Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Bán trường Ams là suy nghĩ rất chín chắn của tôi!

Thứ hai, 22/06/2020 14:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện quan điểm bán trường Ams cho tư nhân của tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đang nhận được nhiều ý kiến tranh luận và có nhiều ý kiến ủng hộ.

Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) đang khiến dư luận chú ý với ý kiến bán trường Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Ams) hoặc đưa nó về một trường công bình thường.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành cho rằng đây là quan điểm được ông suy nghĩ rất chín chắn. Mặc dù hiện có nhiều quan điểm phản đối nhưng tiến sĩ Nguyễn Đức Thành vẫn bảo vệ quan điểm của mình.

Ý kiến bán trường Ams đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên cần thiết phải được nghiên cứu một cách có hệ thống không chỉ trường này mà hệ thống các truyền chuyên hiện nay có còn phù hợp (ảnh Trinh Phúc).

Ý kiến bán trường Ams đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên cần thiết phải được nghiên cứu một cách có hệ thống không chỉ trường này mà hệ thống các truyền chuyên hiện nay có còn phù hợp (ảnh Trinh Phúc).

Theo đó, để đề xuất bán trường Ams hoặc đưa trường Ams trở thành trường học bình thường, vị này đã đưa ra 4 lập luận:  Thứ nhất, mô hình trường chuyên là mô hình lấy của người nghèo chia cho người giàu.

Giả định bố mẹ các bạn học sinh nghèo lại học kém sẽ phải đóng thuế để cho bố mẹ các bạn giàu có hơn, được cho là học giỏi hơn và đó cũng đó là một giả định. Như vậy, mô hình này chủ động tái tạo và mở rộng bất công xã hội.

Những gia đình nhà giàu cho con vào học để sau này ngồi lên đầu các bạn nghèo và học kém hơn kia.

Thứ hai, mô hình này sẽ chấp nhận được nếu nó là một trường tư, như trường Olympia, nơi cha mẹ giàu trang trải đầy đủ mọi chi phí để con họ trở thành người mà họ muốn.

Như mô hình Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam hiện nay, chi phí này lấy từ ngân sách nhà nước, tức là lấy từ tiền của các bố mẹ khác. Vậy là không công bằng.

Thứ ba, việc bố mẹ phải “tác động” để con mình có bảng điểm không thể đẹp hơn tức bảng điểm toàn điểm 10 hoặc làm cách nào đó để con mình đeo trên người đủ thứ giải thưởng cho có vẻ có năng khiếu.

Không loại trừ có tiêu cực khi học tại Trường chuyên như Hà Nội – Amsterdam để cha mẹ đạt được mục đích cho con.

Điều này cho thấy việc lo cho con được học ở Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam sẽ giúp họ tiết kiệm được một khoản chi phí đào tạo lớn hơn phần họ đã bỏ ra để nhờ vả. Việc này sẽ biến mất nếu thực hiện điều thứ hai ở trên.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành vốn là cựu học sinh chuyên lý của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành vốn là cựu học sinh chuyên lý của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam

Cuối cùng, mục đích của trường chuyên lớp chọn như Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam đã hết vai trò lịch sử của nó.

Trước đây trong lúc chiến tranh nghèo khổ, trường chuyên được mở ra để chọn được những người trí tuệ để xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Việc hình thành các trường chuyên đào tạo ra không ít gà nòi tham gia các cuộc thi trên thế giới như kỳ thi Toán, Lý quốc tế. Chi phí tuyển lựa và đào tạo tập trung như vậy sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Những người này cũng được kỳ vọng sẽ phục vụ đất nước vì đúng là họ có khả năng thật. Tuy nhiên, điều ấy chỉ đúng trong một xã hội thời chiến nghèo khổ và cũng mong muốn có nguồn tài trợ từ nước ngoài vào.

Từ 4 lập luận trên, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh, "niềm tin của tôi về sự vô dụng, lỗi thời và bất công của mô hình Trường chuyên Ams được thực hành bằng việc tôi chưa bao giờ có ý định cho các con tôi học ngôi trường này.

Dù tôi biết một ít thuế của tôi, họ hàng tôi, các nhân viên của tôi, cũng như bạn bè tôi, vẫn âm thầm chảy ra mỗi ngày để duy trì mô hình đó cùng những đứa trẻ đang học trong đó - những học sinh tiết kiệm được phần lớn chi phí cho điều kiện học vượt trội của mình.

Với tất cả niềm tự hào là một học sinh Trường chuyên Ams, tôi kêu gọi xoá bỏ mô hình trường chuyên Ams thông qua việc đưa nó về thành một trường công bình thường hoặc bán đấu giá nó cho tư nhân để biến nó thành một trường tư".

Trinh Phúc (Ghi)

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục