1-01
titphu1

Hơn 7 thập kỷ đã qua, Việt Nam giờ đây đã trở thành một quốc gia đang vươn lên mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trở thành hình mẫu của thế giới trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có vị thế vững chắc trên trường quốc tế thì câu chuyện về những ngày đất nước khốn khó 74 năm về trước hẳn chưa dễ xóa nhòa trong ký ức.

Ngày ấy, năm 1945, hơn hai triệu đồng bào đã phải chết vì đói. Điều này thực sự là thảm họa khủng khiếp bởi hai triệu người là chiếm khoảng một phần mười dân số cả nước khi ấy và nếu chỉ tính ở miền Bắc thì số người chết chiếm khoảng một phần sáu dân số. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng so sánh nạn đói năm 1945 ở Việt Nam với tổn thất của cuộc chiến tranh Pháp- Đức. Người viết “Nạn đói kém nguy hiểm hơn nạn chiến tranh. Thí dụ, trong 6 năm chiến tranh, nước Pháp chỉ chết 1 triệu người, nước Đức chỉ chết chừng 3 triệu người. Thế mà, nạn đói nửa năm ở Bắc Bộ ta đã chết hơn 2 triệu người…”.

3-01-01

Nhiều thập kỷ qua, cụm từ “nạn đói năm Ất Dậu 1945” khiến chúng ta đều nghĩ rằng nạn đói khủng khiếp ấy xảy ra trong năm 1945. Nhưng trên thực tế, nạn đói ấy diễn ra từ cuối năm 1944 và đỉnh điểm là tháng 3/1945, hoành hành ở 32 tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, từ Quảng Trị trở ra, trọng điểm là các tỉnh đồng bằng, nơi dân số tập trung đông, như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa...  Ở đâu người ta cũng nhìn thấy xác người chết đói. Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình”, xuất bản năm 1986 có ghi: “Năm 1945, cả tỉnh có 280.000 người chết đói, chiếm 25% tổng dân số. Nhiều địa phương chết tới trên 50% dân số, như: xã Tây Lương: 67%; Sơn Thọ, Thụy Anh (Thái Thụy): 79%; xã Thanh Nê (Kiến Xương) có 4.164 người thì chết gần 2.000 người; xã Tây Ninh (Tiền Hải) có 171 gia đình chết không còn một ai…”.

Nguyên nhân của nạn đói kinh hoàng năm 1945 ở Việt Nam được cuốn sách “Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam- những chứng tích lịch sử” phân tích rất rõ. Theo đó, Nhật thu gom lúa gạo, Pháp dự trữ lương thực phục vụ cho chiến tranh, trong khi thiên tai, lũ lụt, sâu bệnh gây mất mùa tại miền Bắc. Bệnh dịch tả lây lan nhanh và rộng khắp trong mùa lũ. Không dừng lại ở đó, Nhật còn bắt nhân dân ta phá lúa, hoa màu để trồng cây đay. Những biến động quân sự và chính trị dồn dập xảy ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lương thực miền Bắc vốn dĩ đã thiếu gạo nên càng bị đói. Trong cuốn sách “Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam – Tập II”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, phát hành năm 2008, trang 921, cũng ghi nhận về nguyên nhân của nạn đói ngày ấy: “Do chính sách vơ vét của đế quốc phát xít - Pháp - Nhật, các cuộc ném bom của Đồng minh ngăn chặn sự thông thương Bắc - Nam, do mất mùa, từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, nạn đói trầm trọng đã diễn ra ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ”.

4-01

Thảm họa khủng khiếp ấy chỉ thực sự chấm dứt khi mà phong trào cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo lên đến đỉnh cao và giành được thắng lợi vào tháng Tám năm 1945. Trong những ngày chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa đã lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phong trào đấu tranh đánh Pháp, đuổi Nhật, giành chính quyền, vừa phát động phong trào “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Phong trào đã nhanh chóng giải quyết được nạn đói ở nhiều tỉnh đồng thời giúp uy tín của Việt Minh ngày càng lên rất cao. 

titphu2-01

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và Chính phủ cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt ngày 2/9/1945 thì “nạn đói Ất Dậu 1945” đã chấm dứt. Tuy nhiên, hậu quả khủng khiếp mà thảm kịch ấy gây ra thì không thể xử lý ngày một ngày hai. Không những thế, thời điểm giữa năm 1945 ấy, nguy cơ đói chồng đói lại càng hiển hiện khi thiên tai khắc nghiệt liên tiếp xảy đến đe dọa mùa màng, cuộc sống của đất nước mà nông nghiệp là ngành nghề chủ yếu. Theo nhiều tài liệu, tháng 8/1945 đê vỡ khắp nơi. Hầu hết Đồng bằng Bắc bộ, vựa lúa nuôi sống dân miền Bắc, ngập chìm trong nước. Lụt còn dâng đến cả vùng cao trung du Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phúc Yên... 350.000ha lúa chìm mục dưới nước trong tổng số 830.000ha lúa mùa. Thiệt hại gia súc, vật tư canh nông, nhà cửa nhân dân, đường sá và đê điều không thể thống kê nổi... Thảm kịch hơn nữa là lụt vừa qua, nắng hạn lại ập đến. Suốt thời gian chính vụ từ 15/9 đến 15/12/1945 không có một giọt mưa. Những thửa ruộng cao nào may mắn không bị ngập úng thì lại chết rụi vì hạn. Nha Nông Chính thống kê chỉ gặt 500.000 tấn thóc, trong khi trung bình hằng năm vụ mùa này đều được gần 1,1 triệu tấn. Ngoài Bắc thiên tai mất mùa là thế, trong Nam sản xuất lúa gạo cũng èo uột vì giá gạo quá rẻ nên ít nhiều điền chủ không chịu cấy cày. Cuộc sống của tám triệu người dân Việt lúc đó lại trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc… Chưa kể, nền tài chính đất nước kiệt quệ, đại đa số nhân dân không biết chữ, quân xâm lược vẫn đang ngăm nghe uy hiếp…

6

Tình thế đó là lý do mà chỉ chưa đầy 24 giờ sau lễ ra mắt, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam DCCH đã họp phiên họp đầu tiên. Quan điểm của người đứng đầu Chính phủ lâm thời là phải có giải pháp để chống chọi cả 3 thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm - giặc nào cũng nguy hiểm. 

5-01

Ngay sau khi phiên họp bắt đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh “vào việc” ngay, đó là nêu ra 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:1. Phát động phong trào tăng gia sản xuất để chống nạn đói, mở ngay cuộc lạc quyên gạo để giúp đỡ người nghèo; 2. Mở chiến dịch chống nạn mù chữ; 3. Tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, soạn thảo Hiến pháp dân chủ; 4. Mở chiến dịch giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ thói hư tật xấu của chế độ thực dân để lại; 5. Bỏ ngay thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối cấm hút thuốc phiện; 6. Ra tuyên bố tự do tín ngưỡng và đoàn kết lương giáo.

7

Trong số 6 nhiệm vụ cấp bách ấy, chống giặc đói được Chủ tịch Hồ Chí Minh xem là “việc cần làm ngay”, việc cấp bách nhất trong số những việc cấp bách, dễ hiểu trong bối cảnh ấy, chính là giặc đói. Người đứng đầu Chính phủ hiểu rằng muốn giữ được nền độc lập non trẻ, muốn yên dân, dân trọng, dân tin, thì trước hết phải tạo được “thực túc”, phải giúp dân hết đói. Với người đứng đầu Chính phủ cách mạng lâm thời, đói nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm như giặc dốt và giặc ngoại xâm. Theo Người: “Nước nhà đã giành được độc lập tự do mà dân vẫn còn đói nghèo cực khổ thì độc lập tự do không có ích gì’’ và rằng “Nhân dân đang đói… Hơn hai triệu đồng bào chúng ta đã chết đói vì chính sách độc ác này…  Những người thoát chết đói nay cũng bị đói. Chúng ta phải làm thế nào cho họ sống”.

box1-01
titphu3-01

Không chỉ là đề ra nhiệm vụ, chỉ một ngày sau đó, ngày 4/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam DCCH ký Sắc lệnh số 04 thành lập “Quỹ Độc lập”. Sắc lệnh nêu rõ: “Lập tại Hà Nội và các tỉnh trong nước một quỹ thu nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ và ủng hộ nền độc lập của quốc gia. Quỹ này gọi là “Quỹ Độc lập”. Sắc lệnh này cũng chỉ định người đứng đầu chịu trách nhiệm, cách thức triển khai tổ chức quyên góp, quản lý quỹ.

Có lẽ cũng phải rõ được cái sự khó của chính quyền cách mạng lúc bấy giờ như thế nào mới thấy được sự cần thiết của Quỹ Độc lập: Kinh tế kiệt quệ; Ngân quỹ Trung ương chỉ còn vẻn vẹn 1,25 triệu đồng Đông Dương, trong đó có 580 nghìn đồng rách nát chờ tiêu hủy; Nợ các khoản lên đến 564 triệu đồng; Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp; quân Tưởng tung tiền quan kim, quốc tệ ra thị trường làm rối loạn thêm nền tài chính…

8

Việc lập quỹ mang tên Độc lập đã giải quyết ngay được vấn đề tiền mặt, đặc biệt, việc này khiến Chính phủ gần gũi với nhân dân hơn, kể cả dân nghèo cũng như tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ hoặc tư sản, trí thức thành thị vốn có chút của ăn của để. Ngoài ra, hành động này của Chính quyền mới đã khơi gợi tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ, tôn vinh tinh thần tự do, độc lập dân tộc, kêu gọi tôn vinh ý thức công dân của mỗi cá nhân. Sắc lệnh số 04 thành lập “Quỹ Độc lập” đã được xếp vào hàng những Bảo vật quốc gia.

Tiếp sau đó, trong khuôn khổ “Quỹ Độc lập”, Chính phủ đã đề ra chương trình tổ chức “Tuần lễ vàng” từ ngày 17 đến 24/9/1945, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân, nhất là tầng lớp thương nhân trong xã hội. Trong lá thư gửi cho đồng bào toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cùng toàn quốc đồng bào! Ban tổ chức “Tuần lễ vàng” ở Hà Nội có mời tôi đến dự cuộc lễ khai mạc “Tuần lễ vàng”. Vì bận việc, tôi không đến được, nhưng tôi có bức thư này ngỏ cùng toàn quốc đồng bào: Nhờ sức hy sinh phấn đấu của toàn quốc đồng bào ngót 80 năm qua, nhất là trong 5 năm nay, chúng ta đã xây đắp được nền tự do độc lập của chúng ta. Ngày nay chúng ta cần củng cố nền tự do độc lập ấy để chống lại với sự dã tâm xâm lăng của bọn đế quốc Pháp. Muốn củng cố nền tự do độc lập ấy, chúng ta cần sức hy sinh phấn đấu của toàn quốc đồng bào; nhưng chúng ta cũng rất cần sức quyên giúp của nhân dân, nhất là những nhà giàu có”.

9

Cuối thư, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Tôi mong rằng toàn quốc đồng bào, nhất là các nhà giàu có, hết sức vì nước hy sinh. Tôi tin rằng, toàn quốc đồng bào, nhất là các nhà giàu có, trong sự quyên giúp này, sẽ xứng đáng với sức hy sinh phấn đấu của các chiến sĩ ái quốc trên các mặt trận. Mong toàn quốc đồng bào làm tròn nghĩa vụ. Việt Nam độc lập muôn năm!”. 

Tại Hà Nội, sau lời khai mạc của cố vấn Vĩnh Thụy, đoàn người xếp hàng tiến đến hòm lớn đặt ngay trong sảnh Nhà Hát Lớn. Đi đầu là các nhà tư sản rồi trí thức và các tầng lớp dân chúng Hà Nội. Ấn tượng nhất là việc ngay trong ngày đầu tiên của “Tuần lễ vàng”, gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô đã ủng hộ Việt Minh 117 lạng vàng.

boxx2-01

Tại Huế, cũng trong ngày 17/9/1945 “Tuần lễ vàng” khai mạc tại phía Nam sông Hương. Cựu Hoàng hậu Nam Phương (vợ vua Bảo Đại, Hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyễn) là người đầu tiên lên quyên góp giữa tiếng vỗ tay nhiệt liệt của dân chúng. Chuyện kể rằng, khi bà Nam Phương đến dự, thay vì ăn mặc giản dị như từ hồi chồng- vua Bảo Đại-  thoái vị, bà gây ngạc nhiên khi mặc trang trọng, đội khăn vàng, đeo kiềng vàng trên cổ, tai đeo bông vàng, trên cổ tay đeo 2 đôi xuyến vàng, 10 đầu ngón tay có 10 chiếc nhẫn. Nhưng sau lễ khai mạc, được mời lên ủng hộ đầu tiên, cựu hoàng hậu từ từ cởi toàn bộ đồ trang sức trên người để quyên góp, lúc đó sự ngạc nhiên mới kết thúc. Sau đó bà Nam Phương nhận lời làm chủ tọa “Tuần lễ vàng” ở Huế, kêu gọi quyên góp được 925 lượng vàng. Bà còn kêu gọi quyên góp quần áo, chăn màn cho những người lao động nghèo đang thiếu mặc trong mùa đông giá rét. Biết bà Nam Phương đã quyên góp hết nữ trang, Hồ Chủ Tịch có gửi tặng 10.000 đồng để gia đình ăn Tết, nhưng cựu Hoàng hậu đã trao hết số tiền đó cho các bà xơ để tổ chức Tết cho trẻ mồ côi.

Tại Tây Nam bộ, miền Trung “Tuần lễ vàng” cũng thu được thành công lớn. Đồng bào hăng hái đóng góp nữ trang, đồ gia bảo… ai không có vàng thì đóng góp tiền. Cuối đợt vận động, miền Tây Nam bộ đã gửi ra Trung ương 2.500 lượng vàng và 20.000 đồng (tiền Đông Dương).

Tổng cộng trong “Tuần lễ vàng” các tầng lớp nhân dân cả nước đã quyên góp được 370kg vàng và 20 triệu đồng Đông Dương. Riêng tại Hà Nội, các giới đã góp được 2.201 lạng vàng, 920 tạ thóc cùng tiền bạc và nhiều hiện vật khác, tổng trị giá lên 7 triệu đồng Đông Dương. Cảm kích trước tấm lòng vì nước của giới công thương Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ủng hộ cho “Quỹ Độc lập”, ngày 13/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có buổi gặp gỡ với đại diện là các nhà tư sản ở Nhà hát Lớn và ngày đó đã trở thành “Ngày Doanh nhân Việt Nam” hôm nay.

Hà Anh

Tin khác

Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

(CLO) Sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Ông Hà Sỹ Đồng, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị

Ông Hà Sỹ Đồng, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị

CLO) Chiều 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định số 1458 giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.

Hà Nam: Sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

Hà Nam: Sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình được bổ nhiệm làm Phó Ban Tuyên giáo Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình được bổ nhiệm làm Phó Ban Tuyên giáo Trung ương

(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Thắt chặt tình đoàn kết, xây dựng Đắk Lắk ngày càng giàu mạnh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Thắt chặt tình đoàn kết, xây dựng Đắk Lắk ngày càng giàu mạnh

(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Từ ngày 1/12, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ đi vào vận hành thử nghiệm

Từ ngày 1/12, Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ đi vào vận hành thử nghiệm

(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.