Tinh thần ‘làm việc đến chết’ đưa Thủ tướng Shinzo Abe đến bờ vực

Thứ sáu, 28/08/2020 14:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau 2 lần nhập viện chỉ trong một tuần, ông Shinzo Abe đã không thể tiếp tục gánh vác trách nhiệm Thủ tướng Nhật Bản và quyết định từ chức vào ngày 28/8 vì sức khỏe yếu. Đây là hậu quả của tinh thần làm việc “đến chết” của vị nguyên thủ quốc gia lâu nhất nước Nhật kể từ Thế chiến 2.

Ông Shinzo Abe là Thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản kể từ sau thế chiến 2 - Ảnh: Reuters

Ông Shinzo Abe là Thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản kể từ sau thế chiến 2 - Ảnh: Reuters

Khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nghỉ hè ba ngày vào tuần trước và sử dụng một trong số đó để kiểm tra sức khỏe, như một điềm báo về những điều khó khăn sắp xảy đến. Rồi khi ông Abe lặp lại chuyến đi bệnh viện một tuần sau đó, nó cho thấy những thiệt hại dường như gần như không thể cứu vãn.

Đồng minh và chính trị gia đồng nghiệp của ông, Akira Amari, ban đầu lên tiếng bênh vực ông, tức giận rằng các trợ lý của Thủ tướng đã làm việc quá chăm chỉ với ông. Ngay lập tức các nhà lập pháp đối lập chớp lấy cơ hội, đặt câu hỏi liệu ông Abe có còn đủ sức để cầm quyền hay không.

Việc một vài ngày nghỉ giữa đợt nắng nóng sẽ kích hoạt hiệu ứng domino như vậy, làm nổi bật nỗi ám ảnh của Nhật Bản với gambaru, một khái niệm có nghĩa là cố gắng hết sức và kiên trì vượt qua những thời điểm khó khăn nhất.

Sải bước vào dinh Thủ tướng sau chuyến thăm bệnh viện gần đây nhất, ông Abe nói: "Tôi sẽ trở lại làm việc và cố gắng chơi gambaru".

Tinh thần làm việc đến chết - Gambaru - có thể tràn ngập xã hội Nhật Bản, nơi người ta theo đuổi mục tiêu có thể mang nhiều ý nghĩa hơn là kết quả.

"Thủ tướng khẳng định rằng ông ấy ở đó để tự lãnh đạo", phát ngôn viên chính phủ Yoshihide Suga nói khi được hỏi tại sao Abe, 65 tuổi, đã làm việc 147 ngày liên tục.

Thủ tướng Abe từ lâu đã bị viêm loét đại tràng, một căn bệnh đường ruột mãn tính, và nhiều người lo lắng rằng sự căng thẳng của đại dịch cộng với các vấn đề sức khỏe cuối cùng sẽ bắt kịp ông. Đó cũng là hồi tưởng về năm 2007, khi Abe viện dẫn lý do sức khỏe của mình để từ chức đột ngột chỉ sau 1 năm làm Thủ tướng.

Thủ tướng Shinzo Abe sinh năm 1954. Ông là chủ tịch Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản.

Ngày 26/12/2012, ông nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản (lần thứ 2) và hiện là thành nguyên thủ nắm quyền lâu nhất Nhật Bản với 2.803 ngày, tính đến 28/8/2020.

Việc đưa tin rộng rãi về các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của ông Abe, cũng như thời gian làm việc dài trước khi chúng tái xuất hiện, có thể giúp ông xây dựng một câu chuyện mà ông kiên trì cho đến khi không thể tiếp tục được nữa, Koichi Nakano, giáo sư chính trị của trường Đại học Sophia cho biết. "Về nhiều mặt, đó là con đường danh dự nhất để ông ấy đi".

Điều này cũng sẽ cho phép Abe, và có lẽ cả Đảng Dân chủ Tự do của ông, giảm bớt những lời chỉ trích rằng nhà lãnh đạo đang bỏ rơi công chúng trước tình trạng khẩn cấp về kinh tế và sức khỏe, Nakano nói thêm.

Nhật Bản đã ghi nhận hơn 64.000 trường hợp COVID-19 và đang phải vật lộn để kiểm soát đại dịch mặc dù là một trong những quốc gia đầu tiên bị virus này tấn công. Trong suốt mùa hè, khi phần còn lại của Đông Á đã kiểm soát tốc độ lây nhiễm, dịch bệnh bùng phát ở Nhật Bản đã tăng đột biến, với hơn một nửa số trường hợp được ghi nhận kể từ tháng Bảy.

Nhiều người đã bày tỏ sự không hài lòng với cách xử lý của chính phủ đối với đại dịch virus Corona, từ phản ứng ban đầu chậm chạp và từ chối thừa nhận cuộc khủng hoảng, mà nhiều người cho rằng có liên quan đến mong muốn tránh hủy hoặc hoãn Thế vận hội Tokyo 2020 (đã được đẩy lùi sang năm sau), liên tục không thực hiện đủ hành động để ngăn chặn sự lây nhiễm.

Việc ông Abe rõ ràng không thừa nhận các vấn đề sức khỏe của bản thân có thể là dấu hiệu cho thấy chính quyền của ông đã đối phó với virus Corona như thế nào, chỉ hành động khi không thể không làm như vậy.

Tobias Harris, một nhà phân tích lâu năm về chính trị Nhật Bản và là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản có tựa đề "The Iconoclast: Shinzo Abe và Nhật Bản mới", nói rằng thủ tướng có thể tiếp tục đấu tranh ngay cả khi sức khỏe của ông có chiều hướng xấu đi.

Ông nói: “Sau khi vượt qua nhiều áp lực lúc từ chức năm 2007, và sự chế giễu mà ông phải chịu đựng sau khi thú nhận rằng chứng đau dạ dày nghiêm trọng là yếu tố khiến ông rút lui, Abe chắc chắn sẽ quyết tâm tránh một kết cục tương tự”.

Quyết tâm đó cũng có thể được thúc đẩy một phần bởi mong muốn cứu vãn di sản kinh tế của ông, được gọi là "Abenomics" của Abe. Nó được kiến tạo để kéo Nhật Bản thoát khỏi hàng thập kỷ giảm phát, thị trường chứng khoán phục hồi trở lại là dấu ấn trong nhiệm kỳ thứ hai của Abe cho đến khi đại dịch xảy ra.

Thủ tướng Shinzo Abe đã làm việc liên tục 147 ngày trước khi phải nhập viện vì tình trạng sức khỏe - Ảnh: KAZUHIRO NOGI

Thủ tướng Shinzo Abe đã làm việc liên tục 147 ngày trước khi phải nhập viện vì tình trạng sức khỏe - Ảnh: KAZUHIRO NOGI

Đồng thời, những lo ngại về sức khỏe của Abe là một lời nhắc nhở về một sự kỳ thị lâu đời khác mà chính phủ của ông đã cố gắng xóa bỏ - karoshi, hay cái chết do làm việc quá sức.

Năm 2016, một nghiên cứu của chính phủ cho thấy, 1/5 công nhân Nhật Bản có nguy cơ tự làm việc đến chết.

Ông Abe đã quảng cáo về sự cần thiết của "cải cách phong cách làm việc" như một con đường tiến tới sự tái sinh của Nhật Bản, bao gồm cả việc đưa nhiều phụ nữ hơn vào lực lượng lao động.

Mặc dù có một số dấu hiệu thay đổi, nhưng Nhật Bản vẫn nổi tiếng với một văn hóa làm việc mang tính trừng phạt, đòi hỏi nhân viên phải dành thời gian làm việc nhiều giờ.

Nhiều công ty đã chậm chạp trong việc chuyển sang làm việc tại nhà trong những ngày đầu của đại dịch. Sự thay đổi chỉ được thực hiện một cách nghiêm túc sau khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào tháng Tư.

Sau khi nó được dỡ bỏ vào cuối tháng 5, các chuyến tàu đi lại nhanh chóng bắt đầu chật kín khi các chuyên gia y tế kêu gọi giãn cách xã hội hơn khi các ca lây nhiễm mới bắt đầu gia tăng vào giữa tháng 7.

“Ở châu Âu, một kỳ nghỉ hè dài là điều đáng tự hào”, Mari Imada, một người bán hoa đã nghỉ hưu từng làm việc ở Paris trong hai thập kỷ cho biết. "Trong khi đó ở Nhật Bản, việc nói rằng bạn luôn bận rộn – bận rộn mới được coi là một dấu hiệu của sự thành công, mặc dù những người ở độ tuổi 20 không sùng kính điều ấy như cha mẹ của họ".

Abe dường như là hình ảnh thu nhỏ của niềm tin đó. Bắt đầu từ tháng 1, ông ấy đã làm việc gần 150 ngày liên tục khi chính phủ nỗ lực tuyệt vọng để ngăn chặn đại dịch và cứu vãn Thế vận hội Tokyo 2020, đã bị hoãn lại sang năm sau.

Ngoài virus Corona, lũ lụt lớn ở phía nam đảo Kyushu, sự suy giảm GDP kỷ lục trong quý thứ hai và một đợt nắng nóng chết người đã khiến chính quyền lo ngại trong năm nay.

Việc Abe xử lý các cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến những lời chỉ trích đáng kể, và một số nhà phê bình, bao gồm cả trong đảng cầm quyền của ông, đã nói về khả năng chấm dứt sự thống trị kéo dài gần một thập kỷ của ông trên chính trường Nhật Bản.

Một phe đối lập rời rạc đã được điều động để mở đường cho một đảng chính trị mới, có thể sẽ xuất hiện vào tháng Chín.

Việc Abe rời khỏi mặt trận chính trị sẽ là một bước chuyển đổi quan trọng, nhưng nó không thực sự gây ra mối đe dọa đối với sự nắm quyền lâu dài của Đảng Dân chủ Tự do.

Nhật Bản không phải là quốc gia theo chế chế độ tổng thống, thay vào đó nhà lãnh đạo của đất nước được chọn bởi Quốc hội, nơi Đảng Dân chủ Tự do chiếm đa số dễ dàng. Shinzo Abe từ chức, đảng có thể nhanh chóng chỉ định một nhà lãnh đạo mới, người gần như chắc chắn sẽ được xác nhận làm thủ tướng.

Trong ngắn hạn, một sự thay đổi lãnh đạo có thể tạo thêm sự tín nhiệm rất cần thiết cho bất kỳ bước mới nào mà chính phủ có thể thực hiện để chống lại đại dịch, bao gồm các bước tiếp theo để cứu vãn doanh thu và việc làm.

Một chiến dịch "Đi du lịch" bị chế giễu rộng rãi mà chính phủ phát động vào tháng trước nhằm thúc đẩy du lịch trong nước, ngay khi các ca nhiễm mới bắt đầu gia tăng, đã được coi là biểu tượng cho sự bất lực của chính quyền trong việc kết nối với nhu cầu của người dân Nhật Bản.

Sau khi tham vấn bác sỹ, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ rời nhiệm sở. Đây là một quyết định khó khăn, nhưng cũng đầy trách nhiệm. Suốt thời gian qua, ông đã chứng tỏ tinh thần gambaru của một người Nhật Bản.

Shinzo có thể không làm Thủ tướng, nhưng ông hoàn toàn có thể tự hào về những gì đã làm trong suốt gần 8 năm qua một cách đầy trách nhiệm và không thoái thác. 

Nguyễn Hoàng (Theo CNN)

Tin khác

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18, hướng đến sứ mệnh Mặt trăng

(CLO) Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu-18 vào ngày 25/4, đưa 3 phi hành gia lên trạm vũ trụ Thiên Cung. Đây là một phần trong chương trình vũ trụ tham vọng của Trung Quốc, với mục tiêu đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.

Thế giới 24h
Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

Mỹ và 17 quốc gia hứa đảm bảo hòa bình cho Gaza nếu Hamas thả con tin

(CLO) Mỹ và 17 quốc gia khác hôm thứ Năm đã đưa ra lời kêu gọi Hamas thả tất cả con tin để chấm dứt cuộc chiến sự ở Gaza, nhưng Hamas tỏ ra hoài nghi.

Thế giới 24h
Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

Thứ trưởng Quốc phòng Nga mất chức và nhiều doanh nhân bị bắt trong vụ án tham nhũng

(CLO) Một Thứ trưởng Quốc phòng Nga vừa bị buộc tội nhận hối lộ trong một vụ bê bối tham nhũng lớn khiến một số doanh nhân giàu có bị bắt.

Thế giới 24h
Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

(CLO) Thủ tướng Haiti Ariel Henry hôm thứ Năm (25/4) đã tuyên bố từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Thế giới 24h
Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

Mỹ công bố mua vũ khí trị giá 6 tỷ USD cho Ukraine

(CLO) Một quan chức Mỹ ngày 25/4 cho biết Mỹ có thể thông báo về việc mua vũ khí mới cho Ukraine trị giá 6 tỷ USD ngay sau ngày thứ Sáu.

Thế giới 24h