Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Kiểm soát được COVID-19, nền kinh tế mới hồi phục bền vững

Thứ bảy, 01/01/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Việt Nam phải tìm ra động lực thay đổi, nếu không thay đổi sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Không còn cách nào khác, Việt Nam cần phải có sự thay đổi về việc triển khai các gói hỗ trợ, chương trình phục hồi và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng”.

Đó là nhấn mạnh của TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trong cuộc trò chuyện cùng Báo Nhà báo & Công luận xung quanh câu chuyện phục hồi nền kinh tế trong thời gian tới.

tien si nguyen dinh cung kiem soat duoc covid 19 nen kinh te moi hoi phuc ben vung hinh 1

TS. Nguyễn Đình Cung.

Xung lực cho kinh tế Việt Nam tăng trưởng trung và dài hạn

+ Nhìn vào bức tranh toàn cảnh trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19, có thể thấy rằng, năm 2021, kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh hơn rất nhiều so với năm 2020. Thưa TS. Nguyễn Đình Cung, theo ông, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như trên?

- Theo tôi, trong 2 năm qua, tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế là giống nhau. Trong năm đầu tiên, do còn lúng túng khi lần đầu tiên đối mặt với thảm họa mới, Việt Nam chưa có nhiều giải pháp hiệu quả trong vấn đề vừa chống dịch, vừa tăng trưởng kinh tế. Nhưng dù sao, các đợt bùng phát dịch trong năm 2020 diễn ra ở quy mô nhỏ, sự tác động của nó không bằng các nước khác.

Sang năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục chi phối nền kinh tế. Đặc biệt, trong quý II/2021, trùng với thời điểm bùng phát dịch lần thứ 4, tăng trưởng GDP từ 7% xuống còn 2,91%, nhiều ngành dịch vụ như du lịch, nhà hàng, khách sạn,... phải ngừng hoạt động, hàng triệu người lao động mất việc làm.

Điều đáng nói, đợt bùng phát này “đánh” trực diện vào khu kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó TP.HCM, “đầu tàu” kinh tế của cả nước là địa phương chịu thiệt hại nặng nhất.

Để phòng chống dịch, các địa phương đã phải phong tỏa, giãn cách xã hội trong thời gian 2 tháng, dài gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần các đợt bùng phát dịch bệnh lần trước. Quy mô giãn cách cũng rất rộng và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến năm 2021 khó khăn hơn năm trước đó.

+ Vì sao ngay từ cuối năm trước, ông đã đánh giá tăng trưởng GDP năm 2021 ở mức thấp?

- Thứ nhất, tôi căn cứ vào sự suy giảm của tổng cầu tiêu dùng. Trên thực tế, cầu bên ngoài căn bản rất rất tốt, nhưng tiêu dùng trong nước mới là vấn đề. Tổng cầu tiêu dùng trong nước đã giảm 2 năm nay, và tiếp tục tụt sâu và âm trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh. Ngay cả trong tháng 10, dù có cải thiện, nhưng vẫn chưa thật sự khả quan.

Tổng cầu giảm vì người dân mất thu nhập, hàng triệu người lao động mất việc làm. Thu nhập giảm, thì phải giảm chi tiêu, phải sống bằng tài trợ hay tiền tiết kiệm của họ trong nhiều năm, phải lấy của để dành ra chi tiêu. Như vậy, nếu tổng cầu nội địa không được cải thiện, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tăng trưởng âm là điều dễ hiểu.

Thứ hai, nhìn về phía đầu tư, cả đầu tư tư nhân, Nhà nước và nước ngoài đều giảm. Trước khi đại dịch, đầu tư Nhà nước tăng 7%, FDI tăng 10%-11%/năm, tư nhân trong nước tăng 15%-17%, nhưng hiện nay, tăng trưởng đầu tư toàn xã hội chỉ khoảng 3%, chỉ bằng 1/3 của thời kỳ trước dịch.

Thứ ba, thời điểm này, Việt Nam vẫn phải đối mặt với di chứng của hậu COVID-19, như thiếu lao động, thiếu đơn hàng, chưa thể nối lại chuỗi cung ứng, cùng với đó chi phí sản xuất tăng lên. Tất cả các điều này đều tác động tới các vùng kinh tế trọng điểm. Đặc biệt, GDP của Hà Nội quý III là âm 7,5%, TP.HCM là âm 24%-25%. Như vậy, có thể thấy, nền kinh tế chúng ta cả cầu và cung đều giảm.

+ Ông đánh giá triển vọng phục hồi của kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn ra sao?

- Theo tôi, cả trung và dài hạn, triển vọng phục hồi và tăng trưởng của Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào việc kiểm soát dịch bệnh. Nếu kiểm soát được, thì quá trình phục hồi mới bền vững, không trồi sụt.

“Điểm sáng” của kinh tế Việt Nam là Chính phủ đã thay đổi cách nhìn về phương án chống dịch. Thay vì chống dịch cực đoan như trước, Việt Nam đã bắt đầu “sống chung với đại dịch”, các địa phương chưa thể mở cửa như trước, nhưng bắt đầu mở cửa một phần, cởi trói cho doanh nghiệp hoạt động trở lại.

tien si nguyen dinh cung kiem soat duoc covid 19 nen kinh te moi hoi phuc ben vung hinh 2

Cần có thể giải pháp để tăng tổng cầu nội địa

+ Trong 2 năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Thế nhưng, một số chính sách tồn tại nhiều bất cập. Ông có thể phân tích rõ hơn về điều này?

- Về các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, tôi chia làm 3 chính sách chính, bao gồm tài khóa, tiền tệ và an sinh xã hội.

Đối với chính sách tài khóa, các chính sách giãn thuế, hoãn thuế không thực sự hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp. Bởi vì, doanh nghiệp không thực sự được hưởng, họ vẫn phải trả trong tương lai. Giải pháp này chỉ hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn.

Hoặc trong năm 2020, Chính phủ đồng ý giảm 3% thuế môi trường cho xăng dầu, nhưng trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp, các doanh nghiệp có hoạt động đâu, nên tác động của việc giảm thuế là không đáng kể.

Hiện tại, các doanh nghiệp được hoãn, giãn 3 loại thuế, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT và thuế đất. Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là đối tượng được hưởng chính sách này. Tuy nhiên, điều kiện để nhận hỗ trợ rất khó thực hiện, nếu mà có thì miễn được 2.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, miễn thuế VAT đối với hộ kinh doanh cá thể, nhưng trong 2 quý vừa qua, họ không hoạt động, nên việc giảm thuế họ cũng không có doanh thu để hưởng.

Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần giảm lãi suất cho vay và cơ cấu lại nợ, nhưng các điều kiện để tiếp cận tín dụng ưu đãi cũng tương đối khó khăn.

Về chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động cũng có nhiều gói hỗ trợ, nhưng tốc độ giải ngân chậm. Năm nay, mới ngân được 35,4% của gói 73.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, gói trợ cấp người lao động mất việc được trích từ quỹ bảo hiểm tự nguyện có một số bất cập, gây ra phản ứng ngược.

Tôi cho rằng, chúng ta phải nên xem xét lại toàn bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, từ đó có thêm sự can thiệp kịp thời, để sự hỗ trợ này đến đúng người và đúng thời điểm.

+ Một số quan điểm cho rằng, các chính sách hỗ trợ hiện nay còn thấp và đề nghị nâng thêm gói hỗ trợ, nhất là gói hỗ trợ cho người dân chịu thiệt hại bởi đại dịch COVID-19. Ông nhận định thế nào về quan điểm này?

- Quan điểm này cũng có căn cứ. Tôi lấy ví dụ, năm ngoái, Mỹ là quốc gia chịu thiệt hại rất nặng vì đại dịch COVID-19, nhưng năm nay họ tăng trưởng rất nhanh. Không chỉ Mỹ, nhiều quốc gia khác có GDP giảm, sản xuất giảm, nhưng thu nhập của người dân không giảm.

Bởi, Chính phủ của họ đã bỏ ra gói trợ cấp khổng lồ từ nguồn ngân sách, rải tiền như trực thăng. Họ quan niệm rằng, mọi người dân đều bị tác động như nhau, nên Chính phủ bù đắp cho họ bằng tiền để duy trì cuộc sống, để tổng cầu của kinh tế không giảm.

Ngược lại, tại Việt Nam, người dân trong giai đoạn dịch bệnh, người dân tiêu cả tiền tiết kiệm, nhưng tổng cầu vẫn giảm, nếu họ không nhận được hỗ trợ đủ lớn của Chính phủ, thì tốc độ tăng trưởng không thể nhanh được.

Do đó, tôi cho rằng, Việt Nam phải tìm ra động lực thay đổi, nếu không thay đổi sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Không còn cách nào khác, Việt Nam cần phải có sự thay đổi về việc triển khai các gói hỗ trợ, chương trình phục hồi và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.

+ Xin chân thành cảm ơn ông!

Hà Anh (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô