(NB&CL) Trong khi các nhà trường đổi mới công tác tuyển sinh mong tìm được sinh viên có đủ tố chất phù hợp với các chuyên ngành đào tạo thì nhiều giáo viên và người dân lo lắng điều này tạo nên áp lực thi cử, gây tốn kém cho xã hội.
Một lúc tổ chức nhiều kỳ thi
Một điểm mới trong tuyển sinh đại học năm nay đó là việc các trường đại học đa dạng hóa tuyển sinh với nhiều hình thức. Trong đó xuất hiện nhiều kỳ thi làm căn cứ tuyển sinh bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT như Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội, Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Cùng với sự xuất hiện của nhiều kỳ thi, các nhà trường thay vì dành đa số chỉ tiêu tuyển sinh bằng điểm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT thì nay chuyển sang ưu tiên dùng điểm của các kỳ thi mới. Theo PGS. Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội, bài thi đánh giá tư duy diễn ra trong 270 phút, gồm ba phần: Phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu (120 phút). Phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh (90 phút); phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS.
Về kỳ thi đánh giá năng lực, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, những gì kỳ thi tốt nghiệp đã làm thì kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ không làm. Trong kỳ thi đánh giá năng lực, có các phần thi đánh giá nhóm năng lực như sáng tạo, tư duy, vận dụng khoa học tự nhiên, xã hội. Cho nên mục tiêu của hai kỳ thi là khác nhau. Đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội có 3 phần. Căn cứ vào đó, các trường sẽ khai thác, sử dụng trong tuyển sinh.
Bàn về chủ trương công tác tuyển sinh đại học, trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, Bộ đã khuyến cáo các trường khi đưa ra những phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh thì cần đảm bảo sự ổn định, tránh việc gây xáo trộn, biến động lớn ảnh hưởng đến việc học tập và ôn luyện của thí sinh.
“Khi có những thay đổi lớn thì các trường cần thông báo trước với xã hội, dự trù thời gian để thí sinh có thời gian chuẩn bị cho việc ôn luyện. Các tiêu chí tuyển sinh cần phù hợp với ngành đào tạo và phân loại được thí sinh, việc xét tuyển thực hiện trên cùng thang đo, trên một mặt bằng chung nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào, tăng cường cả chất lượng đào tạo, để xây dựng và khẳng định uy tín của nhà trường; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, giảm áp lực cho thí sinh, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo, các vùng miền, khu vực” - bà Thủy nhấn mạnh.
Chỉ mong gọn nhẹ, giảm áp lực thi cử
Liên quan đến việc xuất hiện nhiều kỳ thi bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ tuyển sinh đại học, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, thầy Dương Đình Thọ - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, Hà Tĩnh cho rằng, việc sử dụng kết quả một kỳ thi để tuyển sinh đại học sẽ tốt hơn. Việc tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp cho tốt, đúng với tinh thần thì đó là căn cứ tốt nhất để sử dụng xét tuyển đại học. Còn tổ chức nhiều kỳ thi mà chưa biết chất lượng của các kỳ thi như thế nào thì là điều đáng lo.
“Tổ chức một kỳ thi là đỡ tốn kém, đỡ phiền phức cho học sinh, phụ huynh và các thầy cô, nhất là trong điều kiện dịch bệnh. Việc tập trung thi cử là không nên” – thầy Thọ nhấn mạnh. Đồng quan điểm, cô Đoàn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, Ninh Bình cũng cho rằng, hiện học sinh đã quen với một kỳ thi, năm nay lại tổ chức nhiều kỳ thi khiến các em học sinh rất hoang mang.
“Kỳ thi kéo dài 270 phút, tổ chức thi nhiều môn, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, vừa trắc nghiệm, vừa tự luận như Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa là quá nặng, không cần thiết. Chúng ta cứ bảo hạn chế dạy thêm, học thêm nhưng giờ tổ chức thi cử thế này sẽ không biết thế nào mà lần. Việc tổ chức nhiều kỳ thi gây khó cho giáo viên và học sinh, gây áp lực lớn. Hiện nay, giáo viên và học sinh không biết học kiểu gì, học như thế nào. Việc nơi đánh giá kiến thức, nơi đánh giá tư duy, nơi đánh giá kỹ năng nên nhà trường và học sinh rất rối” - cô Dung nói.
Theo cô Dung, trước đây, Bộ từng giao tự chủ cho các trường, trường nào lo trường ấy nên đã bộc lộ ra nhiều hạn chế. Giờ chúng ta khắc phục được bằng một kỳ thi, nay lại quay về lối cũ, tổ chức nhiều kỳ thi, mỗi kỳ thi yêu cầu một kiểu nên còn phức tạp hơn. Phương án tổ chức một kỳ thi là tốt, không nên thay đổi quá nhiều. Việc đưa ra nhiều tiêu chí tuyển sinh, nhiều kỳ thi sẽ gây khó cho học sinh ở những vùng khó khăn. “Việc tổ chức nhiều kỳ thi chưa chắc đã tìm được học sinh tốt nhất. Mấy năm trước đang làm ổn định, tự dưng lại thay đổi là không nên” - cô Dung nhấn mạnh.
Tiến sĩ Lê Việt Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam lại tỏ ý không ủng hộ tổ chức nhiều kỳ thi mặc dù Luật Giáo dục Đại học cho các trường được quyền tự quyết định phương thức tuyển sinh.
Việc đặt ra các kỳ thi không trái luật nhưng có một thực tế không phải trường nào cũng làm được đề thi. Hiện nay, đa số các trường chuyên ngành, có đội ngũ giáo viên dạy các môn chuyên môn nhưng thi vẫn là các môn văn hóa. Các trường hiện nay, không có đội ngũ giáo viên văn hóa đủ năng lực để ra đề thi, làm đề thi, không có đủ chuyên gia giáo dục để tổ chức các kỳ thi theo kiểu đánh giá tư duy, đánh giá năng lực.
Cho nên, để các trường “trăm hoa đua nở”, tự tổ chức kỳ thi chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều vấn đề phức tạp. Việc các trường áp dụng nhiều hình thức tuyển sinh khác nhau và không dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT như mọi năm chắc chắn gây ra sự phiền hà cho người học, cho học sinh. Học sinh muốn thi vào các trường mà mỗi trường mỗi tiêu chí buộc học sinh phải thi nhiều đợt thi là bất cập.
“Việc làm này trái với Nghị quyết 29 của Đảng” - ông Lê Viết Khuyến nhấn mạnh. Theo đó, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) thông qua nêu rõ:
“Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Do đó, ông Lê Viết Khuyến cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải vào cuộc, hướng dẫn các trường sử dụng chung kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT như mọi năm vì quyền lợi của người học chứ không thể thả nổi.
Cũng liên quan đến vấn đề này, Giáo sư Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, việc các trường tuyển sinh dựa vào năng lực của học sinh để phù hợp với các chuyên ngành đào tạo không có gì sai. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là khi tổ chức thi nhiều kỳ thi như đánh giá tư duy, đánh giá năng lực thì liệu công tác ra đề và các khâu tổ chức thi có đảm bảo yêu cầu.
“Đây là vấn đề không hề dễ dàng, năng lực ra đề thi để đánh giá học sinh đòi hỏi có những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này. Nếu tổ chức kỳ thi mà không đạt được chất lượng yêu cầu đề ra thì không có tác dụng. Nói thì rất hay nhưng thực tiễn khi triển khai có đúng như mục tiêu đề ra hay không mới là điều đáng bàn” - Giáo sư Phạm Tất Dong nhấn mạnh.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
Ngày 20/11, tại Phân hiệu Hoành Bồ (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt nam đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) và 64 năm Ngày truyền thống của Trường (20/11/1960 - 20/11/2023) nhằm ôn lại truyền thống tốt đẹp và tri ân các thầy cô giáo.
(CLO) Gần 70 năm xây dựng và phát triển các thế hệ thầy, cô giáo nhà trường đã đem trí tuệ, tâm huyết, tài năng để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Đến nay, Trường Tiểu học Xuân Du (Như Thanh) ngày càng khẳng định được vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung.
(CLO) Những năm học vừa qua chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Vị thế của nhà trường từng bước được khẳng định, đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ đất nước hội nhập và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần xây dựng xã Hợp Thành đạt xã nông thôn mới nâng cao.
(NB&CL) Những giáo viên người địa phương đang ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt trong việc dạy học ở những nơi vùng cao, vùng xa. Lực lượng này ngày một dồi dào và chính họ là những người truyền cảm hứng cho học trò của mình vượt khó, vươn lên để học tập tốt.
(CLO) Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có những chia sẻ xung quanh quá trình xây dựng, những điểm đáng chú ý và mong mỏi đối với Luật Nhà giáo - một dự án Luật dự kiến khi ban hành sẽ khẳng định và giữ vững vị thế, nâng cao vị trí của nhà giáo.
(CLO) Chưa bao giờ, ngành giáo dục được quan tâm nhiều như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ trách nhiệm đặt lên vai cho thầy cô lớn như bây giờ. Trách nhiệm đó chính là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao làm điểm tựa để xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, 100 năm ngày thành lập nước.
(CLO) Sáng nay (20/11), Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Nam Việt đã tổ chức chương trình “Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam” với nhiều hoạt động tri ân và vinh danh đầy ý nghĩa.
(CLO) Từ năm 2021 đến nay, có 17 lượt học sinh dự thi và đoạt huy chương, trong đó có 7 học sinh đoạt huy chương Quốc tế (gồm 3 huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng) - dẫn đầu các tỉnh, thành phố cả nước về số lượng huy chương đạt được.
(NB&CL) Dạy học là một nghề vất vả, dạy học miền núi lại vất vả hơn bội phần. Thế nhưng đã có những người thầy người cô từ bỏ phố thị, đồng bằng lên vùng cao dạy học và gắn bó với những điểm trường lẻ hàng chục năm trời. Câu chuyện dạy học của họ thực sự mang lại cho mỗi chúng ta những câu chuyện truyền cảm hứng, minh chứng cho quan điểm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình!”.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Chúng ta cùng chúc nhau 20/11 thật vui, có thêm sự động viên, nghị lực, tình cảm, từ đó giúp chúng ta mạnh mẽ trong giải quyết công việc và vững chãi, tự tin trong cuộc sống”.