Tiền ảo có thể gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Chủ nhật, 17/10/2021 12:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh, Jon Cunliffe, mới đưa ra cảnh báo rằng tiền mã hóa có thể gây ra khủng hoảng tài chính toàn cầu, trừ khi các quy định cứng rắn hơn được đưa ra.

Trong bài phát biểu mới đây, ông Jon Cunliffe, Phó thống đốc về ổn định tài chính của Ngân hàng trung ương Anh (BOE), đã nêu những lập luận để cảnh báo về khả năng tiền điện tử có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tương tự cuộc khủng hoảng năm 2008.

tien ao co the gay ra khung hoang kinh te toan cau hinh 1

Tiền điện tử có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính mới như năm 2008. Ảnh: Getty Images.

Quy mô vốn hóa thị trường tiền điện tử chỉ khoảng 16 tỷ USD vào 5 năm trước nhưng nay đã tăng lên 2.300 tỷ USD. Con số này cao hơn quy mô 1.200 tỷ USD nợ thế chấp dưới chuẩn của Mỹ năm 2008, nguyên nhân châm ngòi cuộc khủng hoảng cùng năm đó.

“Khi một thứ gì đó trong hệ thống tài chính phát triển quá nhanh, và trong một không gian mà phần lớn không kiểm soát, các cơ quan quản lý phải cẩn trọng và chú ý”, Cunliffe nhận định.

Ông Cunliffe thừa nhận rằng các chính phủ và cơ quan giám sát cần thận trọng để không đưa ra những động thái quá mạnh tay, hoặc tiếp cận tiền số là một thứ “nguy hiểm” đơn giản chỉ bởi chúng khác biệt. Cùng lúc đó, ông cho rằng công nghệ tiền ảo mang lại triển vọng để cải thiện căn bản các dịch vụ tài chính.

Tuy nhiên, Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Anh cho rằng, dù cho rủi ro với tiền điện tử đến từ những ứng dụng hiện có của tài sản số. Điều này đặt ra mối lo về ổn định tài chính, do phần lớn tiền điện tử “’không có giá trị thực và dễ xảy ra những đợt điều chỉnh giá mạnh”.

Bitcoin và Ethereum, hai đồng tiền mã hóa lớn nhất, đã giảm hơn 30% về giá trị vào đầu năm nay trước khi phục hồi và đã được chứng minh là “cực kỳ biến động” kể từ khi chúng được tạo ra. Giá cả dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài, từ những bài đăng Twitter của CEO Tesla Elon Musk cho đến các biện pháp trừng phạt của chính phủ Trung Quốc.

“Thế giới tiền điện tử đang bắt đầu kết nối với hệ thống tài chính truyền thống và chúng ta đang thấy sự xuất hiện của những người chơi sử dụng đòn bẩy. Quan trọng hơn cả, điều này đang xảy ra mà không được kiểm soát”, ông Cunliffe chia sẻ.

Rủi ro tiền ảo

tien ao co the gay ra khung hoang kinh te toan cau hinh 2

Nhiều cơ quan quản lý trên khắp thế giới đã bắt đầu thiết lập một khuôn khổ chính sách thông qua đó quản lý sự tăng trưởng vượt bậc của các loại tài sản số. Ảnh: CNBC.

Những bình luận của ông Cunliffe tương tự với những đánh giá của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, Andrew Bailey đưa ra hồi tháng 5 năm nay. Khi đó, ông Bailey cho rằng các nhà đầu tư nên chuẩn bị tâm lý có thể mất tất cả tài sản do tiền điện tử thiếu “giá trị nội tại”.

Cơ quan Giám sát Tài chính của Anh cũng đưa ra cảnh báo về tính chất rủi ro của việc đầu tư tiền điện tử.

Ông Cunliffe cho rằng rủi ro với sự ổn định tài chính có thể tăng nhanh nếu thị trường tiếp tục mở rộng với tốc độ như hiện nay, tuy nhiên mức độ rủi ro đó có thể được quyết định bởi tốc độ phản ứng của các cơ quan quản lý và chính phủ.

Bitcoin đã có 30 lần sụt giá ít nhất 10% chỉ trong một ngày trong vòng 5 năm qua, ông Cunliffe chỉ ra. Lần giảm mạnh nhất là một cú sập lên tới gần 40% sau khi sự cố tại sản tiền ảo BitMEX.

“Câu hỏi được đặt ra là kết quả của những sự kiện như vậy sẽ ra sao trong tương lai; nếu các loại tiền điện tử tiếp tục phát triển trên quy mô lớn, và tiếp tục được tích hợp sâu hơn vào tài chính truyền thống và khi các chiến lược đầu tư trở nên phức tạp hơn”, Cunliffe đặt câu hỏi.

Vấn đề trọng tâm là liệu hệ thống có thể hấp thụ được các đợt điều chỉnh giá lớn làm các nhà đầu tư chịu thiệu hại nhưng không gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thực hay không. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ kết nối giữa thị trường tiền số với các thị trường khác và mức độ sử dụng đòn bẩy.

Cả hai yếu tố này đã xuất hiện trong thị trường nợ thế chấp dưới chuẩn trước năm 2008, tạo ra những tác động mạnh mẽ và cuối cùng đưa nền kinh tế toàn cầu đi xuống. Cả hai sẽ trở nên quá quan trọng trong không gian tiền ảo, ông Cunliffe đề xuất. Việc xử lý, theo ông, sẽ cần mức độ quản lý rủi ro ngày càng lớn từ phía cơ quan quản lý và đảm bảo hệ thống tài chính đứng vững trước những đợt điều chỉnh mạnh của thị trường tiền số.

“Mặc dù tiền số vận hành theo những phương thức mới, nhưng các tiêu chuẩn và quy chế giám sát nghiêm ngặt và phù hợp sẽ giúp quản lý được những rủi ro, như khi trong tài chính truyền thống”, ông Cunliffe chia sẻ.

Nhiều cơ quan quản lý trên khắp thế giới đã bắt đầu làm việc để thiết lập một khuôn khổ chính sách thông qua đó quản lý sự tăng trưởng vượt bậc của các loại tài sản số. Tuy nhiên, ông Cunliffe cho rằng điều này cần giải quyết như một vấn đề cấp bách.

Hương Vũ (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

Vietcombank nhận danh hiệu Best FXall Taker tại lễ trao giải thưởng LSEG Vietnam FX Awards năm 2024

Vietcombank nhận danh hiệu Best FXall Taker tại lễ trao giải thưởng LSEG Vietnam FX Awards năm 2024

(CLO) Vietcombank khẳng định vị thế dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và tiếp tục ghi tên mình trong danh sách các ngân hàng có doanh số giao dịch ngoại tệ tốt nhất trên thị trường.

Tài chính - Bảo hiểm
Ngân hàng Nhà nước giảm tốc độ hút tiền chỉ còn khoảng 1/4 so với trước đó

Ngân hàng Nhà nước giảm tốc độ hút tiền chỉ còn khoảng 1/4 so với trước đó

(CLO) Trong 2 phiên giao dịch gần nhất, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm tốc độ hút tiền, giảm giá trị tín phiếu phát hành ra chỉ bằng 1/4 so với trung bình trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Vndirect bị tấn công: 1.218 tỷ đồng “bốc hơi”, đáng lo hơn là thị phần môi giới

Vndirect bị tấn công: 1.218 tỷ đồng “bốc hơi”, đáng lo hơn là thị phần môi giới

(CLO) Sau 3 ngày hệ thống của Vndirect bị tấn công, 1.218 tỷ đồng vốn hóa thị trường ông lớn chứng khoán này đã “bốc hơi”. Nhưng đáng lo ngại hơn cả là thị phần môi giới sau cú sốc này.

Tài chính - Bảo hiểm
Đang vay nợ 3.640 tỷ, Năm Bảy Bảy (NBB) vẫn cầm cố tài sản để vay thêm tiền

Đang vay nợ 3.640 tỷ, Năm Bảy Bảy (NBB) vẫn cầm cố tài sản để vay thêm tiền

(CLO) Dù đang có tổng nợ vay lên tới 3.640 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) vẫn thế chấp tài sản để vay thêm.

Tài chính - Bảo hiểm
Tăng vốn thần tốc nhờ ngân hàng ‘mẹ’ bơm tiền, hoạt động môi giới của VPBankS vẫn thua lỗ, dư nợ vay margin tăng thêm hơn 2.500 tỷ đồng

Tăng vốn thần tốc nhờ ngân hàng ‘mẹ’ bơm tiền, hoạt động môi giới của VPBankS vẫn thua lỗ, dư nợ vay margin tăng thêm hơn 2.500 tỷ đồng

(CLO) Sau khi được bơm vốn “khủng” từ ngân hàng mẹ, hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, hoạt động môi giới vẫn thua lỗ khoảng 17 tỷ đồng, dư nợ cho vay margin đạt 7.167 tỷ đồng, tăng thêm hơn 2.500 tỷ đồng so với cuối quý 3.

Tài chính - Bảo hiểm