Tiếp thu các hiến kế, đề xuất, nâng cao chất lượng Giải báo chí Quốc gia

Thứ tư, 15/08/2018 21:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 15/8, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam, Hội đồng Giải Báo chí Báo chí Quốc gia (BCQG) đã tổ chức cuộc họp tổng kết, đánh giá công tác tổ chức Giải Báo chí Quốc gia (BCQG) lần thứ XII- năm 2017.


Báo Công luận
Đồng chí Thuận Hữu-   Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN), Chủ tịch Hội đồng Giải BCQG lần thứ XII -  năm 2017 phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Nguyễn Mạnh

Tham dự có đồng chí Thuận Hữu- Ủy viên T.Ư Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN), Chủ tịch Hội đồng Giải BCQG lần thứ XII -  năm 2017; các đồng chí: Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải BCQG; Mai Đức Lộc - Phó Chủ tịch HNBVN, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải BCQG; Trần Bá Dung- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nghiệp vụ HNBVN, Trưởng Ban Thư ký tổng hợp Giải BCQG lần thứ XII; đại diện 10 Tiểu ban Hội đồng Sơ khảo và một số thành viên Hội đồng Chung khảo; lãnh đạo các ban, đơn vị thuộc cơ quan T.Ư Hội; đại diện Ban Quản lý Quỹ Giải, Ban Thông tin tuyên truyền và vận động Giải; các thành viên Ban Thư ký tổng hợp Giải.

Báo cáo tóm tắt công tác tổ chức Giải BCQG lần thứ XII- năm 2017, đồng chí Trần Bá Dung- Trưởng Ban Thư ký Tổng hợp Giải cho biết: Giải BCQG lần thứ XII- năm 2017 được các cấp Hội hưởng ứng tích cực, tác phẩm gửi về dự giải nhiều nhất từ trước đến nay, đúng hạn, hồ sơ đúng quy định, chất lượng tốt. Các khâu chuẩn bị đã được Hội đồng Giải (thường trực là Ban Nghiệp vụ, Văn phòng) tiến hành theo đúng Điều lệ Giải và đúng tiến độ, quy trình tổ chức giải.

Báo Công luận
Đồng chí Mai Đức Lộc - Phó Chủ tịch HNBVN, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải BCQG lần thứ XII phát biểu . Ảnh: Nguyễn Mạnh 
Từ đó, Ban Thư ký tổng hợp dự thảo một số đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác tổ chức Giải năm 2017 được gợi mở qua 9 nhóm vấn đề như: Về công tác tổ chức bộ máy hoạt động; Về hệ thống văn bản của Giải; việc thu nhận, xử lý tác phẩm để đưa vào chấm sơ khảo; Về sự tham gia của các cấp Hội; công tác tổ chức chấm Sơ khảo; công tác tổ chức chấm Chung khảo; Về công tác tổ chức Lễ trao Giải; công tác truyền thông; công tác vận động tài trợ cho Giải

Về vấn đề thu nhận, xử lý tác phẩm để đưa vào chấm Sơ khảo: Ban Thư kí Tổng hợp gồm 15 thành viên hoạt động khẩn trương, chủ động, tích cực, chuyên nghiệp, tự giác. Ban đã thu nhận và xử lí 1.846 tác phẩm (tăng 210 tác phẩm so với Giải lần thứ XI- năm 2016), trong đó có 1.735 tác phẩm đủ điều kiện dự Giải theo quy định (tăng 186 tác phẩm so với năm 2016). So với các mùa Giải trước, đây là năm có số cấp Hội tham dự nhiều nhất (nhất là các HNB tỉnh, TP) và số tác phẩm dự Giải cao nhất. Phân loại, xử lí và loại hơn 100 tác phẩm không đúng quy định, không đủ điều kiện dự Giải.

Nhờ công tác chuẩn bị chuyên nghiệp, nghiêm túc và khẩn trương, nên vòng chấm Sơ khảo năm nay được bắt đầu sớm hơn các năm trước, các thành viên có nhiều thời gian hơn để thẩm định tác phẩm (gần 1 tháng).

Báo Công luận
Trưởng Ban Nghiệp vụ HNBVN, Trưởng Ban Thư ký tổng hợp Giải BCQG lần thứ XII  Trần Bá Dung báo cáo tóm tắt công tác tổ chức Giải BCQG lần thứ XII- năm 2017. Ảnh: Nguyễn Mạnh
Về sự tham gia của các cấp Hội: Có 118 đơn vị cấp Hội tham dự.  Đặc biệt lần đầu tiên có đủ 63/63 HNB tỉnh, TP có tác phẩm tham dự. Điều này cho thấy sức hút của Giải và sự quan tâm, hưởng ứng tích cực thật sự của các cấp HNB trong cả nước.

Theo đánh giá của Ban Thư ký tổng hợp Giải, công tác tổ chức thực hiện Giải ở các địa phương, các cấp Hội hầu hết được triển khai nền nếp, theo đúng Hướng dẫn, có sức thu hút hội viên. Tuy nhiên về hạn chế, vẫn còn một số cấp Hội ở Trung ương chưa thật sự quan tâm tới Giải.

Đối với công tác chấm Sơ khảo: Thời gian chấm gần 1 tháng, dài hơn những năm trước, để các thành viên chấm kĩ. Khâu tiếp nhận tác phẩm và công tác chuẩn bị chấm sơ khảo được thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, khoa học. Hội đồng Sơ khảo (HĐSK) đánh giá cao việc Ban Thư ký tổng hợp Giải chuẩn bị tốt khâu tổng hợp, phân loại và sắp xếp, phục vụ chu đáo cho các tiểu ban chấm giải, xây dựng kế hoạch chấm Sơ khảo phù hợp, cử thành viên giúp việc chấm của các tiểu ban, nhiệt tình, có trách nhiệm.

Quá trình chấm sơ khảo được thực hiện khẩn trương, chặt chẽ, đúng Quy chế. Năm nay, HĐSK có quy định mới là thành viên HĐSK không chấm tác phẩm của cơ quan mà giám khảo đang công tác, nhằm tăng tính khách quan việc chấm, thẩm định, lựa chọn vào chung khảo. 10 tiểu ban của HĐSK đã làm việc nghiêm túc, khách quan, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành chấm sơ khảo đúng thời hạn, đạt chất lượng cao trong điều kiện khối lượng công việc tăng cao so với các giải trước. Kết quả sơ khảo được tổng hợp đầy đủ và được gửi tới các thành viên Hội đồng Chung khảo (HĐCK) sớm hơn các năm trước, tạo điều kiện tốt hơn cho HĐCK nghiên cứu, chấm kỹ các tác phẩm.

Về công tác chấm Chung khảo: Sau 2 ngày làm việc, với cường độ cao, dân chủ bàn bạc, công tác chấm chung khảo được thực hiện nghiêm túc, khách quan, dân chủ, chất lượng chuyên môn cao, chọn được tác phẩm trao giải xứng đáng.

Đặc biệt, Lễ trao giải được tổ chức trang trọng, chuyên nghiệp, có tác động xã hội rất lớn.

Báo Công luận
Cần đặc biệt phát huy vai trò, trách nhiệm của HĐ Sơ khảo. Ảnh: PV 
Tuy nhiên, vẫn còn số mặt hạn chế như việc một số tiểu ban chấm Sơ khảo, khi chấm không xem kĩ, để lọt cả những tác phẩm không phù hợp về thể loại, về thời điểm công bố…

Năm nay là năm thứ bảy có cơ chế riêng đối với ảnh báo chí (tác giả ảnh báo chí gửi thẳng tác phẩm về Hội đồng Giải, không qua tuyển chọn ở cơ sở). Tuy vậy, số tác giả và ảnh báo chí chỉ đạt 101 tác phẩm, thấp hơn năm 2016 (120 tác phẩm).

Và băn khoăn lớn nhất là Giải vẫn chưa có tác phẩm thực sự xuất sắc, nổi trội. Cách tiếp cận của nhiều tác giả còn khuôn sáo, lối mòn; Chủ đề người tốt việc tốt còn ít (có những tiểu ban không có tác phẩm nào)…

Trên tinh thần thẳng thắn và đầy trách nhiệm, đã có 15 ý kiến phát biểu tại cuộc họp ghi nhận những mặt được và rút kinh nghiệm những mặt chưa được của mùa Giải lần thứ XII này, đồng thời hiến kế nhiều kiến nghị, đề xuất về các vấn đề thu, nhận tác phẩm, các công tác tổ chức chuẩn bị cho việc chấm vòng Sơ khảo, Chung khảo, công tác trao Giải… nhằm góp phần đưa lại chất lượng và thành công cho các mùa Giải BCQG tiếp theo.

Các ý kiến đề nghị các cấp Hội, cơ quan báo chí gửi tác phẩm cần đúng quy định. Cần đầu tư cho khâu tuyển chọn, đánh giá chất lượng tác phẩm của Hội đồng (hoặc Ban) tuyển chọn ở cơ sở, tránh tình trạng gửi tác phẩm dự Giải quốc gia nhưng chất lượng thấp.

Cần chấm dứt tình trạng dựng lại tác phẩm PT-TH để gửi dự Giải BCQG. Vì vậy yêu cầu các cấp Hội  từ năm sau, phải gửi đường link tác phẩm báo điện tử, phát thanh và truyền hình, kèm bản in hoặc đĩa/ổ cứng (không chấm tác phẩm chỉ có bản in, hoặc chỉ có in đĩa/USB/ổ cứng). 

Báo Công luận

 Lễ trao giải được tổ chức trang trọng, chuyên nghiệp, có tác động xã hội rất lớn. Ảnh: NM 

Số lượng tác phẩm phát thanh tham dự vẫn ở mức thấp. Chất lượng vẫn chưa nổi trội. Phần lớn vẫn giữ lối thể hiện cũ, chưa tìm tòi, áp dụng KHCN mới. Đề nghị các Đài PT-TH tỉnh, thành phố quan tâm nhiều hơn nữa đến phát thanh.

Đối với báo in và báo điện tử: Bên cạnh nhiều tác phẩm được đầu tư công phu nhiều kỳ, nội dung phong phú, vẫn còn nhiều tác phẩm là sự gộp lại của các bài riêng lẻ, thiếu sự gắn kết, nhất là đối với báo điện tử. Đề nghị các cơ quan báo chí cần đầu tư từ đầu trong kế hoạch công tác để có các TP dài kỳ dự giải đúng với quy định, có chất lượng hơn.

Cần nêu cao hơn nữa trách nhiệm của các thành viên giám khảo (Sơ khảo và Chung khảo), đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của Hội đồng Sơ khảo và nếu cần thiết thì nên công khai danh sách các thành viên Hội đồng chấm Sơ khảo.

Cũng tại cuộc họp này, các ý kiến đặc biệt quan tâm đến vấn đề truyền thông cho Giải. Cần tăng cường công tác tuyên truyền trước, trong và sau Giải. Trong đó, trước khi khởi động Giải, nên tổ chức họp báo công bố rộng rãi về Điều lệ Giải để báo chí tuyên truyền sâu rộng giúp cho nhiều người biết và tham dự Giải đông hơn, sức lan tỏa của Giải sẽ lớn hơn… Đồng thời, hậu Giải cần tiếp tục tuyên truyền về các tác phẩm đoạt Giải, rút kinh nghiệm về những mặt được và mặt hạn chế của Giải- đây là một việc vô cùng cần thiết, quan trọng.

Bên cạnh đó, sau khi xin ý kiến góp ý của các chuyên gia, Hội đồng Giải BCQG đã quyết định từ năm sau, theo Điều lệ (sửa đổi 2018), sẽ đưa vào chấm thể loại video clip, tác phẩm truyền hình online, tác phẩm phát thanh trực tiếp

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Thuận Hữu- Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải BCQG lần thứ XII -  năm 2017 đã ghi nhận những ý kiến đóng góp và giải đáp các kiến nghị, đề xuất của các đại biểu hiến kế cho Giải. Các ý kiến của các đại biểu sẽ được Thường trực Hội đồng Giải tiếp thu, nghiên cứu, để bổ sung, điều chỉnh Điều lệ Giải cũng như công tác tổ chức Giải trong thời gian tới. Bên cạnh việc biểu dương, đồng chí thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế và đề nghị Thường trực Hội đồng Giải, Ban Thư Ký tổng hợp Giải cũng như HNB các cấp cần phát huy hơn nữa vai trò và trách nhiệm… để công tác tổ chức Giải cũng như chất lượng các mùa Giải sau đạt hiệu quả cao hơn; góp phần nâng thương hiệu và sức lan tỏa của Giải BCQG.

Lan Vi


Tin khác

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

Hội Nhà báo TP Hà Nội bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, dựng sản phẩm báo chí Longform

(CLO) Ngày 27/3, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ năng, phương pháp, tư duy dựng sản phẩm Longform bằng Canva và Sway cho các học viên là biên tập, phóng viên của các cơ quan báo chí trên địa bàn.

Công tác hội
Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội khoẻ Báo Đảng các tỉnh Tây Bắc mở rộng

(CLO) Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ; 65 năm Ngày Bác Hồ về thăm, nói chuyện với đồng bào các dân tộc Tây Bắc tại tỉnh Sơn La, ngày 23/3, Báo Sơn La tổ chức giải thể thao Phan Xi Păng Báo Đảng các tỉnh khu vực Trung du - Miền núi phía Tây Bắc lần thứ XVI, năm 2024.

Công tác hội
Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

Báo chí Cách mạng Việt Nam - thay đổi mạnh mẽ để giữ vững vị thế, hội nhập thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, Diễn đàn Báo chí Toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận, mổ xẻ và đưa ra giải pháp về các vấn đề bức thiết nhất của báo chí Việt Nam.

Công tác hội
Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

Hội Báo toàn quốc 2024: Quy mô, sôi động, giàu cảm xúc, nhiều ý nghĩa thiết thực

(NB&CL) Hội Báo Toàn quốc 2024 - một trong những sự kiện quy mô của giới báo chí trong năm 2024 - đã thực sự để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người làm báo và công chúng báo chí cả nước, là điểm nhấn về tính chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại của Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Công tác hội
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi hội phóng viên thường trú địa phương, bài học từ báo Thanh Niên

(CLO) Theo nhà báo Dương Danh Hữu: “Chính quyền địa phương cần có cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí và phóng viên thường trú. Thông tin cần được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, thường xuyên, đặc biệt là thông tin liên quan đến các vấn đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm”.

Công tác hội