(NB&CL) Trong khi các nhà trường đổi mới công tác tuyển sinh mong tìm được sinh viên có đủ tố chất phù hợp với các chuyên ngành đào tạo thì nhiều giáo viên và người dân lo lắng điều này tạo nên áp lực thi cử, gây tốn kém cho xã hội.
Một lúc tổ chức nhiều kỳ thi
Một điểm mới trong tuyển sinh đại học năm nay đó là việc các trường đại học đa dạng hóa tuyển sinh với nhiều hình thức. Trong đó xuất hiện nhiều kỳ thi làm căn cứ tuyển sinh bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT như Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội, Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Lo ngại khi xuất hiện nhiều kỳ thi tăng sẽ thêm áp lực cho thí sinh, gây tốn kém cho xã hội nhưng chất lượng lại không đạt như mong muốn.
Cùng với sự xuất hiện của nhiều kỳ thi, các nhà trường thay vì dành đa số chỉ tiêu tuyển sinh bằng điểm của Kỳ thi tốt nghiệp THPT thì nay chuyển sang ưu tiên dùng điểm của các kỳ thi mới. Theo PGS. Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội, bài thi đánh giá tư duy diễn ra trong 270 phút, gồm ba phần: Phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu (120 phút). Phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh (90 phút); phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS.
Về kỳ thi đánh giá năng lực, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, những gì kỳ thi tốt nghiệp đã làm thì kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ không làm. Trong kỳ thi đánh giá năng lực, có các phần thi đánh giá nhóm năng lực như sáng tạo, tư duy, vận dụng khoa học tự nhiên, xã hội. Cho nên mục tiêu của hai kỳ thi là khác nhau. Đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội có 3 phần. Căn cứ vào đó, các trường sẽ khai thác, sử dụng trong tuyển sinh.
Bàn về chủ trương công tác tuyển sinh đại học, trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, Bộ đã khuyến cáo các trường khi đưa ra những phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh thì cần đảm bảo sự ổn định, tránh việc gây xáo trộn, biến động lớn ảnh hưởng đến việc học tập và ôn luyện của thí sinh.
“Khi có những thay đổi lớn thì các trường cần thông báo trước với xã hội, dự trù thời gian để thí sinh có thời gian chuẩn bị cho việc ôn luyện. Các tiêu chí tuyển sinh cần phù hợp với ngành đào tạo và phân loại được thí sinh, việc xét tuyển thực hiện trên cùng thang đo, trên một mặt bằng chung nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào, tăng cường cả chất lượng đào tạo, để xây dựng và khẳng định uy tín của nhà trường; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, giảm áp lực cho thí sinh, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo, các vùng miền, khu vực” - bà Thủy nhấn mạnh.
Chỉ mong gọn nhẹ, giảm áp lực thi cử
Liên quan đến việc xuất hiện nhiều kỳ thi bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ tuyển sinh đại học, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, thầy Dương Đình Thọ - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, Hà Tĩnh cho rằng, việc sử dụng kết quả một kỳ thi để tuyển sinh đại học sẽ tốt hơn. Việc tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp cho tốt, đúng với tinh thần thì đó là căn cứ tốt nhất để sử dụng xét tuyển đại học. Còn tổ chức nhiều kỳ thi mà chưa biết chất lượng của các kỳ thi như thế nào thì là điều đáng lo.
“Tổ chức một kỳ thi là đỡ tốn kém, đỡ phiền phức cho học sinh, phụ huynh và các thầy cô, nhất là trong điều kiện dịch bệnh. Việc tập trung thi cử là không nên” – thầy Thọ nhấn mạnh. Đồng quan điểm, cô Đoàn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ, Ninh Bình cũng cho rằng, hiện học sinh đã quen với một kỳ thi, năm nay lại tổ chức nhiều kỳ thi khiến các em học sinh rất hoang mang.
“Kỳ thi kéo dài 270 phút, tổ chức thi nhiều môn, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, vừa trắc nghiệm, vừa tự luận như Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa là quá nặng, không cần thiết. Chúng ta cứ bảo hạn chế dạy thêm, học thêm nhưng giờ tổ chức thi cử thế này sẽ không biết thế nào mà lần. Việc tổ chức nhiều kỳ thi gây khó cho giáo viên và học sinh, gây áp lực lớn. Hiện nay, giáo viên và học sinh không biết học kiểu gì, học như thế nào. Việc nơi đánh giá kiến thức, nơi đánh giá tư duy, nơi đánh giá kỹ năng nên nhà trường và học sinh rất rối” - cô Dung nói.
Theo cô Dung, trước đây, Bộ từng giao tự chủ cho các trường, trường nào lo trường ấy nên đã bộc lộ ra nhiều hạn chế. Giờ chúng ta khắc phục được bằng một kỳ thi, nay lại quay về lối cũ, tổ chức nhiều kỳ thi, mỗi kỳ thi yêu cầu một kiểu nên còn phức tạp hơn. Phương án tổ chức một kỳ thi là tốt, không nên thay đổi quá nhiều. Việc đưa ra nhiều tiêu chí tuyển sinh, nhiều kỳ thi sẽ gây khó cho học sinh ở những vùng khó khăn. “Việc tổ chức nhiều kỳ thi chưa chắc đã tìm được học sinh tốt nhất. Mấy năm trước đang làm ổn định, tự dưng lại thay đổi là không nên” - cô Dung nhấn mạnh.
Lo ngại khi xuất hiện nhiều kỳ thi tăng sẽ thêm áp lực cho thí sinh, gây tốn kém cho xã hội nhưng chất lượng lại không đạt như mong muốn.
Tiến sĩ Lê Việt Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam lại tỏ ý không ủng hộ tổ chức nhiều kỳ thi mặc dù Luật Giáo dục Đại học cho các trường được quyền tự quyết định phương thức tuyển sinh.
Việc đặt ra các kỳ thi không trái luật nhưng có một thực tế không phải trường nào cũng làm được đề thi. Hiện nay, đa số các trường chuyên ngành, có đội ngũ giáo viên dạy các môn chuyên môn nhưng thi vẫn là các môn văn hóa. Các trường hiện nay, không có đội ngũ giáo viên văn hóa đủ năng lực để ra đề thi, làm đề thi, không có đủ chuyên gia giáo dục để tổ chức các kỳ thi theo kiểu đánh giá tư duy, đánh giá năng lực.
Cho nên, để các trường “trăm hoa đua nở”, tự tổ chức kỳ thi chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều vấn đề phức tạp. Việc các trường áp dụng nhiều hình thức tuyển sinh khác nhau và không dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT như mọi năm chắc chắn gây ra sự phiền hà cho người học, cho học sinh. Học sinh muốn thi vào các trường mà mỗi trường mỗi tiêu chí buộc học sinh phải thi nhiều đợt thi là bất cập.
“Việc làm này trái với Nghị quyết 29 của Đảng” - ông Lê Viết Khuyến nhấn mạnh. Theo đó, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) thông qua nêu rõ:
“Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Do đó, ông Lê Viết Khuyến cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải vào cuộc, hướng dẫn các trường sử dụng chung kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT như mọi năm vì quyền lợi của người học chứ không thể thả nổi.
Cũng liên quan đến vấn đề này, Giáo sư Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, việc các trường tuyển sinh dựa vào năng lực của học sinh để phù hợp với các chuyên ngành đào tạo không có gì sai. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là khi tổ chức thi nhiều kỳ thi như đánh giá tư duy, đánh giá năng lực thì liệu công tác ra đề và các khâu tổ chức thi có đảm bảo yêu cầu.
“Đây là vấn đề không hề dễ dàng, năng lực ra đề thi để đánh giá học sinh đòi hỏi có những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này. Nếu tổ chức kỳ thi mà không đạt được chất lượng yêu cầu đề ra thì không có tác dụng. Nói thì rất hay nhưng thực tiễn khi triển khai có đúng như mục tiêu đề ra hay không mới là điều đáng bàn” - Giáo sư Phạm Tất Dong nhấn mạnh.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.
(CLO) Rạng sáng 4/4 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Chelsea giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Tottenham tại giải Ngoại hạng Anh 2024/25, qua đó đòi lại vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng từ tay Man City.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.