Nhà thơ Đào Phi Cường:

“Tôi cho đời Mùa Yêu”

Thứ năm, 26/03/2020 14:03 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dành cả thời tuổi trẻ ở nước Pháp, Đào Phi Cường trở về nước, sống bình dị và làm thơ. Thơ anh là những nỗi lòng, trăn trở và cả bình thản đi qua những biến cố của cuộc đời.

Viết để giảm stress

+ Thơ đến với anh như thế nào?

- Nhà thơ Đào Phi Cường: Thời học sinh cấp 1-2 (1975-1982) chúng tôi hay ra báo tường hằng năm, nếu tôi không nhớ nhầm, báo tường ra vào tháng 11, tháng của các nhà giáo.

Tôi bắt đầu làm những bài thơ đầu tiên về tình bạn, tình thầy cô... Giờ có tìm thấy những bài “thơ” đó cũng không dám đọc lại. Hoặc đọc để được trận cười vui.

Nhà thơ Đào Phi Cường.

Nhà thơ Đào Phi Cường.

Những năm cấp 3, khi mình chưa được gọi là thanh niên cứng, cái tuổi dễ xúc động, nhầm lẫn tình bạn với tình yêu thì tôi bắt đầu làm thơ, tất nhiên cho chính bản thân mình, mỗi khi có cảm tình với ai đó, và đặc biệt khi mùa hoa Phượng về cùng những lời tạm biệt đầu hè.

Quãng thời gian học đại học (1985-1990) tôi vẫn viết thơ, nhưng thực sự, những năm tháng sinh viên làm thơ cũng chỉ để “giải tỏa” khi buồn, khi yêu trộm nhớ thầm.

Lúc đó tôi còn “dám” làm thơ bằng tiếng Pháp nữa. (Cười đỏ mặt)

Thế rồi, năm 1992, tôi đi du học và ở lại làm việc tại Pháp. Thơ văn trong những năm đó như người bạn bên mình khi có nhiều thời gian nhớ nhà, nhớ cuộc sống quê nhà. Đọc để bớt thời gian nhung nhớ. Viết để giảm stress.

+ Nhưng thực sự lúc đó tôi lại hay đọc thơ buồn (Hàm Mặc Tử), thơ tình (Xuân Diệu), Paul Verlaine (thế kỷ 19). Một nghịch lý phải không?

- Nhà thơ Đào Phi Cường: Thế rồi, tôi bắt đầu viết, những câu thơ hơi buồn, kiểu:

“Thuyền anh đi mãi

Với các con sóng

Vô tư

Cuộn dài

Biển khơi

Không bến đợi

Để mặc

Một con sóng

Chơi vơi”

(Tạ từ, Nxb Hội Nhà văn 2019)

À, anh hỏi “thơ đến với tôi như thế nào” nhưng hình như những gì tôi chia sẻ với anh lại trả lời cho câu hỏi tôi đến với thơ như thế nào. Thôi cứ cho là chúng tôi đã đến với nhau.

Năm 2014, một dịp về thăm nhà, tôi may mắn được gặp anh bạn làm ở một nhà xuất bản, chúng tôi nói chuyện thơ văn, tôi có dịp “khoe” những gì tôi đã viết.

Anh bạn đọc vài bài rồi nhận xét “khá nhiều cảm xúc”. Có động lực, tôi mạnh dạn gửi bản thảo đến nhà xuất bản, và cuốn sách “thơ, văn” đầu tiên ra đời.

Những năm tháng định cư xứ người, những lần thăm nhà, những chuyến đi và (nói thật đấy, lý do chính đấy) những tình yêu, hạnh phúc và đổ vỡ làm hồn tôi tìm đến thơ mà làm nơi trú ẩn.

Đừng hỏi tại sao thơ tôi buồn

+ Tại sao anh lại chọn thơ khi có thể viết văn, tôi biết anh viết văn rất tình cảm và sâu lắng?

- Nhà thơ Đào Phi Cường: Thực ra những bài đầu tiên của tôi được đăng báo trong nước hồi học phổ thông là những bài văn xuôi. Tôi vẫn rất thích viết văn xuôi, tản văn.

Tôi không chọn thơ đâu mà đôi khi tôi viết theo cảm xúc, xuống dòng, đặt dấu ít theo “nguyên tắc”, gieo vần theo cảm xúc. Nếu bạn đọc cho đó là thơ thì những bài viết của tôi là... thơ.

Viết thơ hay thực sự khó vô cùng. Tôi viết khi có cảm xúc, khi cảm thấy cô đơn, khi cảm thấy buồn, khi cảm thấy thất vọng về một tình yêu khó, hoặc không thể chạm tay vào.

Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha nhận xét về thơ tôi như một “Phức điệu xa xứ”, và trong thơ tôi “những thương nhớ cứ vút lên, chìm xuống những cung bậc trầm bổng”. Đôi khi tôi cũng “liều” gửi bài đi dự thi đấy.

Tôi đã từng đoạt điểm cao nhất (15/15) của Ban Giám khảo cuộc thi viết văn về đề tài Xuân Quê hương, dành cho những người Việt Nam sống ở nước ngoài. Năm ngoái, tôi cũng đã ẵm một giải bài thơ “Ấn tượng” trong một cuộc thi thơ của nhóm những người yêu văn chương.  Thơ tôi có thể hơi khó đọc và đôi khi nó là sự “giao thoa phong cách và văn hóa để làm nên một người thơ, một giọng thơ khác biệt” (chữ của nhà văn, nhà báo Trịnh Đình Nghi).

+ Anh thấy đời sống hiện nay ứng xử với thơ ca thế nào?

- Nhà thơ Đào Phi Cường: Gặp ai sống bằng nhuận thơ? Chắc chưa. Nhưng tôi gặp rất nhiều người yêu thơ.

Có lẽ cho đến giờ đại đa số bạn đọc vẫn cho rằng nhà thơ là chân không chạm đất, hồn lơ lửng trên mây, tóc bay ngược xuôi không buồn vuốt. Thế nhưng rất rất nhiều người thích làm thơ. Bạn hãy đếm trong số bạn bè chơi các mạng xã hội đi, chắc phải nhân tất cả số đầu ngón tay và ngón chân với bao nhiêu mới có được con số (gần) chính xác số người làm thơ.

Vậy thì thơ vẫn được yêu đấy chứ!

+ Anh thấy không khí thi ca hiện nay thế nào? Anh có tìm được bạn tâm giao cùng chia sẻ đam mê với mình không?

- Nhà thơ Đào Phi Cường: Tôi có một tuổi thơ khá đơn độc, những năm tháng xa quê lại đơn độc hơn, bạn bè người Việt ở Tây đã ít chứ đừng nói bạn thơ.

Thời điểm đến với thơ (muộn) và thời gian ở nước ngoài (khá lâu, 24 năm) có lẽ không cho phép tôi được gần gũi với những người có cùng đam mê.

Có lẽ tôi là người của thời xưa.

Tôi cho đời Mùa Yêu

+ Sắp tới anh có tiếp tục in thơ không hay sẽ phát hành trên mạng như một số bạn nhà thơ khác hiện nay?

- Nhà thơ Đào Phi Cường: Tập thơ “Tạ từ”, Nxb Hội Nhà văn, ra mắt bạn đọc năm 2019 với khoảng 80 bài tôi viết từ thời thanh niên đến nay, đã được bạn đọc yêu mến.

Tôi cảm động, trân trọng và cảm ơn những chia sẻ của bạn đọc. Từ nhiều năm nay tôi vẫn viết thơ, tản văn và vài truyện ngắn. Tôi nghĩ mọi đam mê đều được trả giá. Tôi đã in chung gần chục cuốn tuyển tập thơ, tản văn, truyện ngắn với những bạn viết.

May mắn khá đầy đặn là tôi đang sinh hoạt trong một nhóm văn chương - Quán Chiêu Văn - thu hút hơn 24 nghìn thành viên, có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học... và hằng năm Quán tuyển chọn những tác phẩm văn chương hay để in thành sách giới thiệu ra công chúng.

Dịp Ngày Sách Việt Nam, Quán Chiêu Văn cũng cho ra mắt tập Truyện ngắn chọn lọc thứ ba và tập Tản văn chọn lọc thứ nhất. Các tác phẩm của tôi cũng được lựa chọn in trong những cuốn sách đó.

Bản thân tôi cũng đang đến giai đoạn chuẩn bị “vượt cạn” cho tập Tản văn mang tên “Năm Mùa”.

+ Năm mùa? Lạ nhỉ?

- Nhà thơ Đào Phi Cường: Đời cho ta Đông, Hạ, Thu, Xuân. Còn tôi cho đời (tôi) một mùa nữa. Mùa Yêu.

MẸ

Cha gửi vào khói thuốc cả cuộc đời trĩu nặng

Mẹ đặt xuống hiên nhà chiếc đòn gánh chai lì những vết sẹo trắng đôi vai

Chỉ một tiếng thở dài, nhẹ lắm, vướng vào hương bưởi

Góc sân buồn, rong rêu, chờ ngọn chổi ghé chơi

Xuân chưa qua, mưa hè chưa tới, để nỗi buồn đông dài bám đuổi

Vành nón rách cong cong, chào cơn giông lạc lối

Lọn tóc thưa, bạc, hấp hối bám thời gian

Mẹ cúi đầu, quệt ngang hàng nước mắt, dàn trải vết đau

Đôi gò má cao dìm sâu tròng mắt

Màu nắng cứ đục dần sâu thẳm giếng thơi

Miệng hóm hém nhớ miếng trầu, thèm những tiếng à ơi

Xuân vẫn đó, hoa xoan vẫn rụng Cuộc đời đếm dần vơi từng bước

Mớ rau cải héo, phơi trước thềm, chờ hóa kiếp canh dưa

Tiếng chào hỏi “mẹ ơi” dần thưa

Bàn tay gầy guộc, chân chậm bước, sợ cơn mưa bất chợt

Chiều giấu mặt,

hoa bưởi hờn,

cánh rụng,

trắng sân buồn vắng tiếng cười xưa

Cha gửi lại đời một tiếng thở dài, đứt, giữa đêm mưa

Mẹ nhặt hạt buồn, gói gọn, rao bán, đời hỏi mấy người mua?

- Đào Phi Cường -

Tử Hưng

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa