Tiêm chủng đại trà vắc-xin COVID-19: “Bơm máu” cho nền kinh tế

Thứ năm, 03/06/2021 09:41 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo giới chuyên gia, việc tiêm chủng đại trà toàn dân là trách nhiệm của mọi người, phục vụ lợi ích cho nhiều tập thể, không chỉ riêng Nhà nước hay Chính phủ. Do đó, Việt Nam cần kêu gọi xã hội hóa kinh phí mua vắc-xin, hoặc để doanh nghiệp tư nhân chủ động tìm kiếm nguồn vắc-xin nhập khẩu mới.

Đóng cửa biên giới làm tổn hại nghiêm trọng tới nền kinh tế

Trong suốt một năm xuất hiện đại dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam dù tăng trưởng liên tục nhiều năm, hiện nay đã giảm tốc. Tuy nhiên, nhờ vào công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả đã giúp Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia có kinh tế tăng trưởng dương trong năm 2020 và trong quý I/2021.

Ngay từ khi xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên tại Trung Quốc, Việt Nam đã thắt chặt việc xuất nhập cảnh ở các tỉnh biên giới. Đồng thời, Việt Nam cũng hạn chế việc xuất nhập cảnh ở các cảng hàng không, cảng biển trong cả nước. Hiện tại, giải pháp này vẫn đang được triển khai trên toàn bộ lãnh thổ.

Tiêm chủng đại trà cho 70% dân số, vừa đảm bảo an toàn xã hội, vừa hỗ trợ kinh tế tăng trưởng.

Tiêm chủng đại trà cho 70% dân số, vừa đảm bảo an toàn xã hội, vừa hỗ trợ kinh tế tăng trưởng.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá, việc Chính phủ kiểm soát nghiêm ngặt biên giới, hạn chế xuất nhập cảnh chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, giải pháp sẽ phản tác dụng, gây ra những tác động xấu cho nền kinh tế.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, ông Alain Cany - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (EuroCham), cho rằng: Việt Nam là một trong những nước đi đầu trên thế giới trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Việc nhanh chóng đóng cửa biên giới cùng các biện pháp cách ly nghiêm ngặt và giãn cách xã hội tại các tỉnh, thành phố đã giúp giữ sự lây lan dịch bệnh ở mức thấp và cho phép các hoạt động kinh doanh trong nước vẫn được duy trì.

Đây không phải là một biện pháp lâu dài mà không làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực đang dần mở lại cửa khẩu để phát triển kinh tế.

Ông Alain Cany giải thích, để làm được điều này, Chính phủ nhiều nước đã nhanh chóng tiêm chủng vắc-xin đại trà cho người dân. Giải pháp này đáp ứng được cả hai tiêu chí an toàn cho cộng đồng.

“Nếu Việt Nam đẩy mạnh quá trình tiêm chủng đại trà cho người dân, điều này cũng sẽ giúp đáp ứng hai mục tiêu kép của Chính phủ là bảo vệ sức khỏe cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Chủ tịch EuroCham nói.

Doanh nghiệp tư nhân chủ động bỏ tiền túi ra tiêm chủng cho nhân viên

Trong một động thái mới đây, Chính phủ mong muốn sẽ tiêm chủng cho 75% dân số, nhằm khai thông thương mại và đầu tư quốc tế, yếu tố vốn rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Để làm được điều này Việt Nam cần phải có ít nhất 150 triệu liều vắc-xin, để tiêm 2 mũi ngừa Covid-19, cho khoảng 75 triệu người. Tuy nhiên, hiện nay, do nguồn cung vắc-xin nhập khẩu còn hạn chế, trong khi vắc-xin trong nước sản xuất vẫn chưa được tiêm chủng đại trà, cho nên việc đáp ứng được nhu cầu trong nước là vô cùng khó khăn.

Bàn về giải pháp, Chủ tịch EuroCham cho rằng, Chính phủ nên cho phép các doanh nghiệp khối tư nhân chủ động tìm kiếm nguồn vắc-xin nhập khẩu, để tiêm chủng cho nhân viên của họ. Điều này sẽ làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời, giúp đẩy nhanh quá trình tiêm chủng của Chính phủ.

Trong một sự kiện gần đây do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, nhóm 10 doanh nghiệp tại Hà Nội đã có kiến nghị, gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép doanh nghiệp tư nhân chủ động tiếp cận với nguồn vắc-xin nhập khẩu, ngừa Covid-19.

Với kiến nghị này, doanh nghiệp mong muốn chủ động tìm kiếm nguồn vắc-xin mới, để tiêm ngừa dịch bệnh cho cán bộ, công nhân viên chức, nhằm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh- giảng viên Đại học Tài chính cho rằng: Đây là kiến nghị nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần cẩn trọng, vì chất lượng vắc-xin nhập khẩu không đều.

“Chúng ta cũng cần cẩn trọng chuyện tiêm vắc-xin. Bởi, liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Cho nên, việc nhập khẩu vắc-xin phòng Covid-19 cần thông qua các cơ quan có thẩm quyền, kỹ năng đó là cơ quan y tế mới đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng. Tóm lại, doanh nghiệp chủ động  mua vắc-xin được là tốt nhưng Nhà nước vẫn cần quản lý khâu nhập khẩu, khâu tiêm chứ không được thả nổi cho doanh nghiệp muốn làm gì thì làm”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế nhận định: Việc các doanh nghiệp chủ động nhập vắc-xin phòng Covid-19 là điều tốt, tuy nhiên về vấn đề chuyên môn cần thông qua Bộ Y tế.

“Tất nhiên, hiện nay chúng ta đang động viên, khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp, có thể tìm kiếm nguồn vắc-xin nhưng nên có một đầu mối quản lý thống nhất, để xem về mặt chuyên môn vắc-xin đó có đảm bảo, còn doanh nghiệp không thể nắm được về mặt chuyên môn, chất lượng, tác dụng phụ, tiêm ra sao…”, ông Lực nói.

Xã hội hóa kinh phí vắc-xin để “bơm máu” cho nền kinh tế

Ngoài giải pháp để doanh nghiệp tư nhân chủ động nguồn vắc-xin nhập khẩu, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh kiến nghị Chính phủ nên xã hội hóa vắc-xin ngừa Covid-19, bằng cách lập ra quỹ để mua vắc-xin, mong muốn các doanh nghiệp đóng góp.

Ông Nguyễn Văn Học - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương đánh giá: Việc xã hội hóa kinh phí để mua vắc-xin Covid-19 là cần thiết và việc làm này cần phải được triển khai càng nhanh càng tốt.

Về việc thành lập quỹ vắc-xin Covid-19, ông Học cho rằng: Việc tiêm chủng đại trà toàn dân là trách nhiệm của mọi người, phục vụ lợi ích cho nhiều tập thể, không chỉ riêng Nhà nước hay Chính phủ. Do đó, Nhà nước sẽ là đầu mối đứng ra ký hợp đồng với các quốc gia, các công ty quốc tế.

Còn việc tìm kinh phí nhập khẩu, ngoài ngân sách thì nên kêu gọi các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước cùng nhau hỗ trợ, thể hiện tinh thần đoàn kết “lá lành đùm lá rách”.

GS Nguyễn Anh Trí - nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Trung ương cho biết: Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng có giao nhiệm vụ cho ngành y tế là tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19, tiêm chủng đại trà vắc-xin Covid-19 cho cộng đồng; phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội…

Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, ngoài vấn đề kinh phí, còn phải đảm bảo nhiệm vụ an toàn và đạt được hiệu quả cao nhất.

Bởi vì, tới nay, thế giới đã ghi nhận thêm nhiều chủng virus mới, có khả năng kháng lại vắc-xin. Trong trường hợp xấu nhất, thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với một đợt bùng phát dịch mới do biến thể Covid-19 gây ra. Và điều này, không chỉ Việt Nam, mà cả thế giới cần phải có dòng tiền mới để nghiên cứu và nhập mua các loại vắc-xin chủng biến thể mới.

Đây là cuộc chiến còn rất cam go, quan điểm của tôi muốn làm được phải phát huy hết tất cả các thế mạnh ưu việt của một đất nước thống nhất, đoàn kết và quyết tâm cao”, GS Nguyễn Anh Trí cho biết.

Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Trung ương nhấn mạnh: Bộ Y tế phải tận dụng hết tất cả các đơn vị, đủ năng lực để thực hiện tiêm chủng đại trà vắc-xin Covid trong nhân dân. Làm được điều này mới có thể hy vọng đảm bảo được an toàn miễn dịch cộng đồng.

Đảm bảo nguồn tài chính vững bền cho tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 là rất quan trọng. Chính phủ Việt Nam đã có quyết định thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 Việt Nam để huy động các nguồn lực cho việc mua và sản xuất vắc-xin, đảm bảo an ninh vắc-xin của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế hoan nghênh các tập đoàn, cá nhân, người dân đã ủng hộ, tham gia vào chương trình này.

Ngày 27/5, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động kêu gọi tất cả người dân, doanh nghiệp đóng góp vào Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 Việt Nam. Quỹ sẽ do Bộ Tài chính quản lý, Bộ Y tế chịu trách nhiệm chuyên môn, mua và sử dụng vắc-xin.

Thế Vũ

Báo Công luận

Tin khác

36 năm tô đậm dấu ấn vì 'Tam nông'

36 năm tô đậm dấu ấn vì "Tam nông"

(CLO) Dù bất kể chính sách, chương trình lớn nào của Đảng, Nhà nước, của Ngành, cần sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống ngân hàng, Agribank luôn là ngân hàng tiên phong chủ động triển khai và ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh kinh tế đất nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

(CLO) Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM phấn đấu đến cuối năm 2025 hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội

TP HCM phấn đấu đến cuối năm 2025 hoàn thành tối thiểu 26.200 căn nhà ở xã hội

(CLO) Văn phòng UBND TP HCM đã có Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi tại cuộc họp nghe báo cáo chuyên đề về nhà ở xã hội (NOXH).

Bất động sản
Bất động sản Khánh Hòa vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc dù nhiều dự án khủng sắp được đầu tư

Bất động sản Khánh Hòa vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc dù nhiều dự án khủng sắp được đầu tư

(CLO) Trầm lắng từ giai đoạn 2022 cho tới hiện nay, thị trường Khánh Hòa chưa ghi nhận được tín hiệu tích cực nào báo hiệu sự khởi sắc trong giai đoạn tới. Tuy nhiên, thị trường này vẫn được nhận định là một thị trường đầu tư bất động sản tiềm năng

Bất động sản
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp