Tình trạng thiếu nhân công trầm trọng khắp Đông Nam Á gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu

Thứ tư, 20/10/2021 15:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Một số quốc gia Đông Nam Á đang phải xoay sở với tình trạng thiếu lao động, gây căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tình trạng thiếu công nhân tại một số trung tâm sản xuất Đông Nam Á đang làm tăng thêm gánh nặng cho cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu, và có khả năng sẽ tàn phá ngành vận chuyển hàng hóa vào dịp Giáng sinh và Năm mới – hai dịp lễ quan trọng nhất trong năm.

tinh trang thieu nhan cong tram trong khap dong nam a gay ap luc len chuoi cung ung toan cau hinh 1

Những công nhân làm việc tại nhà máy may ở Việt Nam. Ảnh: Getty Images.

Các quốc gia Đông Nam Á bao gồm Malaysia, Thái Lan và cả Việt Nam vẫn đang bận rộn với việc ngăn chặn Covid-19, gây ra sự gián đoạn trong việc di chuyển của lực lượng lao động cần thiết để sản xuất hàng hóa.

Những gián đoạn đó có thể gây ra những vấn đề lớn cho các nhà bán lẻ trước kỳ nghỉ lễ.

Rajiv Biswas, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại trung tâm nghiên cứu IHS Markit, nói với tờ Insider rằng: “Sự phục hồi trong tăng trưởng kinh tế ở nhiều thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, bao gồm Mỹ và EU, đang thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu của ASEAN”.

Tuy nhiên, Rajiv Biswas cho rằng cuộc khủng hoảng lao động ở các khu vực bị ảnh hưởng sẽ vẫn tồn tại và khiến các ngành lương thấp như sản xuất và nông nghiệp dễ bị tổn thương cho đến khi các hạn chế biên giới được nới lỏng.

Các nhà máy của Việt Nam hiện cũng đang ồ ạt tìm công nhân để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất trước mùa lễ hội cuối năm

Tại Việt Nam, các nhà máy sản xuất quần áo, giày dép và điện tử hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu công nhân khi hàng chục nghìn người rời khỏi trung tâm sản xuất Thành phố Hồ Chí Minh sau nhiều tháng bị đóng cửa nghiêm ngặt.

Nhiều người lao động đổ xô đến thành phố để lao động thì nay đã trở về quê nhà của mình ở các tỉnh khác.

Các đợt đóng cửa trước đó cũng đã gây ra nhiều vấn đề, nhà sản xuất quần áo thể thao nổi tiếng thế giới Nike cũng đã đưa ra cảnh báo về “những trở ngại trong chuỗi cung ứng”, trong khi việc giao hàng iPhone 13 của Apple cũng bị trì hoãn.

Các nhà máy tại Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực miền Nam, hiện đang tìm cách để đưa công nhân trở lại một cách an toàn. Điều này mặc dù có thể sẽ làm chậm quá trình sản xuất vì các hướng dẫn và quy định về phòng chống dịch Covid-19 sẽ yêu cầu thêm thời gian và quản lý, nhưng đây là cách làm tốt nhất để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.

Các biện pháp an toàn như vậy đặc biệt quan trọng ở những quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam. Theo Trung tâm Tài nguyên Johns Hopkins Coronavirus, hiện nay Việt Nam đã đạt mức 20% cả nước được tiêm chủng đầy đủ.

Một cuộc khủng hoảng lao động nhập cư ở Malaysia cũng đã gây căng thẳng cho ngành công nghiệp sản xuất dầu cọ

Ở Malaysia, ngành công nghiệp dầu cọ phải đối mặt với vấn đề tương tự, nhưng trầm trọng hơn với những người lao động nhập cư nước ngoài.

Malaysia sản xuất khoảng một phần ba lượng dầu cọ trên thế giới; Dầu ăn đa năng được sử dụng trong các sản phẩm khác nhau, từ sôcôla đến chất tẩy rửa và dầu gội đầu.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu cọ của nước này từ lâu đã phụ thuộc vào lao động nhập cư từ các nước như Indonesia và Bangladesh để thu hoạch vụ mùa.

tinh trang thieu nhan cong tram trong khap dong nam a gay ap luc len chuoi cung ung toan cau hinh 2

Công nhân thu hoạch quả cọ dầu ở Malaysia. Ảnh: Getty Images.

Khi các trường hợp Covid-19 bùng nổ trong nước - tăng gấp 4 lần trong hai tháng lên khoảng 25.000 trường hợp mỗi ngày vào cuối tháng 8 - nước này đã đưa ra các biện pháp hạn chế di chuyển và kiểm soát biên giới nghiêm ngặt. Theo New Straits Times, người lao động nhập cư đã rời khỏi đất nước và nhiều người không thể quay trở lại, mặc dù chính phủ gần đây đã nới lỏng các hạn chế để cho phép khoảng 32.000 người lao động quay trở lại.

Nhưng theo theo báo cáo của New Straits Times, số người quay trở lại vẫn chưa bằng một nửa trong số 75.000 lao động mà ngành đang thiếu.

Các đồn điền cọ dầu ở Malaysia đã cố gắng lôi kéo những người lao động địa phương với mức lương cao hơn đến làm việc và sử dụng nhiều máy móc hơn. Nhưng người dân địa phương nói chung không quan tâm đến ngành sản xuất này, họ coi đây công việc “mất vệ sinh, nguy hiểm và hạ thấp giá trị của mình.”

Tại Thái Lan, cuộc đảo chính của quốc gia láng giềng Myanmar đã khiến cho Thái Lan rơi vào tình trạng thiếu lao động

Ở Thái Lan, các nhà máy và trang trại của họ từng tiếp nhận hơn 1 triệu lao động nhập cư từ nước láng giềng Myanmar đã phải hứng chịu một đợt thiệt hại kép.

Theo Frontier Myanmar, hàng trăm nghìn người trong số họ đã ra đi vì đại dịch. Và cuộc đảo chính quân sự của Myanmar vào đầu năm nay đã tạo ra sự không chắc chắn và gây ra sự chậm trễ trong việc gia hạn giấy phép lao động.

Thái Lan là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn về các sản phẩm như xe cộ, phụ tùng xe hơi, thiết bị điện tử và thực phẩm, và cuộc khủng hoảng lao động này đang ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, đặc biệt là ở các phân khúc cấp thấp hơn như nông nghiệp.

Theo Bangkok Post đưa tin, Bộ Lao động Thái Lan đang tìm cách lấp đầy các vị trí này với những người lao động địa phương.

Nhưng khi chứng kiến sự thiếu hụt nguồn nhân công trầm trọng trong ngành công nghiệp dầu cọ của Malaysia, Thái Lan có thể thấy sứ mệnh này là một nhiệm vụ khá khó khăn.

Bộ trưởng Lao động Suchart Chomklin cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 7 với Reuters rằng: “Những ngành mà chúng tôi thiếu nhân lực đều là những công việc mà người lao động Thái Lan không muốn làm.”

Huy Hoàng (Theo Business Insider)

Tin khác

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp