(NB&CL) Tác phẩm “Hiếu và Minh” được trao giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 ở thể loại phim tài liệu truyền hình do nhóm tác giả Lê Thị Quỳnh, Mai Xuân Sơn, Đào Quang Phú, Hồ Đình Hai của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa thực hiện.
“Để tạo sức hút, mang đến cho khán giả những điều thú vị, mỗi tác phẩm truyền hình cần thể hiện sức sáng tạo của người thực hiện. Thậm chí phải mang được cá tính riêng của mình vào tác phẩm, mặc dù việc sáng tạo sẽ phải đầu tư thời gian công sức nhiều hơn” - nhà báo Lê Thị Quỳnh chia sẻ khi nhắc đến tác phẩm “Hiếu và Minh”.
Tác phẩm này được trao giải A Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XV - năm 2020 ở thể loại phim tài liệu truyền hình do nhóm tác giả Lê Thị Quỳnh, Mai Xuân Sơn, Đào Quang Phú, Hồ Đình Hai của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa thực hiện.
Nhà báo Lê Thị Quỳnh - Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.
Câu chuyện... không có lời bình
+ Một câu chuyện xúc động về hành trình 10 năm không kể ngày mưa hay nắng, Hiếu đều đặn đưa Minh đến trường trên đôi chân của mình vì Minh bị dị tật bẩm sinh... Tình bạn trong sáng cao đẹp, nghị lực sống và tình yêu thương của hai nhân vật đã lay động lòng người. Nhóm tác giả đã bắt đầu khai thác như thế nào, thưa chị?
- Tôi biết đến “Hiếu và Minh” từ đầu năm 2018 qua người quen, khi đó hai bạn đang học lớp 10, tôi và đồng nghiệp có quay dựng làm một phóng sự hơn hai phút, đây cũng là phóng sự đầu tiên về hai em. Do chỉ quay trong vòng một buổi chiều nên phóng sự cũng chưa có nhiều hình quay đặc sắc. Đến năm 2020 tôi quyết định làm một bộ phim sâu hơn về hai nhân vật này. Tôi cũng trăn trở làm sao để làm mới được câu chuyện mà nhiều người đã xem, đã biết tới. Về sau tôi quyết định triển khai đi sâu vào giai đoạn các bạn chuẩn bị tốt nghiệp THPT bước vào môi trường đại học.
Ngay từ đầu khi viết kịch bản tôi thấy rằng bản thân câu chuyện của hai bạn đã nói lên tất cả, mình sẽ không viết bình luận thêm. Tôi cảm thấy câu chữ nào mình viết lên cũng sẽ là thừa. Vì thế tôi quyết định xây dựng một phim tài liệu mà không có lời bình, các nhân vật tự nói lên câu chuyện, cảm xúc của mình. Chúng tôi xây dựng kịch bản theo hướng tác phẩm bắt đầu từ hiện tại, nghĩ về quá khứ và kết thúc ở hiện tại để từ đó mọi người ngẫm tương lai. Tất cả hình ảnh, âm thanh đều diễn ra như cuộc sống thường ngày, không có sự sắp đặt nào.
+ Để triển khai một bộ phim tài liệu truyền hình mang hơi thở đời sống thường ngày, chắc hẳn là một câu chuyện không hề đơn giản?
- Đúng vậy, khác với tác phẩm đầu năm 2018, bộ phim này chúng tôi đầu tư hơn, các tư liệu trước kia không dùng lại được vì hai năm trước chúng tôi không thực hiện thu tiếng động từ hiện trường để thành một câu chuyện. Trong quá trình tác nghiệp, ngoài hình ảnh từ ngôi nhà, mái trường ở quê nhà còn có nhiều hình ảnh các địa phương khác, nơi có các trường đại học mà các bạn đăng ký xét tuyển vào, nghĩa là phải đi ra tỉnh khác. Đặc biệt là liên hệ với các trường đại học nơi các bạn sẽ vào học, việc này cũng không đơn giản. Để ghi lại cuộc sống thường ngày, chúng tôi mất hơn một tháng để đồng hành cùng hai bạn, vài ngày quay một lần, tận dụng thời gian các bạn rảnh rỗi, hết giờ học.
+ Mỗi một hình ảnh trong phim như chạm đến trái tim khán giả. Sau khi phát sóng, tác phẩm đã có sức lan tỏa như thế nào trong cộng đồng, thưa nhà báo?
- Cả tác phẩm năm 2018 và 2020 sau khi lên sóng đều được nhiều khán giả theo dõi, mọi người khâm phục trước nghị lực của cả hai bạn, đã có nhiều khán giả liên hệ xin thông tin về hai bạn để hỗ trợ. Tôi thấy đó là niềm vui lớn vì công việc của mình đã giúp các bạn được một phần nào đó, các nhân vật trong phim nhận được những lời động viên chia sẻ hỗ trợ từ mọi người và các bạn xứng được nhận điều đó.
Tôi nghĩ đây là một phần của hoạt động báo chí để lan tỏa những câu chuyện nhân văn trong xã hội, nếu tôi không làm thì cũng có nhiều anh chị phóng viên khác sẽ làm. Hiếu đưa Minh tới trường, cứ đều đặn ngày này qua tháng khác, việc này không phải bắt đầu khi các bạn đã trưởng thành mà từ khi các bạn mới học lớp hai, còn rất nhỏ. Bản thân câu chuyện của hai bạn đã được mọi người quan tâm rồi, họ rất đáng để mọi người tôn vinh và ngưỡng mộ, còn tác phẩm của chúng tôi chỉ đơn giản là đưa đến một góc nhìn cho mọi người mà thôi.
Nhà báo Lê Thị Quỳnh cùng đồng nghiệp chụp ảnh lưu niệm khi làm bộ phim tài liệu.
Làm phim truyền hình lắm công phu
+ Hơn một tháng thực hiện bộ phim tài liệu này, chắc hẳn chị và ê-kíp đã có nhiều kỷ niệm đáng nhớ?
- Trong suốt thời gian tôi làm phóng sự này, đã có khá nhiều cảnh về những ngày Hiếu đưa bạn tới trường. Đó là buổi sáng sớm, trưa nắng hè, những ngày mùa đông giá rét, nhưng chúng tôi muốn thể hiện việc Hiếu giúp đỡ Minh không phải là một ngày, một tháng, một mùa mà suốt nhiều năm trời.
Thế nên, trong khoảng thời gian quay phim là mùa hè nắng gắt, chúng tôi còn mất rất nhiều công sức để có được cảnh quay vào ngày mưa gió, phải chờ trời mưa. Có khi tại cơ quan chúng tôi làm việc mưa, nhưng nơi nhân vật ở lại không mưa. Có ngày ở thành phố mưa khi về đến điểm quay thì trời tạnh. Có ngày cả ê-kíp đi đi về về giữa cơ quan và điểm quay 2, 3 lượt chỉ để đợi 1 cơn mưa. Ở trên phim tài liệu cảnh cơn mưa xuất hiện dù vài giây nhưng chúng tôi đã mất vài tuần để ghi hình.
Nhưng đổi lại tôi may mắn vì trong quá trình triển khai nhận được sự phối hợp rất nhiệt tình từ Hiếu, Minh và gia đình, nhà trường nơi các bạn sinh sống, học tập. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ chia sẻ của các anh chị đồng nghiệp, đặc biệt là ban lãnh đạo đài có những động viên góp ý kịp thời.
+ Sau tác phẩm “Hiếu và Minh” chắc chị sẽ có thêm được nhiều kinh nghiệm cho hành trình làm truyền hình sau này?
- Tôi thấy rằng ngoài việc xây dựng kịch bản chi tiết, thì sự hỗ trợ của các đồng nghiệp trong ê-kíp là rất quan trọng, mọi người đều phải hiểu nhau để có sự phối hợp ăn ý với nhau, thống nhất với nhau về kịch bản, cảnh quay. Mọi người đều phải đồng lòng để có thể dễ dàng vượt qua những khó khăn phát sinh, hoàn cảnh không mong muốn, sẵn sàng lên đường bất cứ khi nào.
Bên cạnh đó, khi làm mỗi một tác phẩm truyền hình cần có sự đổi mới về cách làm, tránh đi theo những lối mòn cũ. Để các tác phẩm luôn có sức hút, mang đến cho khán giả những điều thú vị, thể hiện sức sáng tạo của người làm. Thậm chí người làm truyền hình nên mang được cá tính riêng của mình vào từng tác phẩm, mặc dù việc sáng tạo sẽ phải đầu tư thời gian, công sức nhiều hơn.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác như đầu tư, tiêu dùng và các động lực tăng trưởng mới như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, các ngành mới nổi.
(CLO) Tập thơ Giọt sương bên cửa sổ của tác giả Nguyễn Văn A nói lên nhân cách đáng kính trọng của người lính, nói lên một thời đại văn hóa tất cả vì Tổ quốc quyết sinh. Đây là tiếng thơ đáng quý, đáng được sẻ chia, tôn vinh!
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm thứ Hai rằng ông muốn chiến tranh ở Gaza chấm dứt và nghĩ rằng điều đó sẽ sớm xảy ra, khi ông tiếp đón Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng.
(CLO) Theo số liệu Box Office Vietnam sáng 8/4, phim Địa đạo của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã vượt mốc 80 tỷ đồng (tính cả suất chiếu sớm), đưa dòng phim chiến tranh, cách mạng trở lại vị thế vốn có.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có công điện gửi UBND các địa phương về việc đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(CLO) Chuột thường không được xem là loài vật dễ gây thiện cảm - nhưng một chú chuột đặc biệt tên Ronin đang từng bước thay đổi định kiến ấy, nhờ khả năng đánh hơi mìn đáng kinh ngạc.
(CLO) Hình ảnh của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên khi cô đến tham dự sự kiện thời trang của nhãn hàng Dior hồi đầu tháng 3 đã bị thương hiệu này xóa bỏ.
(CLO) Theo kế hoạch ngày 12/4 tới, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức họp để công khai toàn bộ hướng tuyến với nhân dân dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và lập Tổ công tác chuyên về công tác vận động tuyên truyền đến nhân dân về tầm quan trọng của dự án.
(CLO) Bàn thắng trên chấm phạt đền của Trần Gia Bảo ở phút bù giờ cuối cùng của hiệp 2 đã giúp U17 Việt Nam cầm hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Nhật Bản ở lượt hai bảng B U17 châu Á 2025.
(CLO) Sau khi bị phản ánh cung cấp dịch vụ không đúng cam kết, đơn vị khai thác tàu du lịch TALIYA CRUISE – đăng ký kinh doanh tại Hải Phòng, đã phải hoàn tiền cho đoàn khách sử dụng dịch vụ ăn tối trên vịnh Hạ Long.
(CLO) Nhà báo Bùi Tấn Sỹ khẳng định: “Mỗi tác phẩm, người làm truyền hình phải xây dựng kịch bản khác nhau, phải đặt tâm huyết mình vào đó và phải có sức sáng tạo riêng, có điểm nhấn, có nút thắt, có mẫu thuẫn để từ đó tạo ra câu chuyện và nhân vật đầy màu sắc”.
(CLO) Chiến thắng hủy diệt 6-0 của Hàn Quốc trước Afghanistan tối 7/4 đã gián tiếp đưa Indonesia vào tứ kết giải U17 châu Á 2025 và chắc suất dự U17 World Cup, bất chấp còn một trận chưa đấu.
(CLO) Nhà báo Bùi Tấn Sỹ khẳng định: “Mỗi tác phẩm, người làm truyền hình phải xây dựng kịch bản khác nhau, phải đặt tâm huyết mình vào đó và phải có sức sáng tạo riêng, có điểm nhấn, có nút thắt, có mẫu thuẫn để từ đó tạo ra câu chuyện và nhân vật đầy màu sắc”.
(CLO) Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 230 phóng viên thuộc 57 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
(CLO) Vượt qua những tường thuật hời hợt, báo chí dữ liệu đang mở ra một kỷ nguyên mới trong việc khám phá và giải mã thông tin. Theo ông Bùi Công Duyến, Giám đốc Sản phẩm Tòa soạn hội tụ ONECMS, để lĩnh vực này thực sự bứt phá, cần giải quyết bài toán về nhân lực, dữ liệu và công nghệ.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức hội nghị giao ban công tác báo chí, tuyên truyền tháng 3, định hướng công tác tháng 4 năm 2025.
(CLO) Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, hướng tới Đại hội Đảng XIV và xây dựng hình ảnh địa phương.
(CLO) Ngày 4/4, tại Trụ sở Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, số 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Tập đoàn TH tổ chức Hội thảo “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.