Tỉnh Tiền Giang lên tiếng việc bị 19 doanh nghiệp FDI ‘tố’ gây khó khăn

Thứ năm, 21/10/2021 16:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại diện tỉnh Tiền Giang cho biết, khi doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, tỉnh sẽ xem xét và tạo các điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất.

Sự kiện: COVID-19

Sau khi 19 doanh nghiệp FDI có thư cầu cứu Thủ tướng, cho rằng tỉnh Tiền Giang vẫn áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống dịch "quá gắt gao", tiếp tục mô hình sản xuất “3 tại chỗ”, gây khó khăn cho doanh nghiệp, tại buổi họp báo sáng 21/10, đại diện tỉnh Tiền Giang đã lên tiếng về vấn đề này.

tinh tien giang len tieng viec bi 19 doanh nghiep fdi to gay kho khan hinh 1

Tỉnh Tiền Giang đang đẩy nhanh việc tiêm vắc xin COVID-19 cho công nhân. Ảnh: TNO

Theo ông Nguyễn Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, tỉnh khuyến cáo người dân hạn chế ra đường từ 19h ngày hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau nhằm đề phòng dịch bệnh bùng phát trở lại khi tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn dù đã cơ bản được kiểm soát nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Ông Mười giải thích thêm, việc áp dụng biện pháp này chỉ là khuyến cáo người dân hạn chế ra đường chứ không cấm. Bởi dịch bệnh tại tỉnh Tiền Giang đang ở “cấp độ 2” theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và tỉnh thực hiện tinh thần tùy theo tình hình thực tế địa phương có thể áp dụng các biện pháp bổ sung.

Về việc 19 doanh nghiệp FDI tại Tiền Giang gửi thư đến Thủ tướng Chính phủ và cho rằng địa phương “một mình đi một đường”, làm khó cho doanh nghiệp và người lao động, ông Nguyễn Nhật Trường, Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang giải thích, tỉnh có chủ trương thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”. Bởi từng thời điểm, ý thức người lao động chưa nhận thức đúng đắn việc phòng, chống dịch và chủng virus Delta diễn biến quá phức tạp.

Ông Trường cho hay, do dịch COVID-19 đã bùng phát tại 10 doanh nghiệp, nên ngày 5/8, Tiền Giang đã ngừng mô hình “3 tại chỗ” để khắc phục một số bất cập, sau đó ban hành thêm các tiêu chí và tiếp tục áp dụng hình thức sản xuất theo mô hình này.

Lý giải việc hầu hết các tỉnh, thành ở miền Tây đã cho công nhân đi làm tự do nhưng Tiền Giang vẫn áp dụng "3 tại chỗ", ông Trường nói, thời điểm đưa ra quyết định này, độ phủ vắc xin cho công nhân rất thấp, chỉ khoảng 45%.

"Việc áp dụng sản xuất 3 tại chỗ là để xử lý tình huống khi độ phủ vắc xin còn thấp. Chúng ta không thể đánh đổi sức khỏe của công nhân, của cộng đồng được vì hiện nay nguy cơ tái bùng phát dịch vẫn còn rất cao”, ông Trường nói.

Theo ông Trường, đến ngày 21/10, độ phủ vaccine mũi 1 cho công nhân trong các khu, cụm công nghiệp ở tỉnh Tiền Giang đã đạt gần 100% với khoảng 109.000 công nhân được tiêm phòng. Tuy nhiên, vaccine mới được phân bổ và vừa triển khai chích ngừa cho công nhân nên chưa đủ 14 ngày theo quy định. Do đó, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện theo “3 tại chỗ”. Sau thời gian này, doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí, đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, tỉnh Tiền Giang sẽ xem xét và tạo các điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất.

“Chủ trương của tỉnh là cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chứ không ai muốn ‘bó chân’ của mình”, ông Trường phát biểu.

Theo bà Châu Thị Mỹ Phương, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang, ngoài mô hình sản xuất “3 tại chỗ”, địa phương còn có 3 mô hình sản xuất khác đang áp dụng là mô hình “1 cung đường 2 điểm đến”; kết hợp giữa “3 tại chỗ" với “1 cung đường 2 điểm đến” và mô hình “xanh xanh”. Mô hình “xanh xanh”, theo đó, người trong vùng xanh có thể đi làm tại nhà máy cũng trong vùng xanh.

“Một số công ty trên địa bàn tỉnh cũng đang áp dụng mô hình này, chứng tỏ chúng tôi không chỉ có một mô hình sản xuất mà có tới 4 mô hình sản xuất để thích hợp với từng cấp độ dịch khác nhau”, bà Phương nói.

Tuy nhiên, đại diện tỉnh Tiền Giang cũng thừa nhận, đối với các doanh nghiệp có nhiều công nhân lao động, việc áp dụng các hình thức sản xuất như trên là khó có thể thực hiện.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp