Tin thế giới ngày 21/7: Thêm 11 công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt

Thứ ba, 21/07/2020 07:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Anh đình chỉ hiệp ước dẫn độ và cấm xuất khẩu vũ khí sang Hong Kong; Thêm 11 công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt; Thủ tướng Hà Lan bị coi là người chịu trách nhiệm chính cho việc làm đình trệ kế hoạch giải cứu châu Âu là những tin tức thế giới mới cập nhật.

Thêm 11 công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. Ảnh: Sina

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân. Ảnh: Sina

Ngày 20/7, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chính thức đưa 11 công ty Trung Quốc vào danh sách đen vì có liên quan tới vi phạm nhân quyền đối với cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương (phía Tây Trung Quốc), AFP đưa tin.

11 công ty bị trừng phạt do "có liên quan đến vi phạm nhân quyền và lạm dụng trong việc thực thi chiến dịch trấn áp của Trung Quốc, giam giữ tùy tiện quy mô lớn, lao động cưỡng ép, thu thập dữ liệu sinh trắc học và phân tích di truyền không tự nguyện”, Bộ Thương mại Mỹ nêu trong tuyên bố.

Tính đến nay, tổng số công ty Trung Quốc bị trừng phạt do liên quan đến vụ việc ở Tân Cương đã tăng lên đến 50. Những công ty bị trừng phạt bao gồm nhiều công ty dệt may và hai công ty mà Mỹ nói đang tiến hành phân tích di truyền để tiếp tục đàn áp người Duy Ngô Nhĩ cùng người thiểu số Hồi giáo khác.

Bộ Thương mại Mỹ đã trừng phạt chín công ty gồm Changji Esquel Textile Hefei Bitland Information Technology, Hefei Meiling, Hetian Haolin Hair Accessories, Hetian Taida Apparel, KTK Group, Nanjing Synergy Textiles, Nanchang O-Film Tech and Tanyuan Technology vì có liên quan tới sử dụng lao động cưỡng ép.

 Hai công ty Xinjiang Silk Road và Beijing Liuhe bị trừng phạt vì tiến hành phân tích di truyền được sử dụng để tiếp tục đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, Bộ Thương mại Mỹ cho biết.

Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Uông Văn Bân khẳng định, Trung Quốc mong muốn cùng Mỹ phát triển quan hệ không xung đột, không đối kháng, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng thắng.

Trung Quốc cũng đốc thúc Mỹ từ bỏ tư duy chiến tranh lạnh và cách nhìn phiến diện về hình thái ý thức, đánh giá một cách chính xác quan hệ Trung-Mỹ, dừng ngay các hành động và lời nói gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ hai bên, cùng với Trung Quốc đưa quan hệ Trung-Mỹ trở về quỹ đạo đúng đắn hợp tác và ổn định.

Anh đình chỉ hiệp ước dẫn độ và cấm xuất khẩu vũ khí sang Hong Kong

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab ngày 20/7 xác nhận Anh đình chỉ thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong "ngay lập tức và vô thời hạn," và sẽ mở rộng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Hong Kong. 

Phát biểu với các nghị sỹ, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab xác nhận động thái trên và cho biết London sẽ mở rộng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Hong Kong mà Anh áp đặt lên đại lục từ năm 1999, bao gồm vũ khí sát thương và các thiết bị quân sự có thể bị sử dụng để trấn áp nội bộ, cũng được mở rộng sang Hong Kong.

Ông bày tỏ lo ngại về việc thiếu sự bảo vệ luật pháp đối với những người ở Hong Kong dưới luật an ninh mới, nói với Bắc Kinh rằng “nước Anh đang theo dõi và cả thế giới cũng vậy”.

Về quyết định ngưng hiệp ước dẫn độ với Hong Kong, ông Raab cho biết nước Anh “sẽ không xem xét khôi phục lại cho đến khi có sự bảo đảm rõ ràng và mạnh mẽ, nhằm ngăn chặn việc dẫn độ từ Anh có thể bị lạm dụng trong hoàn cảnh luật an ninh mới”, CNN dẫn lời.

Trước đó, truyền thông Anh đưa tin nước này sẽ hủy bỏ thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong kể từ ngày 20/7. Nước này cũng đã tuyên bố sẵn sàng đón ba triệu người Hong Kong đủ điều kiện nhận hộ chiếu hải ngoại Anh cùng những người phụ thuộc định cư ở nước này và có cơ hội nhập tịch.

Phản ứng trước thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố Bắc Kinh sẽ có hành động phù hợp với Anh.

Thủ tướng Hà Lan bị coi là người chịu trách nhiệm chính cho việc làm đình trệ kế hoạch giải cứu châu Âu

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đến hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels ngày 19/7. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đến hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels ngày 19/7. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đang bị coi là người chịu trách nhiệm chính “cho toàn bộ mớ hỗn độn này”- ám chỉ đình trệ việc thông qua một gói cứu trợ trị giá 750 tỷ euro để giúp châu Âu vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra.

Lí do là vì vì ông luôn nói “không” với việc đóng góp thêm cho EU trong nỗ lực lập quỹ phục hồi kinh tế. Thậm chí các nhà ngoại giao Tây Ban Nha và Italy gọi ông là “Mr. No No No!” (dịch: Quý Ngài Không Không Không Không).

Ông Rutte đã đứng lên phản đối kế hoạch chi tiền của (EU), dưới góc độ là người lãnh đạo của nhóm các nước nhỏ và “tằn tiện” hơn ở châu Âu, Reuters đưa tin. Việc ông Rutte ưu tiên sự tằn tiện có sự hậu thuẫn của dư luận và chính trị ở nước ông.

Người Hà Lan, vốn có tỷ lệ ủng hộ EU tới 2/3, tự hào về lịch sử của mình là một nước buôn bán và tiết kiệm. Họ biết rằng so với quy mô đất nước thì họ là nước đóng góp nhiều nhất vào ngân sách của EU. Vì vậy, họ không mặn mà lắm với việc đóng góp thêm hoặc cho vay thêm.

Trước đó, người chủ trì Hội nghị thượng đỉnh châu Âu Charles Michel đã kêu gọi các nhà lãnh đạo ngừng tranh cãi để thỏa hiệp về một gói giải cứu kinh tế khổng lồ vào Chủ nhật vừa qua, trong khi ông nỗ lực đấu tranh để cứu một hội nghị thượng đỉnh bế tắc.

Michel, chủ trì cuộc hội đàm diễn ra tại Brussels với tư cách là chủ tịch Hội đồng châu Âu, nói với các nhà lãnh đạo trong bữa tối rằng ông đã điều chỉnh gói vay và khoản tài trợ trị giá 750 tỷ euro (860 tỷ USD) để đáp ứng mối quan tâm của một số quốc gia thành viên.

"Thông qua cuộc đàm phán này, tôi đã lắng nghe từng người trong số các vị và thể hiện sự tôn trọng lớn nhất", ông nói.

"Hy vọng của tôi là chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận và sáng mai các dòng tít trên các tờ báo châu Âu sẽ nói rằng EU đã thực hiện một nhiệm vụ bất khả thi. Đây là những gì tôi hy vọng trong tim mình".

Mai Bùi

Tin khác

Ukraine cấm các cơ quan nhà nước sử dụng Telegram vì lý do an ninh

Ukraine cấm các cơ quan nhà nước sử dụng Telegram vì lý do an ninh

(CLO) Ukraine đã cấm sử dụng ứng dụng nhắn tin Telegram trên các thiết bị của nhà nước vì cho rằng Nga có thể theo dõi cả tin nhắn và người dùng, theo một cơ quan an ninh cấp cao cho biết vào thứ Sáu.

Thế giới 24h
Chủ tịch Ủy ban châu Âu thăm Kiev, cam kết cho Ukraine vay 39 tỷ USD

Chủ tịch Ủy ban châu Âu thăm Kiev, cam kết cho Ukraine vay 39 tỷ USD

(CLO) Liên minh châu Âu sẽ cho Ukraine vay tới 35 tỷ euro (39 tỷ USD), chiếm phần lớn trong khoản vay 50 tỷ USD mà các nước G7 đã nhất trí vào đầu năm nay.

Thế giới 24h
Chiến sự tiếp tục leo thang khi Israel không kích khiến hàng loạt chỉ huy Hezbollah thiệt mạng

Chiến sự tiếp tục leo thang khi Israel không kích khiến hàng loạt chỉ huy Hezbollah thiệt mạng

(CLO) Hôm thứ Sáu, Israel đã giết chết một chỉ huy hàng đầu của Hezbollah và các nhân vật cấp cao khác trong một cuộc không kích vào thủ đô Beirut của Lebanon. Sự việc khiến chiến sự tại Trung Đông tiếp tục leo thang.

Thế giới 24h
Công nghệ điện cực giúp sản xuất nhiên liệu hydro từ nước biển

Công nghệ điện cực giúp sản xuất nhiên liệu hydro từ nước biển

(CLO) Lần đầu tiên, các điện cực có khả năng tạo ra nhiên liệu hydro từ nước biển – một nguồn năng lượng sạch không phát thải khí nhà kính – sẽ được sản xuất ở quy mô thương mại.

Thế giới 24h
Trung Quốc tiến gần đến việc làm chủ nguồn năng lượng sạch vô tận

Trung Quốc tiến gần đến việc làm chủ nguồn năng lượng sạch vô tận

(CLO) Làm chủ được phản ứng tổng hợp hạt nhân là một triển vọng hấp dẫn hứa hẹn sự giàu có và ảnh hưởng toàn cầu cho bất kỳ quốc gia nào làm chủ được nó trước. Và Trung Quốc dường như đang dẫn đầu cuộc đua đó.

Thế giới 24h