Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Thứ sáu, 28/03/2025 17:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Chiếc máy bay đáng gờm nhất

Thứ Sáu (21/3) vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giới thiệu tại Phòng Bầu dục một tấm áp phích về lại máy bay chiến đấu mới của Mỹ mà ông cho biết sẽ được gọi là F-47. “Đây sẽ là máy bay tiên tiến nhất, có khả năng nhất và đáng gờm nhất từng được chế tạo”, ông Trump nói.

tiem kich f 47 cua my manh hon su 57 va j 20 nhu the nao hinh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố việc trao gói thầu phát triển tiêm kích thế hệ thứ sáu F-47 cho Boeing. Ảnh: GI

Chiếc tiêm kích mà ông chủ Nhà Trắng giới thiệu được xem như một phần của chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, Next Generation Air Dominance (NGAD) mà không quân Mỹ đã khởi xướng từ năm 2014.

NGAD có nguồn gốc từ Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng (DARPA) năm 2014 để phát triển các hệ thống chiếm ưu thế trên không mới cho Không quân và Hải quân Mỹ, với tham vọng đưa máy bay chiến đấu mới vào hoạt động từ năm 2030.

Vào năm 2016, Không quân Mỹ đã tiếp nối các nghiên cứu của DARPA với Dự án Ưu thế trên không 2030 (AS 2030) trước khi phát triển nó thành NGAD vào năm 2018, với ý tưởng xây dựng một khái niệm gọi là "gia đình hệ thống".

Theo khái niệm đó, NGAD tập trung phát triển một máy bay có người lái, tàng hình, có tầm bay xa và linh hoạt, được gọi là Chống không chiến xuyên thủng (PCA), đi kèm với máy bay chiến đấu cộng tác không người lái (CCA) có thể mang thêm đạn dược hoặc thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ như gây nhiễu hay cũng khai hỏa tấn công.

Chiếc máy bay có người lái trong chương trình kể trên đã được xác định là F-47 và Tổng thống Trump cho biết, hợp đồng phát triển kỹ thuật, sản xuất đã được trao cho Boeing với mục tiêu đưa chiếc tiêm kích này vào hoạt động kể từ năm 2030.

Chiếc F-47 sẽ có "công nghệ tàng hình tiên tiến [khiến nó] hầu như không thể nhìn thấy", và “đó là thứ mà chưa ai từng thấy trước đây”, ông Trump phát biểu tại Phòng Bầu dục hôm thứ Sáu, bên cạnh là Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, Tham mưu trưởng Không quân Tướng David Allvin và Trung tướng Dale White, người phụ trách về mua sắm, công nghệ và hậu cần của Không quân Mỹ.

Người đứng đầu nước Mỹ cho biết thêm: “Xét về mọi thuộc tính của máy bay chiến đấu, chưa từng có thứ gì gần giống như vậy, từ tốc độ đến khả năng cơ động cho đến tải trọng mà nó có thể mang theo”.

Trong khi đó, Tướng Allvin cũng xác nhận rằng F-47 sẽ là "máy bay chiến đấu tiên tiến, nguy hiểm và thích nghi nhất từng được phát triển". Vị tướng 61 tuổi nói: "Chúng tôi đang định hình tương lai của chiến tranh… F-47 có khả năng tàng hình của thế hệ tiếp theo, kết hợp cảm biến và khả năng tấn công tầm xa để chống lại những kẻ thù tinh vi nhất trong môi trường khắc nghiệt".

F-47 có gì đặc biệt?

Bản vẽ phác thảo chiếc F-47 do Không quân Mỹ cung cấp cho báo giới, dù cố tình che giấu nhiều tính năng, vẫn cho thấy sự khác biệt rõ rệt so với máy bay thế hệ thứ năm như F-22 và F-35.

tiem kich f 47 cua my manh hon su 57 va j 20 nhu the nao hinh 2

Hình ảnh phác thảo của F-47 được Không quân Mỹ giới thiệu. Ảnh: US Air Force

Trong khi hình ảnh cho thấy mũi và buồng lái dạng bong bóng tàng hình thông thường với hình dạng tổng thể của thân máy bay dẹt, chúng cũng cho thấy cả cánh phụ canard và không có cánh đuôi, những tính năng khác biệt so với các thiết kế tàng hình trước đây. 

Tướng Allvin tuyên bố F-47 cũng sẽ có "tầm bay xa hơn đáng kể" so với F-22. Nếu F-22 có tầm bay hơn 3.000 km với hai thùng nhiên liệu phụ thì F-47 nhiều khả năng sẽ được chế tạo theo hai biến thể: một biến thể lớn hơn với tầm bay xa hơn để đối phó với khoảng cách rộng của chiến trường Thái Bình Dương - và một máy bay nhỏ hơn phù hợp hơn với khoảng cách bay ngắn hơn giữa các mục ở chiến trường châu Âu.

Nhìn chung, không quân Mỹ mô tả F-47 "là một bước tiến đáng kể so với F-22" và có thiết kế mô-đun cho phép nó trở thành "nền tảng thống trị trong nhiều thập kỷ tới". Tướng Allvin cũng cho biết, nguyên mẫu của F-47, với cái tên X-planes, đã thử nghiệm công nghệ NGAD trong 5 năm qua.

Những chiếc máy bay thử nghiệm này đã bay hàng trăm giờ, cải tiến khả năng tàng hình, tầm bay và hệ thống tự động trong khi tinh chỉnh các khái niệm hoạt động. Quá trình này đã "thúc đẩy công nghệ, tinh chỉnh các khái niệm hoạt động của chúng tôi và chứng minh rằng chúng tôi có thể triển khai… nhanh hơn bao giờ hết. Vì thế, máy bay chiến đấu này sẽ bay trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump", Tham mưu trưởng Không quân Mỹ cho biết.

Về lý do khiến chiếc tiêm kích thế hệ sáu này mang tên F-47, Không quân Mỹ cho biết con số "47" được chọn vì muốn "tôn vinh di sản của chiếc tiêm kích P-47, những đóng góp của nó cho ưu thế trên không trong Thế chiến II vẫn còn mang tính lịch sử. Ngoài ra, con số này tôn vinh năm thành lập của Không quân Mỹ, đồng thời ghi nhận sự hỗ trợ quan trọng của Tổng thống thứ 47, ông Donald Trump cho sự phát triển của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới.

tiem kich f 47 cua my manh hon su 57 va j 20 nhu the nao hinh 3

Chiếc J-20 của Trung Quốc hiện chỉ được xem là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm. Thế hệ sáu, J-36, hiện đang được phát triển và có quá ít thông tin. Ảnh: Wikipedia

Những máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, như F-22 của Mỹ, Su-57 của Nga và J-20 của Trung Quốc, tập trung vào các khả năng như tàng hình. Máy bay thế hệ sáu của Mỹ sẽ tập trung vào việc khó bị phát hiện hơn, nhưng cũng tích hợp khả năng tác chiến cùng máy bay không người lái, sử dụng trí tuệ nhân tạo và nhiều vũ khí được nâng cấp.

Trong trường hợp của chiếc F-47, nó có thể kết hợp với nhiều máy bay không người lái đi kèm, ra lệnh cho những “vệ tinh” này một cách thủ công hoặc dựa trên sự hỗ trợ của AI để có thể cùng hoạt động nhịp nhàng như một cỗ máy khổng lồ với nhiều tay, nhiều mắt. Tổng thống Donald Trump cho biết: “Chiếc máy bay này bay cùng nhiều máy bay không người lái, bao nhiêu tùy thích, và đó là điều mà không máy bay nào khác có thể làm được".

F-47 sẽ giúp Mỹ bỏ xa các đối thủ

Những nỗ lực của Mỹ nhằm phát triển F-47 có thể giúp họ trở thành quốc gia đầu tiên triển khai máy bay chiến đấu có người lái thế hệ thứ sáu.

Thời gian qua, Anh, Nhật Bản và Ý đang cùng nhau phát triển máy bay thế hệ thứ sáu theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu, trong khi Pháp, Đức và Tây Ban Nha đang nỗ lực với Hệ thống Không quân Chiến đấu Tương lai (FCAS).

Trung Quốc cũng đang có những dự án tương tự, còn đang giữ bí mật và được đồn đoán với cái tên J-36. Nhưng các nước này đều chưa cho thấy những bước tiến rõ rệt nào như cách Mỹ đang thể hiện với F-47.

Trong khi đó, Nga đang ở những giai đoạn sản xuất hàng loạt đầu tiên với những chiếc Su-57, tiêm kích thế hệ thứ năm, hoặc đang hoàn thiện thiết kế Su-75 Checkmate, một bản rút gọn và hiện đại hóa của Su-57.

Do đó, F-47 nếu được chế tạo đúng tiến độ hứa hẹn sẽ đem lại lợi thế vượt trội cho Mỹ trên bầu trời. Những so sánh giữa F-47 với các máy bay kể trên có thể cho thấy rõ hơn điều đó.

tiem kich f 47 cua my manh hon su 57 va j 20 nhu the nao hinh 4

Thiết kế cánh LEVCON (phần khoanh đỏ trong ảnh) của Su-57 giúp máy bay cực kỳ linh hoạt trong không chiến tầm gần và có thể tạo góc tấn rất lớn. Ảnh: X

So với Su-57, chiếc tiêm kích tàng hình được cho là tốt nhất mà Nga đang sản xuất, thì F-47 có thể thua kém về sức mạnh động cơ và khả năng không chiến tầm gần.

Su-57 với 2 động phản lực cánh quạt đốt tăng lực Saturn AL-41F1 đạt trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 35 tấn, trong đó có 13 tấn tải trọng vũ khí, lớn nhất trong số các tiêm kích thế hệ thứ năm và chỉ thua chiếc máy bay đồng hương thế hệ 4+ là Su-34.

F-47 chưa công bố thông số kỹ thuật chi tiết nhưng theo các chuyên gia, nếu suy từ tầm bay chỉ bằng 3/4 so với Su-57 thì tải trọng của chiếc máy bay này cũng khó so được với đối thủ Nga. Và nếu theo hình ảnh minh họa của không quân Mỹ, F-47 cũng chỉ có cánh canard (cánh phụ tam giác phía trước) nên không thể linh hoạt bằng Su-57 với cánh LEVCON.

Cánh LEVCON là một thiết kế với một cánh nhỏ, có thể gập xuống được, gắn ở đầu cánh chính, cho hiệu quả điều chỉnh luồng khí xoáy cực tốt, giúp máy bay có khả năng cơ động lớn cho dù cánh đuôi đứng có diện tích rất bé, cũng như khả năng cơ động ở góc tấn lớn rất hiệu quả.

Còn cánh Canard trên F-47 (như hình ảnh của Không quân Mỹ) sẽ giúp tăng cường lực nâng và kiểm soát máy bay tốt hơn, nhưng không hiệu quả bằng LEVCON trong việc kiểm soát luồng khí ở góc tấn lớn.Do đó, Su-57 không chiến tầm gần sẽ “dữ dằn” hơn F-47.

Nhưng Su-57 chưa đạt được mức độ tác chiến điện tử tinh vi như F-47, đặc biệt là khả năng kết hợp với một số lượng cực lớn máy bay không người lái và tích hợp sâu AI trong các tình huống chiến đấu.

Cứ thử hình dung, một chiếc Su-57 phải đối đầu với một F-47 cùng khoảng 10 chiếc UAV phối hợp tấn công nhịp nhàng. Phần áp đảo sẽ nghiêng về bên nào, hẳn không khó đoán.

Nếu so F-47 với chiếc tiêm kích tàng hình tối tân nhất của Trung Quốc hiện tại, J-20 Mighty Dragon thì kết quả cũng tương tự. Khả năng mạnh nhất của chiếc máy bay thế hệ 6 đến từ Mỹ là kết hợp không giới hạn với các UAV cũng như hệ thống tác chiến điện tử tối tân sẽ giúp nó lấn lướt J-20, dù máy bau của Trung Quốc cũng được cho rằng đang phát triển khả năng kết hợp với UAV.

Trong bối cảnh còn quá ít thông tin về dự án J-36 của Trung Quốc được công khai, có thể xem chiếc F-47 chính là tiêm kích tàng hình thế hệ sáu đầu tiên, với những tính năng ưu việt nhất đang được phát triển.

So sánh F-47 (Mỹ), Su-57/Su-75 (Nga) và J-20/J-XX (Trung Quốc)

Khả năng F-47 (Mỹ) Su-57 / Su-75 (Nga) J-20 / J-36 (Trung Quốc)
Tàng hình Cực cao, thế hệ thứ sáu Cao (Su-57 bị nghi ngờ về độ tàng hình) Cao, nhưng không bằng F-47
Tốc độ & Siêu hành trình Cao, có thể Mach 2+ Su-57: Mach 2+, Su-75: Dưới Mach 2 Mach 2+
Khả năng cơ động Trung bình - tối ưu hóa cho tác chiến điện tử hơn Cực cao với động cơ vector 3D và cánh LEVCON (Su-57) Khá cao nhưng không bằng Su-57
Hệ thống AI & Drone hỗ trợ Cực kỳ tiên tiến, sẽ phối hợp với nhiều UAV và tích hợp sâu AI Không có thông tin Có AI hỗ trợ nhưng chưa bằng Mỹ
Tác chiến điện tử Rất tiên tiến, có thể vô hiệu hóa radar đối phương Hạn chế hơn so với Mỹ Từ trung bình đến cao, nhưng chưa bằng Mỹ

Nguyễn Khánh

Tin mới

Cô gái thoát chết gang tấc khi khối gỗ “khủng” rơi xuống đường

Cô gái thoát chết gang tấc khi khối gỗ “khủng” rơi xuống đường

(CLO) Một cô gái đang đi xe máy phát hiện xe ô tô chở gỗ lớn trên đường có hiện tượng rơi xuống đã nhanh chân vứt xe, bỏ chạy thoát hiểm trong tích tắc.

Công luận 24H
Đà Nẵng: Cháy lớn tại xưởng phế liệu

Đà Nẵng: Cháy lớn tại xưởng phế liệu

(CLO) Sáng 31/3, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một xưởng phế liệu ở khu vực phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Do có nhiều vật liệu dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng phát mạnh, tạo ra cột khói đen cao hàng chục mét.

Đời sống
Tên lửa không gian Đức nổ tung chỉ vài giây sau khi phóng thử

Tên lửa không gian Đức nổ tung chỉ vài giây sau khi phóng thử

(CLO) Một công ty khởi nghiệp của Đức đã chế tạo một tên lửa quỹ đạo với hy vọng có thể phóng vệ tinh vào không gian từ châu Âu trong tương lai. Tuy nhiên, chuyến bay thử nghiệm đã thất bại.

Thế giới 24h
Tổng thống Mỹ đe dọa áp thuế dầu Nga và ném bom Iran

Tổng thống Mỹ đe dọa áp thuế dầu Nga và ném bom Iran

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với dầu Nga, trừ khi Moscow đồng ý ngừng bắn tại Ukraine.

Thế giới 24h
Dư chấn rung chuyển Mandalay sau trận động đất ở Myanmar

Dư chấn rung chuyển Mandalay sau trận động đất ở Myanmar

(CLO) Hai ngày sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter tàn phá Myanmar, người dân tại thành phố Mandalay vẫn đang tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, trong khi những dư chấn liên tục làm rung chuyển khu vực.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ sửa Hiến pháp để giúp Tổng thống Trump có nhiệm kỳ thứ ba?

Mỹ sẽ sửa Hiến pháp để giúp Tổng thống Trump có nhiệm kỳ thứ ba?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố "không đùa" khi nói về khả năng tiếp tục nắm quyền sau nhiệm kỳ hiện tại, dù Hiến pháp Mỹ chưa cho phép điều đó.

Thế giới 24h
Giá vàng tạo lập đỉnh mới trên 101 triệu đồng/lượng

Giá vàng tạo lập đỉnh mới trên 101 triệu đồng/lượng

(CLO) Sáng nay (31/3), giá vàng trong nước đạt mức trên 101 triệu đồng/lượng, rủi ro mua vào tại vùng giá đỉnh là điều mà nhà đầu tư cần đặc biệt cân nhắc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lào Cai: Khát vọng vươn tầm trên 'mảnh đất vàng biên cương'

Lào Cai: Khát vọng vươn tầm trên "mảnh đất vàng biên cương"

(CLO) Lào Cai, dải đất biên cương hùng vĩ, không chỉ giữ vai trò "phên dậu" về mặt địa chính trị, mà còn là "mảnh đất vàng" trù phú đang vươn mình trỗi dậy. Nơi đây, "bản giao hưởng" phát triển đang được viết nên, hòa quyện giữa tiềm năng nội tại mạnh mẽ và khát vọng vươn tầm, tạo nên sức hút khó cưỡng trên bản đồ kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.

Đời sống
Châu Âu lao đao vì khủng hoảng dân số, Đông Âu đối mặt với thách thức kép

Châu Âu lao đao vì khủng hoảng dân số, Đông Âu đối mặt với thách thức kép

(CLO) Châu Âu từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng suy giảm dân số, nhưng một số quốc gia, đặc biệt là ở Đông Âu, thậm chí còn rơi vào tình trạng khủng hoảng kép: tỷ lệ sinh thấp kết hợp với làn sóng di cư ồ ạt.

Thế giới 24h
Quảng Nam: Tìm đơn vị chăm sóc, duy trì hệ thống cây xanh trên đường Võ Chí Công tại gói thầu 56 tỷ

Quảng Nam: Tìm đơn vị chăm sóc, duy trì hệ thống cây xanh trên đường Võ Chí Công tại gói thầu 56 tỷ

(CLO) Công ty TNHH TMD & XD Bảo Hưng vừa đăng tải thông tin cho gói thầu thuộc dự án "Chăm sóc, duy trì hệ thống cây xanh đã trồng trên đường Võ Chí Công, đoạn từ Km6+400 - Km42+880", do Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.

Dự án - Đầu tư
Hiện trạng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ được đề xuất mở rộng lên 10 - 12 làn xe

Hiện trạng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ được đề xuất mở rộng lên 10 - 12 làn xe

(CLO) Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội với hàng ngàn lượt xe di chuyển mỗi ngày. Đặc biệt thường xuyên ùn tắc vào dịp nghỉ lễ, Tết nên tuyến đường đang được nghiên cứu đầu tư mở rộng.

Giao thông
Hoa Kỳ sẽ áp đặt hạn chế đối với dầu mỏ của Nga nếu không đạt được thỏa thuận về Ukraine

Hoa Kỳ sẽ áp đặt hạn chế đối với dầu mỏ của Nga nếu không đạt được thỏa thuận về Ukraine

(CLO) Mỹ cảnh báo áp thuế 25-50% lên dầu Nga nếu Moskva không đạt thỏa thuận chấm dứt xung đột Ukraine một cách hòa bình.

Kinh tế vĩ mô
Đại lý nhận cọc Honda HR-V 2025 giá dự kiến từ 699 triệu đồng

Đại lý nhận cọc Honda HR-V 2025 giá dự kiến từ 699 triệu đồng

(CLO) Phiên bản nâng cấp giữa vòng đời Honda HR-V 2025 được bổ sung thêm trang bị công nghệ, có phiên bản hybrid để cạnh tranh Yaris Cross và Xforce.

Xe
Thanh Hóa: Gói thầu hơn 1.000 tỷ của dự án Đại Lộ Nam Sông Mã chỉ có 1 nhà thầu tham dự

Thanh Hóa: Gói thầu hơn 1.000 tỷ của dự án Đại Lộ Nam Sông Mã chỉ có 1 nhà thầu tham dự

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hóa vừa đăng tải biên bản mở thầu gói thầu xây lắp số 8, thuộc dự án "Đại Lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2, đoạn từ phường Quảng Hưng đến hết địa phận phường Quảng Tâm".

Dự án - Đầu tư
Nhịp chỉnh chứng khoán là cần thiết cho sóng tăng phía trước

Nhịp chỉnh chứng khoán là cần thiết cho sóng tăng phía trước

(CLO) Giới chuyên gia cho rằng, nhịp chỉnh của thị trường chứng khoán tuần qua là cần thiết cho sóng tăng ở phía trước. Nhà đầu tư nên duy trì sự thận trọng trong chiều hướng mua và kiên nhẫn chờ đợi VN-Index kiểm tra ngưỡng hỗ trợ mới mạnh tay giải ngân cho vị thế mua ròng.

Kinh doanh - Tài chính
Quảng Ninh: Mời thầu 368 tỷ cho dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 338

Quảng Ninh: Mời thầu 368 tỷ cho dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 338

(CLO) CTCP Coninco Công nghệ xây dựng và môi trường vừa đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu số 10, thuộc Dự án "Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 338, đoạn từ nút giao đường dẫn cầu Bến Rừng đến Quốc lộ 18".

Dự án - Đầu tư
Bình Luận

Tin khác

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế
Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.

Tiêu điểm Quốc tế
Xung đột Nga - Ukraine: Tiến trình hòa bình còn dài và nhiều chông gai

Xung đột Nga - Ukraine: Tiến trình hòa bình còn dài và nhiều chông gai

(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.

Tiêu điểm Quốc tế