Trong đó, có nhiều điểm bị sạt lở với chiều dài hơn 40 mét, nước ăn sâu vào gần 5 mét. Sạt lở làm mất đất của dân và uy hiếp các tuyến đường giao thông nông thôn và đê chắn vườn cây ăn trái.
Một điểm sạt lở tại xã Tam Bình
Nguyên nhân xảy ra sạt lở là do triều cường dâng cao, hệ thống thoát lũ chảy mạnh; trong khi đó các tuyến đê bao trước đây xây dựng không có khoảng “lưu không” dễ dàng dẫn đến sụp đất.
Ông Đặng Văn Lâm, Chủ tịch UBND xã Tam Bình cho biết, hiện nay nước lũ và triều cường dâng cao, nếu khắc phục chậm thì nguy cơ sạt lở tiếp diễn, thủy triều sẽ tràn vào làm thiệt hại vườn cây ăn trái của người dân. "Toàn xã có 7 điểm sạt lở, trong đó huyện đang khảo sát để khắc phục 2 điểm, giao xã khắc phục 2 điểm còn 3 điểm đang khảo sát." - ông Lâm nói.
Được biết xã Tam Bình có diện tích 2.100ha với 1.600 ha trồng cây ăn trái, trong đó 80% là trồng sầu riêng, mỗi năm thu nhập bình quân đầu người 43 triệu đồng từ việc trồng sầu riêng, và đây được xem là thủ phủ của trái sầu riêng. Vì thế nếu không khắc phục kịp thời hiện tượng lở đê thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vườn cây ăn trái của người dân.
Thái Sơn