Thương mại điện tử: Bước đi mới cho ngành bán lẻ

Thứ năm, 03/10/2019 13:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) đãng có những tác động to lớn đến đời sống xã hội. CMCN 4.0 đã mang lại những lợi thế cũng như khó khăn của ngành bán lẻ. Việc mua sắm trực tuyến đang là xu hướng ngày càng tăng trong ngành bán lẻ.

Hội thảo “Cách mạng Công nghiệp 4.0 - Bước đi mới cho thị trường phân phối hàng hóa”. Ảnh: Minh Đạt

Hội thảo “Cách mạng Công nghiệp 4.0 - Bước đi mới cho thị trường phân phối hàng hóa”. Ảnh: Minh Đạt

Sáng 3/10, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI) tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Cách mạng Công nghiệp 4.0 - Bước đi mới cho thị trường phân phối hàng hóa”

Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ quan truyền thông báo chí.

Hội thảo tập trung vào hai chủ đề chính: “Tác động của CMCN 4.0 & thị trường phân phối” và “Tối ưu hóa kênh phân phối – Chiến lược cạnh tranh cho Doanh nghiệp”.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (BCSI)  Võ Trí Thành cho biết, cuộc CMCN4.0 đã tác động lớn đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó ngành bán lẻ Việt Nam.

Xu hướng thương mại điện tử tiếp tục có một vai trò ngày càng tăng trong ngành bán lẻ.“Hội thảo là diễn đàn để các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp phân tích những thuận lợi, khó khăn, qua đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị và giải pháp để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này”, TS Võ Trí Thành nói.

Tại Hội thảo sẽ đưa ra những phân tích về thực trạng hệ thống kênh phân phối trên thị trường hiện nay, khuynh hướng bán lẻ toàn cầu từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất nhằm tối ưu hóa chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp. Quan tâm tới hệ thống phân phối – bán lẻ chính là đã góp phần giải quyết đầu ra của sản xuất và của tiêu dùng xã hội.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, các thành phần kinh tế đều có mặt trong hệ thống phân phối nội địa. Sự cạnh tranh trong giai đoạn này ngày càng mạnh mẽ và còn tiếp tục diễn ra và dẫn đến những xu thế phát triển chính của hệ thống phân phối - bán lẻ Việt Nam.

Trong sự bùng nổ của thương mại điện tử, hiện nay đang có 4 xu hướng bán lẻ hình thành từ cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ nhất, xu hướng tích tụ dưới hình thức mua bán sáp nhập liên doanh, liên kết hình thành những tập đoàn bán lẻ mạnh như: Central Groups và TTC của Thái Lan đối với Metro, Big C, Nguyễn Kim; Vingroup đối với Fivimart và Shop & Go, Saigon Coop với Auchan…

Thứ hai, xu hướng tạo trải nghiệm đa dạng, phong phú cho khách hàng hình thành những trung tâm mua sắm, giải trí… sử dụng nền tảng công nghệ kỹ thuật số và thiết bị di động của người sử dụng để phục vụ.

Thứ ba, xu hướng xây dựng các trung tâm thu mua hàng hóa nông sản thực phẩm ở các vùng miền được các tập đoàn bán lẻ nhắm tới vừa quản lý được chất lượng đầu vào, vừa giảm chi phí vận chuyển tạo đầu ra với giá cả cạnh tranh…

Thứ tư, xu hướng bán hàng đa kênh do 70% dân số Việt Nam sử dụng các thiết bị di động, với sự phát triển như vũ bão của cộng nghệ số và trí tuệ nhân tạo Al, Bi Data… việc bán hàng qua mạng trở nên dễ dàng, phổ biến với các đơn vị bán lẻ và người tiêu dùng.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, ở Việt Nam hệ thống phân phối và ngành bán lẻ nội địa đã đóng góp khoảng 15% GDP, giải quyết việc làm cho khoảng 6 triệu người, với một thị trường rộng lớn, gần 100 triệu dân, tổng mức tiêu dùng đạt khoảng 70%/năm.

Muốn phát triển bền vững trong hệ thống phân phối cần phải có quy hoạch phát triển mạng lưới, điều kiện hạ tầng; Tổ chức những vùng sản xuất hàng hóa, nhất là sản xuất nông sản thực phẩm để cung ứng một cách đều đặn, có chất lượng và hiệu quả cho hệ thống phân phối cả nước…

Hội thảo là diễn đàn để các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp phân tích nhưng thuận lợi, khó khăn, qua đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị & giải pháp để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này.

Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm của mình qua các cửa hàng hiện hữu, đa kênh và trực tuyến. Xu hướng thương mại điện tử tiếp tục có một vai trò ngày càng tăng trong ngành bán lẻ.

  Minh Đạt

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô