Tin thế giới ngày 13/8: Nga bác bỏ hoài nghi về vắc xin Covid-19 do nước này sản xuất

Thứ năm, 13/08/2020 06:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nga cáo buộc hoài nghi xung quanh vắc xin SARS-CoV-2 nước này sản xuất là vô căn cứ; Người dân Nhật Bản chỉ trích ông Abe vì đọc 2 bài diễn văn tưởng niệm "na ná" nhau đến 93%; Thỏa thuận quân sự lịch sử 1 tỷ USD giữa Mỹ và Hungary là những tin tức thế giới mới cập nhật.

Nga cáo buộc hoài nghi xung quanh vắc-xin SARS-CoV-2 nước này sản xuất là vô căn cứ

Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko. Ảnh: TASS

Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko. Ảnh: TASS

Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko khẳng định những hoài nghi rằng vắc-xin ngừa Covid-19 của Nga không an toàn là vô căn cứ và xuất phát từ động cơ cạnh tranh không lành mạnh.

Được phát triển bởi viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học Gamaleya, vắc xin chống virus Corona của Nga đã trải qua một loạt thử nghiệm kể từ ngày 18/6 và đã được chứng minh là mang lại hiệu quả tốt.

Thay vì chào đón, thông báo về vắc-xin Covid-19 đầu tiên được Tổng thống Vladimir Putin đưa ra hôm 11/8 đã gây cảm giác khó chịu và hoài nghi trên truyền thông chính thống của phương Tây.

"Moscow đang cắt giảm các thử nghiệm để ghi điểm chính trị và tuyên truyền", tờ The New York Times đưa ra lời nhận định. Trong khi tờ Wall Street Journal bày tỏ lo ngại về "tính an toàn" và "hiệu quả" của vắc xin Nga, thì tờ The Guardian cáo buộc "sự phát triển của Sputnik V (ý ám chỉ vắc-xin) được đánh dấu bởi sự mờ ám đáng lo ngại và các vấn đề đạo đức".

Ông Mikhail Murashko đã phản ứng lại những cáo buộc trên từ phương Tây: “Các đồng nghiệp nước ngoài của chúng tôi, những người đang theo dõi tiến trình điều chế vaccine COVID-19 của Nga đang tìm cách bày tỏ một số quan điểm mà theo chúng tôi là hoàn toàn không có cơ sở và xuất phát từ động cơ cạnh tranh không lành mạnh”.

Giới phân tích độc lập đã giải thích vì sao truyền thông phương Tây lại có phản ứng khó hiểu như vậy. "Phản ứng này có thể được mô tả như một trường hợp đố kỵ, vừa ghen tị và bối rối khi Nga đã chứng tỏ mình đang làm tốt hơn nhiều so với các đối thủ toàn cầu, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, trong việc giải quyết trực tiếp mối đe dọa virus đối với sức khỏe con người và nền kinh tế mà không làm lãng phí thời gian”, Gilbert Doctorow, nhà phân tích chính trị độc lập ở Brussels, nêu quan điểm.

Vị Bộ trường này còn cho biết lô vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên do Viện Nghiên cứu Gamaleya phát triển đang trong quá trình sản xuất và sẽ được đưa vào sử dụng trong vòng hai tuần tới cho đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao là các nhân viên y tế.

Vắc-xin ngừa Covid-19 sẽ luôn được tiêm trên tinh thần tự nguyện, tức các nhân viên y tế có thể lựa chọn tiêm hoặc không. Ông cũng chia sẻ khoảng 20% nhân viên y tế “đang nghĩ rằng họ chưa cần tiêm Vắc-xin”.

Người dân Nhật Bản chỉ trích ông Abe vì đọc 2 bài diễn văn tưởng niệm "na ná" nhau đến 93%

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong lễ tưởng niệm ở Nagasaki. Ảnh: Guardian.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong lễ tưởng niệm ở Nagasaki. Ảnh: Guardian.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang bị chỉ trích đã xem nhẹ tâm tư và nỗi đau của các nạn nhân của hai vụ ném bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki, sau khi đọc hai bài diễn văn gần như giống hệt nhau trong hai sự kiện kỷ niệm cách nhau 3 ngày, theo Guardian đưa tin.

Tờ Mainchi Shimbun của Nhật Bản cho hay một ứng dụng kiểm tra đạo văn đã phát hiện bài diễn văn của Thủ tướng Abe đọc tại Nagasaki hôm 9/8 giống tới 93% so với bài ông đọc tại Hiroshima hôm 6/8 trước đó.

"Tôi cung kính bày tỏ niềm thương tiếc chân thành trước linh hồn rất nhiều nạn nhân của bom nguyên tử. Tôi cũng xin bày tỏ sự đồng cảm từ trong tim tới những người hiện nay đang phải gánh chịu hậu quả của bom nguyên tử"., đây là đoạn văn mà ứng dụng kiểm tra đã phát hiện ra trùng lặp ở hai bài diễn văn tưởng niệm.

Koichi Kawano, chủ tịch hội đồng liên lạc các nạn nhân sống sót sau vụ ném bom nguyên tử ở Nagasaki, bày tỏ sự tức giận trước bài diễn văn của Thủ tướng Abe.: "Ông ấy chỉ thay đổi từ 'Hiroshima' thành 'Nagasaki'. Ông ấy coi thường những nạn nhân của vụ nổ bom nguyên tử còn sống".

Vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki là sự kiện hai quả bom nguyên tử được Quân đội Hoa Kỳ, theo lệnh của Tổng thống Harry S Truman, sử dụng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai vào những ngày gần cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai tại Nhật Bản.

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ nhất mang tên "Little Boy" đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9 tháng 8 năm 1945, quả bom thứ hai mang tên "Fat Man" đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki, khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.

Thỏa thuận quân sự lịch sử 1 tỷ USD giữa Mỹ và Hungary

Bộ trưởng Quốc phòng Hungary, Tibor Benko và Đại sứ Mỹ tại nước này David Cornstein ký ý định thư về việc mua tên lửa từ tập đoàn quốc phòng Mỹ Raytheon. Ảnh: MTI

Bộ trưởng Quốc phòng Hungary, Tibor Benko và Đại sứ Mỹ tại nước này David Cornstein ký ý định thư về việc mua tên lửa từ tập đoàn quốc phòng Mỹ Raytheon. Ảnh: MTI

Hãng tin MTI của Hungary cho hay, nước này đã đồng ý mua các tên lửa không đối không trị giá 1 tỷ USD của Mỹ, theo thỏa thuận mà Đại sứ của Washington tại Budapest mô tả là vụ mua sắm lớn nhất từ trước đến nay của thành viên Liên minh châu Âu (EU) này. 

Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Tibor Benko đã ký ý định thư về việc mua tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) với Đại sứ Mỹ tại nước này David Cornstein. Việc mua hệ thống tên lửa tầm trung của công ty Raytheon Technologies (Mỹ) là "hoạt động mua sắm quốc phòng lớn nhất từ trước đến nay" của Hungary, ông David Cornstein cho biết.

Chính phủ Hungary vài năm qua đã tăng chi tiêu cho quân đội, vốn trước đây bị thiếu hụt. Tỷ lệ GDP Hungary chi cho quốc phòng tăng từ 0,95% năm 2013 lên 1,21% năm 2019.

Thương vụ mua sắm này trị giá khoảng 1 tỷ USD nhằm "đại tu và hiện đại hóa năng lực phòng không của Hungary và cho phép nước này chuyển đổi khỏi hệ thống cũ hiện nay của Liên Xô.”

Mai Bùi

Tin khác

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

(CLO) Các quốc gia đang nỗ lực tiến tới hiệp ước nhựa toàn cầu mang tính lịch sử trong hội nghị thượng đỉnh tại Ottawa (Canada) vào tuần này, nhưng cũng chia rẽ sâu sắc trong các cuộc đàm phán về những gì nên đặt ra trong hiệp ước.

Thế giới 24h
Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

(CLO) Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, trong một tuyên bố được hãng tin IRNA trích dẫn vào thứ Ba (23/4) cảnh báo rằng bất kỳ cuộc tấn công quy mô lớn nào của Israel vào lãnh thổ Iran sẽ dẫn đến hậu quả "thảm khốc".

Thế giới 24h
Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

(CLO) Ukraine hôm thứ Ba (23/4) đã đình chỉ các dịch vụ lãnh sự đối với các công dân nam ở hải ngoại trong độ tuổi nhập ngũ cho đến ngày 18/5, mong muốn những thanh niên trong diện này trở về quê nhà chiến đấu.

Thế giới 24h
Bốn phụ nữ thiệt mạng ở Zaporizhzhia trong cuộc tấn công UAV của Ukraine

Bốn phụ nữ thiệt mạng ở Zaporizhzhia trong cuộc tấn công UAV của Ukraine

(CLO) Cơ quan dịch vụ khẩn cấp tại các khu vực do Nga kiểm soát ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine hôm thứ Ba đã giết chết 4 phụ nữ trong một chiếc ô tô ở phía bắc thị trấn Melitopol.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

(CLO) Liên hợp quốc hôm thứ Ba (23/4) kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về các ngôi mộ tập thể tại hai bệnh viện ở Gaza bị phá hủy trong các cuộc bao vây của Israel, và nói rằng có thể đã xảy ra tội ác chiến tranh.

Thế giới 24h