Tín dụng ngân hàng tăng 5%, tiền vẫn chảy đều vào ngân hàng

Thứ bảy, 19/06/2021 06:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng ngân hàng tính đến đầu tháng 6/2021 đã tăng hơn 5%. Đáng chú ý, tiền từ người dân và doanh nghiệp vẫn chảy đều vào ngân hàng.

Tín dụng ngân hàng vẫn tăng

Theo số liệu của NHNN, tín dụng toàn ngành tính tại thời điểm 16/4/2021 tăng 3,34% so với đầu năm. Tính đến đầu tháng 6/2021, tín dụng toàn nền kinh tế tăng hơn 5%. Như vậy, tín dụng đã phục hồi mạnh so với cùng kỳ năm 2020 (2%) và gần về với mức bình thường so với thời điểm chưa xảy ra Covid-19 (tín dụng 5 tháng đầu năm 2019 tăng gần 6%).

Có thể thấy, bất chấp dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại từ cuối tháng 4 tới nay, tín dụng vẫn tăng trưởng.

Tăng trưởng tín dụng đang cao hơn đáng kể tăng trưởng tiền gửi khách hàng.

Tăng trưởng tín dụng đang cao hơn đáng kể tăng trưởng tiền gửi khách hàng.

Đáng chú ý, tăng trưởng tín dụng cao hơn đáng kể tăng trưởng tiền gửi khách hàng phần nào khiến thanh khoản trong hệ thống ngân hàng không còn dư thừa như năm 2020. Với 220.270 tỷ đồng tiền gửi khách hàng tăng thêm và 382.960 dư nợ tín dụng chảy vào nền kinh tế, thanh khoản ngân hàng đã bị thu hẹp bớt 162.690 tỷ đồng.

Thông tin từ nhiều ngân hàng cho biết, ngành ngân hàng đang tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng, các chương trình hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch Covid-19 theo chủ trương của Chính phủ, Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Với mức tăng trưởng tín dụng tích cực trong 5 tháng đầu năm, từ tháng 4/2021, lãnh đạo một số nhà băng như ACB, Sacombank, HDBank, SeABank cho biết đã sử dụng một nửa hoặc quá nửa chỉ tiêu tín dụng được giao hồi đầu năm. Tuy các ngân hàng chưa công bố báo cáo tài chính, song nhiều ngân hàng cho biết sẽ đề xuất nới room tín dụng.

Trước diễn biến dịch Covid-19 đang còn phức tạp tác động lên nhiều lĩnh vực hiện nay, lãnh đạo cấp cao của một vài ngân hàng thương mại cho rằng, khả năng hoạt động cho vay sẽ chậm lại trong tháng 6 tiếp theo do ảnh hưởng của dịch bệnh có độ trễ.

2

Tiền vẫn chảy đều vào ngân hàng

Theo số liệu mới công bố từ NHNN, 4 tháng đầu năm 2021, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng đã tăng 2,2%, tương đương 220.270 tỷ đồng, lên trên 10,2 triệu tỷ đồng.

Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 2,05%, tiền gửi của dân cư tăng 2,34%.

Diễn biến này khác biệt so với 4 tháng đầu năm 2020, khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm tới 3,94% còn tiền gửi của dân cư tăng tới 3,37%

Đáng lưu ý, nhìn dòng tiền chảy vào chứng khoán cao kỷ lục (thanh khoản mỗi phiên xấp xỉ 1 tỷ USD), nhiều người cho rằng, tiền chảy từ tín dụng ngân hàng sang chứng khoán.

Phía lãnh đạo NHNN khẳng định đã đưa ra hạn mức với tín dụng chứng khoán, ngân hàng không phải muốn cho vay là được. Trên thực tế, dư nợ cho vay chứng khoán của hệ thống vẫn chỉ dưới 1%, còn xa hạn mức cho phép.

Riêng với tín dụng bất động sản, NHNN khẳng định, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bất động sản đã thấp hơn nhiều so với những năm trước đây, đạt 1,88 triệu tỷ đồng tính đến cuối tháng 4/2021 và cũng chủ yếu phục vụ nhu cầu vay, mua nhà của người dân.

Tín dụng bất động sản kinh doanh (mang tính đầu cơ) chỉ chiếm 35% tổng dư nợ tín dụng bất động sản. Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định, những ngân hàng có hiện tượng tăng mạnh cho vay bất động sản đều bị Ngân hàng nhà nước có biện pháp mạnh tay.

Tin khác

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

(CLO) Sau một năm kinh doanh khó khăn, lợi nhuận Quý 1/2024 của Ô tô Hàng Xanh - Haxaco (HAX) đã có sự tăng trưởng trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm