Đồng chí Lê Thị Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam:

"Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư vào Hà Nam"

Thứ ba, 14/01/2020 09:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Những năm gần đây, Hà Nam được ví như một “ngôi sao sáng” trong việc thu hút đầu tư. Để hiểu rõ hơn về chủ trương thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là hiệu quả trong thu hút đầu tư FDI của tỉnh Hà Nam.

Sự kiện: Hà Nam

Phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với đồng chí Lê Thị Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam.

+ Thưa đồng chí, có thể nói năm 2019 là năm phát triển khởi sắc của Hà Nam với tất cả tiêu chí về kinh tế - xã hội. Đây là nền tảng vững chắc, là tiền đề, động lực quan trọng tạo đà cho sự phát triển bền vững trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Đồng chí Bí thư có thể chia sẻ cụ thể hơn về những phát triển đáng tự hào này?

- Đồng chí Lê Thị Thủy: Năm 2019, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ước đạt 11,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng; dự kiến hết năm 2019: Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 63,3%; dịch vụ chiếm 27,8%; nông nghiệp còn 8,9%. GRDP bình quân đầu người đạt 64,2 triệu đồng. Thu ngân sách đạt kết quả tốt, năm 2019 thu cân đối ngân sách ước đạt 9.000 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2018. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt; dự kiến hết năm 2019, 100% huyện, thành phố của tỉnh hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy ấn nút khai trương nhà máy Ojitex Hà Nam của Tập đoàn Oji (Nhật Bản) tại KCN Đồng Văn III.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy ấn nút khai trương nhà máy Ojitex Hà Nam của Tập đoàn Oji (Nhật Bản) tại KCN Đồng Văn III.

Những năm qua, Hà Nam chủ trương đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực gắn với thực hiện Đề án đổi mới định hướng đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ, phát huy đổi mới, sáng tạo và đẩy mạnh khởi nghiệp để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội; phát triển văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; chủ động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu; nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đẩy mạnh cải cách hành chính, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Đồng chí Lê Thị Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam

Đồng chí Lê Thị Thủy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam

Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao, vì vậy, Hà Nam đặc biệt khuyến khích, thu hút đầu tư. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp Đồng Văn III, Đồng Văn IV, Thái Hà… để có quỹ đất sạch thu hút đầu tư; lấp đầy Khu công nghiệp Đồng Văn III (giai đoạn I) và Khu công nghiệp Châu Sơn, 90% Khu công nghiệp Hòa Mạc, 50% Khu công nghiệp Đồng Văn IV; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Bắc Mỹ, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước...; thực hiện nghiêm 10 cam kết của tỉnh và các thỏa thuận hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp lớn. Hà Nam cũng đẩy mạnh phát triển du lịch, thương mại theo hướng phát triển bền vững; trong đó, đầu tư hạ tầng để phát huy thế mạnh của các khu du lịch Tam Chúc, đền Trần Thương, chùa Đọi Sơn và các dự án hạ tầng thương mại dịch vụ khác.

+ Những năm trở lại đây, Hà Nam được đánh giá là “tâm điểm mới trong thu hút đầu tư FDI”. Bí quyết gì đã khiến Hà Nam trở thành điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp FDI, thưa đồng chí Bí thư?

- Đồng chí Lê Thị Thủy: Những năm gần đây, chính sách thu hút đầu tư của Hà Nam được thực hiện khá đồng bộ. Hà Nam đã đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ trong Khu công nghiệp, nhất là chất lượng cung cấp điện, nước, hạ tầng giao thông; tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động để thu hút đầu tư hiệu quả vào các Khu công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát triển.

Bên cạnh đó, Hà Nam còn chỉ đạo quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất và phát triển bền vững, như: Cung cấp đủ điện 24/24 giờ cho doanh nghiệp; Thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư không quá 3 ngày; thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục thuế trên nền tảng điện tử tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, bảo đảm chính xác, kịp thời cho doanh nghiệp; Đảm bảo hạ tầng và cung cấp các dịch vụ thiết yếu tới chân hàng rào doanh nghiệp gồm: cấp điện, cấp nước, viễn thông, thu gom và xử lý nước thải, chất thải cho các doanh nghiệp; Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho người và tài sản của doanh nghiệp… Các dịch vụ tiện ích như nhà ở, siêu thị, dịch vụ vận tải đưa đón công nhân từng bước được hoàn thiện, bảo đảm hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh, bảo vệ, vệ sinh môi trường, cảnh quan Khu công nghiệp. Hiện nay, Hà Nam hiện có 6/8 khu công nghiệp đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế và trong nước, với diện tích gần 1.600 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp gần 1.100 ha.

+ Có thể nói, các doanh nghiệp FDI  là một nhân tố quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có những đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế của Hà Nam?

- Đồng chí Lê Thị Thủy: Không chỉ doanh nghiệp FDI góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, mà Hà Nam cũng luôn luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi tối đa để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Hà Nam có môi trường thuận lợi nhất để sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển, phát huy lợi thế của tỉnh nằm gần thủ đô Hà Nội, gần cảng Hải Phòng, giao thông kết nối với các tỉnh trong khu vực rất thuận tiện; có quỹ đất công nghiệp sạch, chi phí thuê mặt bằng thấp, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề; công tác an ninh trật tự được bảo đảm. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 918 dự án đầu tư còn hiệu lực (274 dự án FDI và 644 dự án trong nước) với vốn đăng ký 3.145 triệu USD và 114.264,3 tỷ đồng. Trong đó, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 170 dự án, trong đó 68% là dự án có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó, có nhiều nhà đầu tư đến từ Nhật Bản (92 doanh nghiệp), Hàn Quốc (125 doanh nghiệp) với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính như: Điện, điện tử; chế bản in bao bì; sản xuất chế tạo linh kiện máy bay, ô tô; sản xuất thiết bị cảm biến vân tay cho điện thoại...; đồng thời cũng có nhiều doanh nghiệp trong nước đầu tư các ngành nghề khác nhau; trong đó, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư hiệu quả, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương như Công ty Honda Việt Nam, Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi, KMW, Seoul Semiconductor, Công ty Numberone...

Các KCN tại Hà Nam có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư.

Các KCN tại Hà Nam có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư.

Với truyền thống đoàn kết, phát huy những lợi thế, thành tựu đã đạt được, tranh thủ ngoại lực, tôi tin tưởng rằng Đảng bộ, nhân dân Hà Nam sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh  lần thứ XIX đã đề ra; nâng cao đời sống của nhân dân.

+ Thưa đồng chí, nhân dịp chào đón năm mới 2020 , đồng chí có thông điệp gì gửi đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh Hà Nam?

- Đồng chí Lê Thị Thủy: Nhân dịp chào đón năm mới 2020, tôi xin gửi tới toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân, lực lượng vũ trang tỉnh nhà lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng. Tôi mong rằng chúng ta tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư vào Hà Nam và nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, nhất là hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng huyện nông thôn mới và xây dựng nhiều xã nông thôn mới kiểu mẫu.

+ Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Bá Quỳnh - Trường Vinh

Tin khác

PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

PC Bắc Kạn: Nỗ lực giảm tổn thất điện năng

(NB&CL) Những năm qua, Công ty Điện lực Bắc Kạn đã tập trung nhiều giải pháp như đầu tư nâng cấp và cải tạo sữa chữa lưới điện, tính toán các chế độ vận hành lưới điện tối ưu, ứng dụng công nghệ thông tin đo đếm điện năng... với nỗ lực giảm tổn thất điện năng.

Đời sống
“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

“Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” đến với ngư dân Thanh Hóa

(CLO) Chiều 26/4, Báo Pháp Luật TP HCM phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”.

Đời sống
Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines kỷ niệm 65 năm thành lập

Đoàn bay 919 của Vietnam Airlines kỷ niệm 65 năm thành lập

(CLO) Sáng 26/4, Đoàn bay 919 thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), tiền thân là Trung đoàn Không quân vận tải 919, đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm thành lập.

Đời sống
EVNGENCO1 nỗ lực vận hành các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống

EVNGENCO1 nỗ lực vận hành các nhà máy điện đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống

(NB&CL) Trong tháng 3/2024, phụ tải hệ thống điện tăng 10,96% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 2,14% so với kế hoạch năm 2024 của Bộ Công Thương. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng, EVNGENCO1 đã bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương và EVN triển khai các giải pháp để đảm bảo cung ứng điện mùa khô 2024, nỗ lực vận hành các nhà máy đáp ứng nhu cầu huy động của hệ thống điện quốc gia.

Đời sống
Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

Đầu tháng 5, miền Bắc có thể đón không khí lạnh, mưa rào, giông lốc

(CLO) Chuyên gia khí tượng dự báo, từ những ngày đầu tháng 5, miền Bắc sẽ có khả năng xuất hiện mưa rào và giông trở lại, còn miền Nam gió tây nam cũng có xu hướng xuất hiện, gây mưa giông.

Đời sống