, “Thúc đẩy và đầu tư vào mô hình kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp tại Việt Nam” được tổ chức ngày 08/10 tại TP. HCM đã thu hút quan tâm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức nước ngoài và các doanh nghiệp.

Hội nghị bàn tròn mô hình IB. Ảnh: TS

Hội nghị bàn tròn mô hình IB. Ảnh: TS

Mô hình Inclusive Business còn gọi là kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp (gọi tắt là IB) là một chính sách quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. IB khuyến khích người nghèo tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp với tư cách là nhà cung cấp, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng hoặc cổ đông.

Tại Việt Nam, tháng 5/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cam kết với Liên Hợp Quốc về việc thúc đẩy mô hình kinh doanh IB.

Mô hình kinh doanh IB sẽ đem lại lợi ích cho 3 bên: cho chính người nghèo (cơ hội được trả thu nhập cao và tiếp cận tốt hơn các dịch vụ và hàng hoá có liên quan), cho các doanh nghiệp (đầu tư mới và cơ hội lợi nhuận) và cho xã hội (nền kinh tế bao trùm hơn). Vì IB cung cấp cơ hội thu nhập và hàng hoá và dịch vụ có liên quan cho người nghèo và người thu nhập thấp với cách tiếp cận đầu tư thương mại bền vững, không ảnh hưởng đến tác động xã hội đối với lợi nhuận kinh doanh, nó tạo ra ba lợi ích cho người nghèo, doanh nghiệp và xã hội/ Chính phủ. Do đó, các Chính phủ quan tâm đến việc thúc đẩy IB như là một phần của chính sách công nghiệp và phát triển của họ.

Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cho biết, số người thu nhập thấp ở Việt Nam còn khá nhiều. Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ hướng tới công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của các nhóm yếu thế, những người thu nhập thấp.

Để tăng cường thương hiệu và danh tiếng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như tạo ra một công cụ tạo tiền đề để tiến tới các chương trình hỗ trợ cho người thu nhập thấp, thời gian qua các chuyên gia của ESCAP đã cùng làm việc với các bộ phận chuyên môn của VINASME về mô hình kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp (IB).

Tiến sĩ Armin trình bày mô hình IB tại hội nghị. Ảnh: TS

Tiến sĩ Armin trình bày mô hình IB tại hội nghị. Ảnh: TS

Trong sáng 8/10, tại TP.HCM, Tiến sĩ Armin Bauer, đại diện Ủy ban Kinh tế và Xã hội LHQ ở châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) đã có buổi tiếp xúc với các doanh nghiệp để tìm ra giải pháp và tạo hành lang chính sách để thúc đẩy mô hình này tại Việt Nam.

Tiến sĩ Armin Bauer cho biết, để tạo ra công cụ tiến tới các chương trình hỗ trợ của Chính phủ cho những doanh nghiệp đó, nhiều doanh nghiệp trong khu vực ASEAN đã tham gia mô hình IB. Điều này sẽ giúp các hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan Chính phủ đánh giá và tư vấn để giải quyết các vấn đề có liên quan đến người nghèo và người có thu nhập thấp.

Tại Việt Nam đã có những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nông nghiệp tham gia mô hình kinh doanh IB lại có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chung như cung cấp dịch vụ và giá cả phải chăng cho người nghèo. Qua đó, nâng cao chất lượng đời sống của các nhóm yếu thế, những người thu nhập thấp.

"Các mục tiêu phát triển bền vững đặc biệt phù hợp đối với các vấn đề phức tạp mà các Quốc gia thu nhập trung bình như Việt Nam gặp phải. Thông qua việc kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp tục vai trò của mình trong hành trình tiến tới một nền kinh tế toàn cầu bình đẳng, bền vững và hội nhập hơn.

Vai trò của các doanh nghiệp là không thể thiếu trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và hành động của khu vực này là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi mục tiêu thông qua hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, áp dụng mô hình kinh doanh mới, đầu tư, sáng tạo và đổi mới công nghệ và hợp tác”, Ông Armin Bauer cho hay.

Trao đổi tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về những cơ hội cho khu vực tư nhân khai thác thị trường mới thông qua mô hình kinh doanh cùng người thu nhập thấp; việc làm thế nào tận dụng đà triển khai của các mục tiêu phát triển bền vững để tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho mô hình kinh doanh cùng người thu nhập thấp ở cấp độ quốc gia;

Những hoạt động cần được thực hiện ở cấp độ ngành nhằm định hướng sự phối hợp để xây dựng hệ sinh thái thuận lợi cho mô hình kinh doanh bền vững tới người thu nhập thấp, giúp thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững…

Doanh nhân Nguyễn Thị Phỉ nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: VĐ

Doanh nhân Nguyễn Thị Phỉ nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: VĐ

Bà Nguyễn Thị Phỉ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bình Dương AND( Bình Dương AND) cho biết, Bình Dương AND đã hoạt động 30 năm trong ngành sản xuất thức ăn và chế biến thuỷ sản. Hiện nay, công suất nhà máy 600 tấn/ 1 ngày, sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất thức ăn cho cá biển và thức ăn tôm.

Theo bà Phỉ, Việt Nam có lợi thế bờ biển dài, dân số ngư dân nuôi trồng thủy sản khá lớn, tuy nhiên đời sống họ vẫn khá khó khăn. Giá thành thức ăn cho thuỷ sản khá cao, nông dân phải chịu, vì thế nếu có quỹ IB, hay nhà nước chú trọng tạo động lực, tạo chính sách cho doanh nghiệp, làm rõ các tiêu chí, hệ thống tiêu chí IB và chú trọng tuyên truyền mô hình IB thì cả hệ thống sẽ được hưởng lợi, nông dân có việc làm thu nhập cao, doanh nghiệp hưởng lợi, nhà nước phát triển.

Tuy nhiên, khi triển khai một dự án mới, nhiều đại biểu không khỏi lo lắng về sự thành công của nó, bởi “Trong thời gian qua đã có những dự án hỗ trợ người nghèo với nguồn kinh phí rất lớn từ Ngân hàng thế giới, nhưng cuối cùng không triển khai được. Đó là một sự lãng phí lớn, nhiều người thu nhập thấp đã bị mất cơ hội của mình.” – ông Tô Hoài Nam nói. Về nguyên nhân các dự án ít thành công, bà Nguyễn Thị Bích Hường - Phó TBT Tạp chí điện tử Doanh nghiệp Việt Nam đã chỉ ra một số nguyên nhân chính cần khắc phục, như: Sự điều phối chưa nhất quán; cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ và chưa đáng tin cậy; lựa chọn đối tượng khảo sát thực tế giai đoạn tiền dự án chưa chuẩn; …

Thái Sơn

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp