Tin tặc 'nhòm ngó' các tổ chức chính phủ, ngoại giao và quân đội khu vực Nam Á

Thứ hai, 17/06/2019 10:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Các nhà nghiên cứu của Kaspersky vừa phát hiện ra một chiến dịch tấn công mạng rất tinh vi nhằm đánh cắp thông tin từ các tổ chức ngoại giao, chính phủ và quân đội khu vực Nam Á. Đáng chú ý, nhóm hacker này có khả năng sử dụng kỹ thuật ẩn mã để qua mặt radar an ninh.

Sự kiện: tin tặc

Theo đó, chiến dịch tấn công đã kéo dài gần sáu năm và có mối liên hệ với các cuộc tấn công gần đây khác được phát hiện trong khu vực. Khi tìm hiểu sâu hơn về những công cụ và phương pháp được sử dụng, các nhà nghiên cứu Kaspersky đã kết luận rằng kẻ tấn công đứng sau chiến dịch này là PLATINUM - một nhóm hacker tưởng đã ngừng hoạt động. Và để che giấu hoạt động này trong thời gian dài, PLATINUM đã mã hóa thông tin của mình bằng cách sử dụng kỹ thuật ẩn mã (steganography) để che giấu thông tin muốn truyền tải.

Nhóm PLATINUM đã quay trở lại và thường tấn công vào giờ hành chính. Ảnh: Kaspersky.

Nhóm PLATINUM đã quay trở lại và thường tấn công vào giờ hành chính. Ảnh: Kaspersky.

Các nhà nghiên cứu bảo mật đã từng cảnh báo về sự nguy hiểm của kỹ thuật ẩn mã đối với an ninh mạng. Kỹ thuật ẩn mã là phương thức chuyển tải thông điệp một cách bí mật, sao cho ngoại trừ người gửi và người nhận thì không ai biết đến sự tồn tại của thông điệp. Cách thức này khác với mật mã ở chỗ mật mã chỉ dùng để che giấu dữ liệu.

 Bằng cách sử dụng kỹ thuật ẩn mã, các nhóm hacker có thể khiến hệ thống bị nhiễm mã độc trong một thời gian dài mà không hề bị nghi ngờ. Đây là phương thức được sử dụng bởi nhóm PLATINUM, một nhóm hacker chuyên chống lại chính phủ và các tổ chức liên quan ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Hoạt động cuối cùng của chúng được biết đến là vào 2017.

Đối với hoạt động của PLATINUM, các lệnh phần mềm độc hại được nhúng vào mã HTML của trang web. Lợi dụng đặc điểm phím “tab” và “dấu cách” không thay đổi cách mã HTML được thể hiện trên trang web, nhóm hacker đã mã hóa các lệnh theo một trình tự cụ thể với hai phím này. Do đó, các lệnh gần như không thể bị phát hiện trong dữ liệu đang lưu thông trên mạng.

Để phát hiện phần mềm độc hại, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các chương trình có khả năng tải tệp lên thiết bị. Trong quá trình này, các chuyên gia nhận thấy một hoạt động khác thường, như truy cập Dropbox và chỉ hoạt động vào một số thời điểm nhất định.

Mục đích của việc này là để che giấu hoạt động tấn công của phần mềm độc hại trong giờ hành chính, thời điểm hành vi tấn công không bị nghi ngờ.

Ông Alexey Shulmin, nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky cho biết: “Trong suốt sự tồn tại của mình, các chiến dịch PLATINUM đã được lên kế hoạch rất kỹ lưỡng. Phần mềm độc hại được sử dụng trong cuộc tấn công này, ngoài kỹ thuật ẩn mã, các tính năng khác cho phép chúng hoạt động và qua mặt radar an ninh trong thời gian dài. Chẳng hạn, nó có khả năng chuyển lệnh không chỉ từ trung tâm chỉ huy mà còn từ máy bị nhiễm sang máy khác. Bằng cách này, nó có thể tiếp cận những thiết bị có cơ sở hạ tầng tương tự với thiết bị bị tấn công (trong tình trạng ngắt kết nối với internet). Việc phát hiện các tác nhân đe dọa như PLATINUM với kỹ thuật ẩn mã là dấu hiệu cho thấy các mối đe dọa đang có mức độ tinh vi ngày càng tăng, và các nhà cung cấp giải pháp bảo mật cần hết sức chú ý...”

Để giảm nguy cơ trở thành nạn nhân của những hoạt động tấn công mạng, các chuyên gia khuyên người dùng nên: Thực hiện đào tạo nâng cao nhận thức bảo mật cho nhân viên, hướng dẫn nhân viên cách nhận biết và phòng tránh những ứng dụng hoặc tệp có khả năng gây hại;

Triển khai các giải pháp EDR như Kaspersky Endpoint Detection and Response, Kaspersky Anti Targeted Attack Platform; Cung cấp cho Trung tâm điều hành an ninh (SOC - Security Operation Center) các thông tin đe dọa mạng mới nhất để họ luôn cập nhật những công cụ và kỹ thuật được tội phạm mạng đang sử dụng;...

Báo cáo đầy đủ được đăng tải trên securelist.com.

K.Giang

Tin khác

Realme 12 Lite trình làng với màn hình 90Hz, chip Snapdragon 685

Realme 12 Lite trình làng với màn hình 90Hz, chip Snapdragon 685

(CLO) Realme vừa trình làng chiếc điện thoại realme 12 Lite mới. Máy thực chất là realme C67 4G được đổi tên, smartphone được công bố vào năm ngoái với màn hình LCD 90Hz, chip Snapdragon 685 và camera chính 108MP.

Sức sống số
Lenovo ra mắt ThinkBook X AI 2024

Lenovo ra mắt ThinkBook X AI 2024

(CLO) Lenovo đã chính thức giới thiệu ThinkBook X AI 2024. Sản phẩm mang trong mình sức mạnh đáng kinh ngạc từ CPU Intel Core Ultra thế hệ mới nhất, kết hợp với thiết kế mỏng nhẹ, phù hợp với những chuyên gia và người sáng tạo nội dung cần di chuyển nhiều.

Sức sống số
Samsung ra mắt chip nhớ di động DRAM có tốc độ nhanh nhất thế giới

Samsung ra mắt chip nhớ di động DRAM có tốc độ nhanh nhất thế giới

(CLO) Samsung vừa công bố mẫu chip nhớ di động DRAM mới có tốc độ nhanh nhất thế giới, lên tới 10,7 Gbps. Đây là một bước đột phá đáng kể trong lĩnh vực công nghệ bộ nhớ, giúp tăng hiệu suất và tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị di động.

Sức sống số
Chi tiết Tecno Camon 30 Premier 5G ra mắt toàn cầu

Chi tiết Tecno Camon 30 Premier 5G ra mắt toàn cầu

(CLO) Tecno mới đây đã trình làng chiếc điện thoại Camon 30 Premier 5G trên thị trường toàn cầu. Máy sở hữu chip Dimensity 8020, 4 camera 50MP và pin 5000 mAh và hệ thống loa kép có hỗ trợ Dolby Atmos.

Sức sống số
Vivo Y200i trình làng với chip Snapdragon 4 Gen 2, pin khủng 6000 mAh

Vivo Y200i trình làng với chip Snapdragon 4 Gen 2, pin khủng 6000 mAh

(CLO) Vivo mới đây đã trình làng chiếc điện thoại thuộc dòng Y-series tại thị trường Trung Quốc, có tên gọi là vivo Y200i. Máy được trang bị pin khủng 6000 mAh, chip Snapdragon 4 Gen 2 và màn hình 120Hz, giá từ 5,73 triệu đồng.

Sức sống số