Tin dân và lắng nghe dân

Thứ ba, 01/10/2019 18:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những ngày qua, nhiều sự việc, hiện tượng gây hoang mang trong dư luận tưởng như rất phức tạp, phải mất nhiều thời gian trong rà soát, kiểm tra,… thì đã được các cơ quan hữu trách xử lý rất rốt ráo. Thậm chí, có cơ quan không ngần ngại nhận lỗi, gửi lời cảm ơn tới cộng đồng và báo chí.

1. Tại Huế, ngày 22/9, mạng xã hội đã chia sẻ những hình ảnh thương tâm, đau xót của một nữ nhân viên y tế (ban đầu được cho là sinh viên thực tập) ở TP. Huế nhập viện với nhiều thương tích, có dấu hiệu bị đánh đập, cưỡng hiếp. Người thực hiện các hành vi tàn độc nói trên được cho là một bác sĩ tên Phương.

Và gần như ngay lập tức, chiều 25/9, Cơ quan CSĐT Công an TP. Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lê Quang Huy Phương (sinh năm 1983, trú tại phòng 203 Khu tập thể Đống Đa, phường Phú Nhuận, TP. Huế), là bác sĩ công tác tại Khoa Da liễu - Bệnh viện Trung ương Huế về hành vi hiếp dâm và cố ý gây thương tích.

Lê Quang Huy Phương đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi hiếp dâm và cố ý gây thương tích.

Lê Quang Huy Phương đã bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi hiếp dâm và cố ý gây thương tích.

Đúng như cộng đồng mạng đã loan tin, theo cơ quan CSĐT, vào khoảng 10h30 ngày 17/9, Phương liên hệ và yêu cầu đồng nghiệp là chị Thu T. (sinh năm 1996), cùng công tác tại khoa Da liễu mang một liều thuốc làm đẹp đến phòng tại Khu tập thể Đống Đa cho Phương. Khi chị T. mang thuốc đến nơi thì Phương mở phòng cho chị T vào, sau đó chốt cửa lại. Tại đây, Phương đã có hành vi dùng vũ lực, đe dọa nhằm để hiếp dâm, đánh đập chị T. gây nhiều thương tích phải nhập viện.

Theo lời chị T. kể, sau một thời gian chống cự Phương cưỡng hiếp, đánh đập, chị đã lợi dụng Phương mất cảnh giác và bỏ chạy, được người thân đưa đi cấp cứu.

Đại tá Hoàng Long, Trưởng Công an TP. Huế cho biết: Sau khi nhận được thông tin trên mạng xã hội và báo chí, nhận đơn của nạn nhân, lãnh đạo đơn vị đã cử lực lượng nghiệp vụ đi kiểm tra, xác minh và triệu tập Phương để lấy lời khai phục vụ công tác điều tra. Cơ quan CSĐT đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám xét nơi ở của Phương để tiếp tục điều tra, xử lý…

Sự vào cuộc nhanh chóng của các cơ quan hữu trách ít nhất đã giúp bảo vệ nạn nhân và gia đình, là điểm tựa để người dân mạnh dạn tố cáo, tố giác tội phạm hiếp dâm.

2. Giữa trung tâm TP.HCM, từ 20/9/2019,  mạng xã hội lan truyền video clip ghi lại cảnh 2 người đàn ông và 1 người phụ nữ cùng đi trên 1 chiếc taxi, sau khi xuống xe thì xông vào căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận1 bế 3 đứa trẻ từ trong nhà ra ngoài thì bị người dân phát hiện tri hô là “bắt cóc” và giữ lại.

Vào thời điểm xảy ra vụ “bắt cóc”, bà Hoàng Thị Thu Thảo (mẹ của 3 đứa bé) không có ở nhà. Hàng xóm nghe tiếng tri hô của người giúp việc liền ngăn cản và giành lại được 3 bé.

Vụ

Vụ "bắt cóc trẻ em" gây rúng động dư luận tại trung tâm quận 1, TP.HCM. Ảnh: Cắt từ clip.

Gần như ngay lập tức, 2 trong 3 người “bắt cóc” 3 đứa trẻ được cộng đồng mạng nhanh chóng xác minh là Nguyễn Hải Nam (SN 1974, nguyên Phó chánh án TAND quận 4), Lâm Hoàng Tùng (SN 1991, giảng viên Trường đào tạo bồi dưỡng kiểm sát TP.HCM). Người phụ nữ còn lại sau đó được xác định là bà Nguyễn Thị Hạnh (Trưởng văn phòng Thừa Phát Lại quận 1).

Dù những người liên quan né tránh, thậm chí phủ nhận thông tin từ mạng xã hội, thì tới ngày 27/9, cơ quan CSĐT Công an quận 1 đã Khởi tố vụ án xâm phạm chỗ ở của người khác trong vụ tranh chấp căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm theo Điều 158 Bộ luật hình sự. Cơ quan công an cũng đã triệu tập Nguyễn Hải Nam, Lâm Hoàng Tùng để điều tra làm rõ.

Tiếp đó, sang ngày 28/9, lực lượng chức năng quận 1, TP.HCM đã trục xuất các đối tượng chiếm giữ căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm là nơi ở của mẹ con bà Hoàng Thị Thu Thảo để mẹ con bà quay lại sau những ngày dài bị cưỡng chiếm, đẩy ra ngoài đường.

Vì các cán bộ am hiểu pháp luật mà làm trái luật, mẹ con bà Hoàng Thị Thu Thảo đã bị đuổi khỏi nhà. Và nay, nhờ cộng đồng mạng và các cơ quan thực thi pháp luật, mẹ con bà đã được trở lại nhà, chờ tới ngày cái xấu, cái ác bị trừng phạt.

3. Ở Sóc Trăng, một địa phương xa xôi của ĐBSCL, ngày 29/9 đã làm dư luận xã hội rúng động khi chi gần 1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Đảng để lắp camera cho cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ban này gồm 16 người, đứng đầu là Bí thư Phan Văn Sáu, có nhà riêng ở An Giang.

Sóc Trăng hủy quyết định cấp kinh phí lắp camera nhà riêng cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Sóc Trăng hủy quyết định cấp kinh phí lắp camera nhà riêng cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Theo ông Dương Sà Kha, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh Sóc Trăng, có 12 người lắp camera nhà riêng. Bốn người không lắp là Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quận, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hiểu, Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu và Giám đốc Công an tỉnh Lê Minh Quang. Ông Kha cho biết sẽ xuất tiền túi trả lại ngân sách để giữ lại 10 camera quanh nhà.

Khi dư luận xã hội bày tỏ bức xúc khi Sóc Trăng là một tỉnh nghèo, chi ngân sách cho camera an ninh tại nhà riêng cán bộ là lãng phí, là biểu hiện của sự "xa dân", thì chiều 30/9, Tỉnh ủy Sóc Trăng ra thông cáo báo chí về việc xử lý vụ việc.

Theo đó, Ban Thường vụ tỉnh ủy Sóc Trăng kết luận rằng việc lắp đặt camera an ninh góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thừa nhận khi triển khai thực hiện đã sai về nguyên tắc, số lượng, nguồn kinh phí. Do đó, Ban Thường vụ quyết định hủy quyết định số 1542 ngày 24/5/2019 về việc cấp kinh phí lắp camera an ninh nhà riêng cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; thu hồi số tiền đã chi trên 882,8 triệu đồng. "Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiến hành họp kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và các cá nhân liên quan đã để xảy ra sai sót này", thông cáo báo chí nêu.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng cũng lên tiếng cảm ơn báo chí và nhân dân kịp thời đóng góp thông tin giúp Ban Thường vụ phát hiện, khắc phục những hạn chế, thiếu sót…

Ba trong số những sự kiện nóng nhất, "sốc" nhất mạng xã hội những ngày qua đã khép lại nhanh chóng, thấu lý, đạt tình. Đó là gì nếu không phải là nhờ tin dân, lắng nghe dân?

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn