(NB&CL) Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được dự báo sẽ tạo ra cú “hích” lớn cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các đối tác, thị trường khu vực trên thế giới, đồng thời kỳ vọng sẽ có những đột phá trong thời kỳ mới.
Kỳ vọng vào “sân chơi” mới
Theo Bộ Công Thương, thực thi EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng tạo được bứt phá khi thâm nhập sâu vào thị trường EU, qua đó sẽ thúc đẩy và cải thiện tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Như hiện tại, đối với nhiều ngành thủy, hải sản Việt Nam đang chịu rất nhiều áp lực với các biện pháp chống phá giá ở một số quốc gia. Ngay cả khi doanh nghiệp đã chủ động minh bạch thông tin, tránh những nghi ngờ từ phía nước bạn, nhưng vẫn gặp những khó khăn nhất định. Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết, ngành tôm kỳ vọng vào những dấu hiệu tích cực khi Hiệp định EVFTA được thông qua và có hiệu lực. Khi mức thuế từ 12% đến 20% được giảm xuống 0%, chắc chắn con tôm Việt Nam sẽ được “rộng đường” xuất khẩu sang thị trường các nước EU.
Hàng hóa Việt Nam sẽ sớm có mặt tại thị trường EU.
Theo các chuyên gia, không chỉ thủy hải sản mà còn các mặt hàng khác như: dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản… cũng sẽ gia tăng cơ hội xuất khẩu. Có thể nói, đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường EU với 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa (GDP) khoảng 18.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam cần nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường khó tính, nhưng đầy tiềm năng này. Một trong những vấn đề đó chính là các doanh nghiệp Việt Nam chưa thích ứng được với các tiêu chuẩn của EU về: chất lượng, an toàn, vệ sinh, môi trường… Nhất là hiện nay, thị trường EU có đòi hỏi cao nhất trên thế giới. Việc qua được các rào cản thuế quan không có nghĩa là hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam sẽ được thị trường EU chấp nhận, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước cần “vượt” qua nhiều quy định khác để có thể khai thác được các cơ hội do Hiệp định EVFTA đem lại.
PGS.TS Phạm Tất Thắng - Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, các yêu cầu khắt khe trong hàng rào kỹ thuật trong thương mại ở thị trường EU sẽ buộc doanh nghiệp phải thay đổi lại cách quản lý, thay đổi lại hệ thống quản lý, đánh giá chất lượng… nếu muốn đưa hàng hóa và dịch vụ vào thị trường. Do đó, doanh nghiệp phải biết rõ các hàng rào kỹ thuật này đối với từng hàng hóa, từng thị trường, từng nước, đồng thời liên tục cập nhật những tiêu chí mới cho từng mặt hàng ở EU.
Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng một khi các mặt hàng xuất khẩu đã vào được thị trường EU thì có thể bán được khắp thế giới. Điều này cũng sẽ phản ánh được độ lớn, trưởng thành không chỉ dành cho hàng hóa mà còn là cả nền kinh tế Việt Nam. Theo một nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18% đến 3,25% trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023; từ 4,57% đến 5,30% vào giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2028 và từ 7,07% đến 7,72% tại giai đoạn từ năm 2029 đến năm 2033.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuần Anh cho rằng, cùng với cơ hội thì việc thực thi các FTA thế hệ mới sẽ đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp và nền kinh tế như: sức ép cạnh tranh, xu hướng bảo hộ sản xuất của các nước nhập khẩu, quy định về phòng vệ thương mại... Để tận dụng tốt cơ hội, ngoài sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước về các cơ chế, chính sách, mở rộng thị trường, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy kinh doanh, linh hoạt trong việc tiếp cận thị trường mới này. Chỉ khi đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu thì những ưu đãi thuế quan mới phát huy được hiệu quả. Cùng đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại cũng là một giải pháp quan trọng mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU.
Vượt thách thức, khai thác cơ hội
Việc thực thi Hiệp định EVFTA đã đặt ra không ít thách thức, nhất là khi Việt Nam là nền kinh tế có trình độ phát triển thấp nhất so với các nước trong khu vực đã ký FTA với EU. Các doanh nghiệp Việt sẽ phải đối mặt với các sức ép cạnh tranh không chỉ tại thị trường EU mà còn ngay ở trên “sân nhà”. Nhưng cũng không ít doanh nghiệp ở một số lĩnh vực khá lạc quan, cho rằng hoàn toàn có thể giữ vững được thị phần và thị trường nội địa. Như đối với ngành dịch vụ viễn thông, ông Vũ Thế Bình - Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài khó có thể “nhảy” vào sân chơi viễn thông ở Việt Nam. Còn với thị trường cung cấp dịch vụ Internet thì các nhà cung cấp hiện cũng đã tăng lưu lượng đường truyền cho người sử dụng. Khả năng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet. Không chỉ vậy, ở một số ngành mà Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp cũng hoàn toàn tin tưởng vào việc nắm giữ được “sân nhà”.
Mặt khác, để tiếp cận thị trường EU, nhiều doanh nghiệp cho biết, mặc dù đã có sự chuẩn bị, nhưng chưa thể nắm bắt rõ thông tin về thị trường, những tiêu chuẩn, quy định của EU. Doanh nghiệp cũng chưa có được nguồn cung cấp thông tin hệ thống, chính xác, cùng những hỗ trợ từ phía Nhà nước để tiếp cận thị trường. Hiện tại doanh nghiệp sử dụng Cổng thông tin công cụ hỗ trợ xuất khẩu sang thị trường EU nhận thấy chưa hiệu quả. Các thông tin nhận được chưa cập nhật đầy đủ về thuế nhập khẩu của từng nước, thuế nội địa, thuế đặc biệt, tiêu chuẩn kỹ thuật thương mại… cho từng dòng sản phẩm muốn xuất sang EU. Do đó còn gặp khó khăn trong việc định hướng, có những phương án đúng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo các chuyên gia, mặc dù EU là khối thị trường chung nhưng mỗi thị trường thành viên lại có đặc điểm, nhu cầu, quy định nhập khẩu và sở thích tiêu dùng không giống nhau. Trong bối cảnh doanh nghiệp Việt chủ yếu quy mô nhỏ và vừa, quy mô sản xuất còn hạn chế, năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn khoảng cách cần cải thiện thì nên có cách tiếp cận thị trường phù hợp. Việc nắm bắt thông tin khá quan trọng, bởi EU là một thị trường lớn nhưng khó tính, đòi hỏi nghiêm ngặt và khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường… trong khi không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được các yêu cầu.
Theo ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), hằng năm Bộ Công Thương đã có các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường EU. Cục Xúc tiến thương mại cũng đã trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoặc hướng dẫn các hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại lựa chọn các hội chợ, triển lãm, sự kiện xúc tiến thương mại chuyên ngành lớn, có uy tín tại thị trường châu Âu. Từ đó, xây dựng đề án xúc tiến thương mại quốc gia, tổ chức cho doanh nghiệp tham gia; phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, thương vụ Việt Nam ở EU thực hiện các chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế… Đồng thời chú trọng đẩy mạnh hợp tác với thương vụ, đại sứ quán, các tổ chức xúc tiến thương mại của các nước trong khối EU nhằm kết nối thông tin, trao đổi nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp các bên…
EVFTA đã “thổi” luồng gió mới vào nền kinh tế Việt Nam, chịu ảnh hưởng trực tiếp chính là các doanh nghiệp Việt. Để tận dụng được những lợi thế từ EVFTA, các doanh nghiệp cần chủ động đầu tư các hoạt động nghiên cứu tại thị trường các nước EU. Mặc dù Nhà nước đã có những hỗ trợ, nhưng tự thân các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thông tin để có sự chuẩn bị sẵn sàng cho những phương án sát thực. Việc chuẩn bị nên được tiến hành toàn diện từ nghiên cứu cơ hội, thách thức của thị trường EU đến các giải pháp như: nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất, phát triển thương hiệu... Qua đó thì mới có thể đạt được kỳ vọng thấy nhiều mặt hàng Việt Nam có mặt ở thị trường EU, nâng cao vụ thế của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
(CLO) Chỉ còn 2 ngày nữa là hết thời hạn khắc phục các vi phạm về PCCC của các chủ nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, TP HCM mới chỉ có 7 địa phương đảm bảo về PCCC.
(CLO) Cháy rừng không chỉ tàn phá nhà cửa, cướp đi sinh mạng mà còn phơi bày thực trạng xã hội siêu già của Hàn Quốc, nơi người già đơn độc chống chọi với thiên tai trong tuyệt vọng.
(CLO) TP Hà Nội bổ sung việc hạ ngầm đồng bộ đường dây, cáp viễn thông và điện lực tại khoảng 300 tuyến phố trên địa bàn giai đoạn 2021-2025. Không chỉ tập trung tại 4 quận nội đô lịch sử như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, kế hoạch mới còn mở rộng ra các quận khác và thị xã Sơn Tây,
(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản số 188/UBND-XDCB đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang xem xét cho ý kiến thống nhất bổ sung tuyến xe buýt liên tỉnh thành phố Bắc Ninh - thành phố Bắc Giang.
(CLO) Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GD-ĐT cho biết, dù Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT báo cáo tình hình triển khai thực hiện thông tư 29 nhưng vẫn còn 19 tỉnh/ thành phố chưa gửi báo cáo.
(CLO) Ban quản lý dự án 2 vừa gửi Bộ Xây dựng tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn (Bình Định) - Pleiku (Gia Lai).
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Với vị trí địa chính trị quan trọng, kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư cải thiện, Việt Nam đang có “cơ hội vàng” tham gia chuỗi trung tâm tài chính toàn cầu.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đồng ý trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể “Võ cổ truyền Bình Định” vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát tổng thể công tác thiết kế, thi công khe co giãn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu) tối đa là 40 đại biểu (riêng đối với các xã do có vị trí biệt lập không tiến hành tổ chức lại nếu có quy mô dân số ít thì cơ bản giữ nguyên như quy định của Luật hiện hành).
(CLO) Liên quan vụ việc nhóm người chặn hẻm đánh bóng bàn được đăng tải trên MXH, chiều 28/3, Phòng CSGT (PC08), Công an TPHCM làm việc với 2 người trong này.
(CLO) Ngày 28/3, Công an thành phố Huế cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Huế đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với đối tượng Nguyễn Xuân Bình (SN 1976, trú tại phường An Cựu, quận Thuận Hóa, thành phố Huế) về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân."
(CLO) Ngày 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi khai mạc lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng". Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 30 học viên, là lãnh đạo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Ngày 28/3, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Bình Phước tổ chức lễ trao Giải báo chí miền Đông Nam Bộ lần thứ III -2025. Đến dự buổi lễ có đồng chí Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
(CLO) Thị trường bất động sản có thể đón nhiều làn sóng đầu tư trong thời gian tới khi tín dụng nới lỏng được phát đi, dòng tiền rẻ được bơm ra trong bối cảnh thị trường phục hồi. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn được kiểm soát nhằm tránh rủi ro cho thị trường và nền kinh tế.
Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân phát triển đời sống, KienlongBank cho ra mắt gói vay ưu đãi phục vụ đời sống với mức lãi suất giảm sâu để khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
(CLO) Ngày 28/3, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Tài chính và Công ty FPT Semiconductor, Tập đoàn FPT, cùng các đối tác công nghệ đã tổ chức Lễ khai trương Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP.
Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (Techcombank) vinh dự là một trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết có điểm quản trị công ty tốt nhất năm 2024 tại Diễn đàn thường niên về Quản trị doanh nghiệp lần thứ 7 (AF7).
Với tổng giá trị hợp đồng thi công đã ký hơn 40 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2025-2026 cùng chiến lược sáp nhập vào Sunshine Group, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng SCG (HNX: SCG) hướng tới mục tiêu tăng trưởng đột phá, mở rộng thị phần và thuộc Top doanh nghiệp dẫn đầu ngành xây dựng Việt Nam.
(CLO) Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa công bố khảo sát hàng trăm doanh nghiệp, trước thực trạng thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong năm 2024.
(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng chủ trì cuộc họp về triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
Ngày 28/3, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB: HoSE) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025. Đại hội đã thông qua các quyết sách quan trọng như: mục tiêu lợi nhuận 5.000 tỷ đồng, tiếp tục chia cổ tức 25%, tăng vốn điều lệ lên hơn 18.000 tỷ đồng, phát hành trái phiếu chuyển đổi tối đa 2.000 tỷ đồng, mở rộng mạng lưới ra nước ngoài…
(CLO) Sáng nay (28/3), giá vàng trong nước tăng 1,5 triệu đồng/lượng, lên trên mốc 100 triệu đồng/lượng. Trên thế giới, giá vàng giao dịch tại mức 3.072 USD/ounce.