Tiền thu phí tham quan Yên Tử không đạt kế hoạch đề ra

Thứ hai, 10/12/2018 07:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin từ Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, tổng lượng khách hành hương về Yên Tử đạt trên 1,043 triệu khách, thu phí tham quan đạt hơn 39,27 tỷ đồng.

Với số lượng khách tính cho đến nay cũng như ước tính đến cuối năm - thời điểm lượng khách hành hương về Yên Tử thường không nhiều, thì mục tiêu đón 1,5 triệu lượt khách cũng như số thu phí tham quan đạt 50 tỷ đồng trong năm nay sẽ khó đạt kế hoạch đề ra.

Báo Công luận
Du khách trên đỉnh chùa Đồng - Yên Tử. Ảnh Viết Cường 

Trước đó ngày 13/12/2017, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua Nghị quyết về quy định thu phí, lệ phí, trong đó có việc thu phí tham quan danh lam thắng cảnh Khu Di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử. Việc thu phí áp dụng từ ngày 1/1/2018 với mức thu 20.000 đồng/trẻ em và 40.000 đồng/người lớn.

Khoản phí thu được sẽ chi 20% để đảm bảo hoạt động của bộ máy Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử; 80% còn lại nộp ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn lực cho TP Uông Bí đầu tư và quản lý danh thắng Yên Tử như quản lý và tổ chức lễ hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; an toàn vệ sinh thực phẩm; cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường...

Theo tính toán của TP Uông Bí, trung bình mỗi năm Yên Tử đón khoảng 1,5 triệu lượt du khách. Tuy nhiên, thống kê đến giờ cho thấy tổng lượng khách hành hương về Yên Tử chỉ đạt trên 1,043 triệu khách, thu phí tham quan đạt hơn 39,27 tỷ đồng (so với 50 tỉ đồng như kế hoạch đề ra).

Với số tiền thu được gần 40 tỉ đồng, Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử sẽ được cấp 20%, khoảng gần 8 tỉ đồng. 8 tỉ này, theo tính toán sẽ không đủ để duy trì hoạt động của Ban gần trăm cán bộ nhân viên đang quản lý cả một khu di tích và rừng Quốc gia rộng lớn. Như vậy, khả năng TP Uông Bí sẽ phải trích thêm ngân sách để hỗ trợ cho Ban Quản lý Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử.

Viết Cường

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa