Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam đẩy mạnh giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật ở Lào Cai

Thứ tư, 03/04/2019 15:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trẻ khuyết tật nằm trong số những cá nhân thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới – các em phải chịu sự tẩy chay từ chính cộng đồng của mình, bị từ chối các quyền cơ bản và bị loại khỏi hệ thống giáo dục.

Ước mơ em bé Yên là được trở thành một cô bán hàng trong thôn, ngày ngày được cười nói và sẻ chia những câu chuyện đời thường với mọi người xung quanh

Ước mơ em bé Yên là được trở thành một cô bán hàng trong thôn, ngày ngày được cười nói và sẻ chia những câu chuyện đời thường với mọi người xung quanh

Theo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, hiện có khoảng 1.2 triệu trẻ em bị khuyết tật và chỉ 24.2% trong số các em đi học. Dù được các trường học đón nhận, gần 33% trong số các em đã đăng kí nhập học buộc phải nghỉ do trường thiếu các điều chỉnh phù hợp cũng như hỗ trợ cần thiết để giúp các em vượt qua những trở ngại trong quá trình học tập.

Khái niệm về giáo dục hòa nhập được xây dựng dựa trên quan điểm tất cả trẻ em đều có khả năng và đều có quyền được học tập. Đây là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều trường học, giáo viên và các bậc phụ huynh. Việc thực hiện và giám sát thiếu đầy đủ, chặt chẽ cũng góp phần cản trở tính hiệu quả của các hoạt động của giáo dục hòa nhập, gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp nhận giáo dục của trẻ khuyết tật, đặc biệt là đối với trẻ dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa còn nhiều nghèo đói.

Dù phải đối mặt với nhiều thách thức, một chuyển biến sâu sắc đang bắt đầu diễn ra ở Lào Cai, một tỉnh miền núi phía tây bắc Việt Nam với hơn 20 dân tộc thiểu số đang sinh sống. Và Dự án về Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật là một phần của chương trình “Phát triển Cộng đồng lấy Trẻ em làm Trọng tâm của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em” ở Lào Cai. Được thực hiện từ năm 2016, chương trình có mục tiêu xây dựng và nâng cao năng lực cho giáo viên trong công tác giáo dục hòa nhập, hỗ trợ trẻ khuyết tật (bị khiếm khuyết về thể chất và tinh thần), cũng như nâng cao nhận thức cho gia đình và cộng đồng về các quyền cơ bản của trẻ khuyết tật.

Một loạt các hội thảo và tập huấn về Bộ công cụ hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt (gọi tắt là SNAP) cho các cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cấp tỉnh và cấp huyện đã được tổ chức ở Lào Cai. Hội thảo đã cung cấp các công cụ hữu ích và thiết thực như Kế hoạch học tập cá nhân (gọi tắt là IEP) cho trẻ khuyết tật, đưa SNAP vào ứng dụng trong trường học. Cho đến nay, bộ công cụ đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ địa phương.

Bên cạnh các buổi hội thảo và tập huấn, một số sự kiện truyền thông đã được tổ chức ở nhiều trường học và cộng đồng với mục đích nâng cao nhận thức về nhu cầu và quyền của trẻ khuyết tật, những cách thức mà cha mẹ cũng như cộng đồng có thể giúp đỡ, hỗ trợ các em trong học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Theo ông Bùi Minh Tuân, Trưởng phòng Giáo dục huyện Bảo Yên: “Sau khi được SC tập huấn kỹ năng để hướng dẫn trẻ khuyết tật, các thầy cô trong các nhà trường đã thực hiện rất tốt các phương pháp như các kỹ năng đó để vận dụng vào dạy học cho trẻ khuyết tật hòa nhập trong các lớp học, đảm bảo các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung, cũng như đối với chất lượng học sinh khuyết tật nói riêng. Đối với chính bản thân các em học sinh khuyết tật cũng khắc phục được những khó khăn của bản thân mình để bắt kịp với các học sinh còn lại, và thực hiện các hoạt động giáo dục toàn diện theo yêu cầu.”

Tài nhỏ hơn hẳn so với các bạn đồng trang lứa, chân vẫn đi khập khiễng, nhưng em đã rất tự tin và hạnh phúc khi được trở thành một thầy giáo thực thụ, như trong ước mơ của mình

Tài nhỏ hơn hẳn so với các bạn đồng trang lứa, chân vẫn đi khập khiễng, nhưng em đã rất tự tin và hạnh phúc khi được trở thành một thầy giáo thực thụ, như trong ước mơ của mình

Bên cạnh công tác giáo dục, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cũng hỗ trợ khám và chữa bệnh cho trẻ khuyết tật. Cho tới nay, với các nguồn thiện nguyện trong nước và quốc tế, 27 trường hợp trẻ khuyết tật thuộc vùng dự án đã được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí về y tế, chi phí ăn ở và đi lại tới các bệnh viện lớn ở tỉnh và thành phố Hà Nội.

Với quan điểm mọi trẻ em đều có khả năng và quyền được học tập, dự án đã giúp các em hóa thân vào mơ ước của mình: trưởng thành và làm công việc mà mình yêu thích, được bình đẳng như mọi trẻ em khác. Dù chỉ là một hoạt động nhỏ nằm trong chương trình dự án, nhưng đây cũng là sự cổ vũ lớn lao về mặt tinh thần cho chính các em cũng như gia đình và cộng đồng thôn bản, giúp các em vững tin rằng những khiếm khuyết trên cơ thể không thể ngăn các em được ước mơ và được sống.

Tài là con thứ 4 trong một trong một gia đình dân tộc Dao nghèo khó tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Mẹ em kể, sau một trận ốm nặng khi còn bé, vì nhà không có điều kiện chạy chữa, đôi chân của em đã gần như bị liệt. Để giúp Tài tập đi, bố em đã treo rất nhiều dây lên tất cả các cột kèo trong nhà để em bám vào từng bước. Sáu tuổi, Tài nhỏ hơn hẳn so với các bạn đồng trang lứa, chân vẫn đi khập khiễng, nhưng em đã rất tự tin và hạnh phúc khi được trở thành một thầy giáo thực thụ, như trong ước mơ của mình.

Yên, cái tên mang ý nghĩa của sự yên bình, thế nhưng, cuộc sống cô bé, 8 tuổi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo của huyện Bảo Yên, Lào Cai, thì không được như vậy. Mẹ của em vẫn cứ mãi đau đớn và ân hận vì đã để con gái nằm trên nôi gần nồi nước đang sôi. Cô bé bị bỏng nặng, huỷ hoại hoàn toàn nửa mặt và vùng ngực bên trái.

Đến khi đi học, Yên là đứa trẻ nhút nhát nhất trong lớp, em cảm thấy ngại ngùng với thầy cô và bạn bè vì khuôn mặt biến dạng của mình. Em cũng không dám giơ tay phát biểu vì khả năng nói của em cũng bị cản trở một phần. Thế nhưng, em vẫn mơ ước được hoà đồng với bạn bè, với cộng đồng và xã hội. Ước mơ nhỏ bé của em là được trở thành một cô bán hàng trong thôn, ngày ngày được cười nói và sẻ chia những câu chuyện đời thường với mọi người xung quanh.

Vào năm 2017, với sự hỗ trợ từ Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, Yên đã được phẫu thuật ở vùng cằm và hàm. Chỉ ba tháng sau phẫu thuật, Yên đã có thể cử động cơ mặt dễ dàng hơn; em trở nên năng động và tươi vui hơn cả ở nhà và ở trường. Sau khi được trang bị các kĩ năng dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt, các cô giáo của Yên đã quan tâm và giúp đỡ em nhiều hơn. “Con thấy rất khỏe”, Yên nói.

“Lớn lên, con muốn làm ca sĩ.” - bé Bảo chia sẻ.

“Lớn lên, con muốn làm ca sĩ.” - bé Bảo chia sẻ.

Cánh tay trái bị dị tật bẩm sinh không làm khó được cậu bé Toàn. Mới 6 tuổi đã là anh lớn của hai đứa em nhỏ, gia đình ba thế hệ sống trong một căn nhà tranh thưa vách, gió lùa từng chặp, khiến Toàn phải tự lập, tự xoay sở với sinh hoạt hàng ngày của mình. Em mơ ước lớn lên được trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho ông bà, bố mẹ. Trong chiếc áo blouse trắng, nhìn tay em thoăn thoắt băng thuốc, chăm sóc cho bệnh nhân, ai cũng tin rằng em nhất định sẽ trở thành một bác sĩ giỏi sau này. Trong năm 2018, Toàn đã được đưa đi khám ở bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Bởi việc phẫu thuật tay trái của em đòi hỏi nhiều quy trình phức tạp, Toàn cũng như gia đình đang chờ đợi ý kiến từ các chuyên gia nước ngoài trước khi được chính thức nhận điều trị.

Sống tại một trong những khu vực hiếm hoi theo đạo Thiên Chúa của đồng bào dân tộc H’Mông, chàng trai Bảo vốn cực kỳ nhút nhát, sợ gặp người lạ, thế nhưng, khi cất lên những tiếng ca về gia đình và về Chúa, em như trở thành một người khác. Đôi mắt của cậu bé 7 tuổi ánh lên màu xanh như bầu trời. “Lớn lên, con muốn làm ca sĩ.” - Bảo rụt rè chia sẻ.

Những đứa trẻ như Tài, Yên, Toàn và Bảo đang nhận được những lợi ích đáng kể từ việc thực hiện Kế hoạch học tập cá nhân tại trường học của mình. Theo ông Tuân: “6 năm là một khoảng thời gian tương đối dài, hỗ trợ giáo dục trong việc phát triển trẻ khuyết tật ở huyện đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc biệt là đã có sự chuyển biến vô cùng rõ rệt trong việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại các nhà trường.

Trong thời gian qua, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã hỗ trợ hơn 10 trẻ khuyết tật của huyện Bảo Yên đi khám và chữa các bệnh dị tật. Sau khi trở về các em đã có thể hòa nhập với cộng đồng và tham gia vào các hoạt động giáo dục rất tốt, đảm bảo sức khỏe và tiến gần hơn với các em học sinh bình thường.”

Mục tiêu của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đến năm 2030 là thúc đẩy ba bước đột phá sau: • SỐNG CÒN: Không trẻ em nào bị tử vong trước 5 tuổi vì những lí do có thể phòng tránh được. • HỌC TẬP: Tất cả trẻ em có được một nền giáo dục cơ bản có chất lượng. • ĐƯỢC BẢO VỆ: Bạo lực đối với trẻ em không còn được dung túng. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em khởi đầu hoạt động tại Việt Nam vào năm 1990. Từ đó đến nay, chương trình của chúng tôi đã phát triển, mở rộng và hiện bao gồm sáu lĩnh vực chính là Giáo dục, Sức khỏe và Dinh dưỡng, Bảo vệ trẻ em, Quản trị Quyền Trẻ em, Giảm nghèo cho Trẻ em, Giảm nhẹ Rủi ro Thiên tai và Ứng phó Khẩn cấp.

Về chương trình Phát triển Cộng đồng lấy Trẻ em làm trọng tâm (còn được biết tới với tên gọi Chương trình Bảo trợ Trẻ em) đã được triển khai tại tỉnh Lào Cai vào năm 2013. Đây là một chương trình hỗ trợ phát triển toàn diện và dài hạn với mục đích tạo cơ hội phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần cho trẻ em thiệt thòi thông qua các hoạt động chăm sóc sức khỏe và giáo dục có chất lượng và bền vững cho trẻ cũng như gia đình và cộng đồng. Chương trình đang và sẽ cùng người dân và chính quyền địa phương xác định những vấn đề khó khăn và tìm cách giải quyết.

Hiện nay, chương trình đã triển khai các hoạt động tại cộng đồng thuộc 23 xã thuộc 5 huyện của tỉnh Lào Cai, bao gồm huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, và Văn Bàn. Chương trình dự kiến kéo dài trong vòng 10 năm, từ năm 2013 đến 2022. Sau 5 năm thực hiện, chương trình đã đem lại lợi ích cho hơn 53.000 người dân của tỉnh lào Cai; trong số này có hơn 27.000 trẻ em. Những can thiệp của Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác nâng cao nhận thức, điều chỉnh thái độ và hành vi của trẻ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và bậc phụ huynh về giáo dục hòa nhập tại trường cũng như tại nhà. Trong năm 2017, giáo viên mầm non và tiểu học từ các trường trong vùng dự án đã tham gia vào các buổi tập huấn về bộ công cụ SNAP và IEP cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Về Tổ chức Cứu trợ Trẻ em năm 2019 sẽ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập và bắt đầu thực hiện kế hoạch ba năm tiếp theo nhằm đạt được các bước đột phá ngay trong năm 2021; đảm bảo việc thực hiện đầy đủ quyền được sống, học tập và bảo vệ của mọi trẻ em. Sứ mệnh của tổ chức là thúc đẩy những đột phá trong việc quan tâm tới trẻ em trên thế giới nhằm đạt được sự thay đổi nhanh chóng và lâu dài cho cuộc sống của trẻ em. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tin rằng mọi trẻ em đều xứng đáng có một tương lai. Họ mang đến cho trẻ em trên thế giới một khởi đầu tốt đẹp hơn trong cuộc sống, cơ hội để học tập và được bảo vệ khỏi mọi mối nguy hại. Tổ chức làm tất cả những gì có thể cho trẻ em – trong cuộc sống hàng ngày và những thời điểm khủng hoảng – để thay đổi cuộc sống của các em và tương lai của tất cả chúng ta.

HV

Tin khác

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục